| Hotline: 0983.970.780

Hai bệnh viện phối hợp lấy dị vật 'kẹt' đường thở bệnh nhi 8 tháng tuổi

Chủ Nhật 28/04/2024 , 12:01 (GMT+7)

TP.HCM Bệnh viện Nhi Đồng 2 phối hợp cùng Bệnh viện Nhi Đồng thành phố lấy dị vật trong đường thở cho bé trai 8 tháng tuổi bằng hệ thống ống soi mềm.

Dị vật là phần cuống của trái xoài được các bác sĩ lấy ra bằng hệ thống ống soi mềm từ thực quản bệnh nhi. Ảnh: BVCC.

Dị vật là phần cuống của trái xoài được các bác sĩ lấy ra bằng hệ thống ống soi mềm từ thực quản bệnh nhi. Ảnh: BVCC.

Bé trai 8 tháng tuổi đang ăn cơm tại nhà và được mẹ cho trái xoài cầm chơi. Bé đưa lên miệng ngậm rồi đột ngột ho sặc sụa liên tục, quấy khóc. Mẹ bé ẵm vác lên vai, vỗ lưng dỗ bé nín dần.

Sau khi thấy con hết ho và không quấy khóc, mẹ cho bé theo dõi tại nhà. Đến sáng, bé khó thở, tím tái và được gia đình đưa đến bệnh viện địa phương, được đặt nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố.

Các bác sĩ tiến hành nội soi phế quản lấy dị vật hai lần nhưng do dị vật nằm sâu trong phế quản thùy dưới bên phải nên việc tiếp cận, lấy dị vật gặp nhiều khó khăn.

Sau khi hội chẩn, lãnh đạo Bệnh viện Nhi đồng 2 đã cử ekip nội soi gồm bác sĩ chuyên khoa hô hấp, tai mũi họng cùng hệ thống nội soi phế quản bằng ống soi mềm và các thiết bị cần thiết để hỗ trợ Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố.

Với sự phối hợp nhịp nhàng của các y bác sĩ hai bệnh viện, dị vật là phần cuống của trái xoài được lấy ra. Hiện, tình trạng của bệnh nhi tạm ổn, đang được các bác sĩ điều trị và theo dõi thêm.

BS.CK2 Lê Thị Thanh Thảo, Phó khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết, dị vật đường thở là một tai nạn nguy hiểm thường gặp ở trẻ em. Đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, bởi đây là lứa tuổi thích khám phá và thường đưa các đồ vật vào miệng, hoặc có thể gặp ở trẻ lớn do bất cẩn trong quá trình sinh hoạt.

Trước đó, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã cứu chữa thành công hai trường hợp trẻ ở tuổi tiểu học bị dị vật đường thở do hít phải các mảnh rời dụng cụ học tập.

Trường hợp đầu tiên là bé gái 7 tuổi, ngụ Bình Dương, trong lúc chơi với anh chị tại nhà, bé cắn phần đầu tẩy xóa trên cây bút mực và vô tình nuốt vào khiến bé bị sặc, ho nhiều, không ói, kèm đau bụng. Thấy bé khó thở tăng dần, sưng vùng cổ mặt nên gia đình đưa đến bệnh viện tỉnh kiểm tra, xử trí ban đầu và tiếp tục chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2.

Ngay lập tức, bệnh nhi được nội soi phế quản lấy dị vật và đặt ống dẫn lưu khí. Gần một tuần điều trị, bệnh nhi ổn định và cho xuất viện.

Tương tự, bé trai 7 tuổi, ở tỉnh Bình Thuận. Trong giờ ra chơi ở trường, bé cùng bạn đùa nhau cắn vào đầu bút bi để lấy phần đầu bấm. Vì bị hít sặc, bé bắt đầu khàn tiếng khó thở, được nhà trường đưa đến cơ sở y tế gần nhất, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2.

Do thanh môn bị tổn thương phù nề nhiều nên việc tiếp cận và đưa dị vật ra gặp rất nhiều khó khăn. Bé đã được các bác sĩ thành công lấy được dị vật, giúp cháu bé vượt qua được nguy kịch. Hiện tại tình trạng em đã được ổn định và tiếp tục theo dõi.

BS.CK2 Lê Thị Thanh Thảo, Phó khoa Hô hấp 1 lưu ý, khi trẻ có biểu hiện hóc dị vật, sau khi thực hiện các bước sơ cứu tại nhà, phụ huynh cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và xử trí kịp thời.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm