| Hotline: 0983.970.780

Thấy gì khi ngân hàng kiện doanh nghiệp?

Thứ Hai 08/10/2012 , 10:01 (GMT+7)

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) vừa có đơn khởi kiện DNTN Tiến Đạt ra TAND TP Sóc Trăng để đòi nợ, từ đây cho một cái nhìn khá cận cảnh về mối quan hệ giữa ngân hàng với doanh nghiệp.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) vừa có đơn khởi kiện DNTN Tiến Đạt ra TAND TP Sóc Trăng để đòi nợ, từ đây cho một cái nhìn khá cận cảnh về mối quan hệ giữa ngân hàng với doanh nghiệp.

Lãi cao, phí nhiều

Đại diện VietinBank ký đơn khởi kiện là bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh, GĐ Chi nhánh VietinBank tỉnh Sóc Trăng. Nguyên nhân kiện, Chi nhánh cho DNTN Tiến Đạt ở TP Sóc Trăng vay tiền nhưng doanh nghiệp không trả được vốn và lãi đúng hạn.

Hợp đồng tín dụng ký ngày 21/11/2011, cho vay tối đa 22,6 tỷ đồng với “lãi suất thả nổi”, thời gian duy trì hạn mức là 12 tháng; lấy tiền theo nhu cầu thực tế và mỗi món vay không quá 6 tháng. Tháng 5/2012, DNTN Tiến Đạt đề nghị “cơ cấu lại thời hạn trả nợ”: Trả một phần nợ, còn lại xin gia hạn thêm 1 năm. Lúc đầu, Chi nhánh đồng ý và cấp mẫu hồ sơ để làm thủ tục, DNTN Tiến Đạt bán nhà trả được khoảng 7 tỷ đồng thì Chi nhánh lại không đồng ý và kiện ra tòa.

Người ký đơn kiện giải thích: Ngân hàng đã nhiều lần cử cán bộ đến yêu cầu chủ doanh nghiệp thanh toán nợ gốc, lãi theo hợp đồng tín dụng nhưng doanh nghiệp không thực hiện. Nên kiện yêu cầu tòa án buộc doanh nghiệp trả nợ, nếu không “đề nghị tòa án ra quyết định phát mãi tài sản bảo đảm nợ vay để thu hồi”. Theo hồ sơ, tài sản thế chấp hơn 32 tỷ đồng.

Theo đơn kiện, DNTN Tiến Đạt còn nợ hơn 18 tỷ đồng, trong đó hơn 16 tỷ đồng nợ gốc, còn lại là “lãi, lãi phạt quá hạn, phí chậm trả lãi”. Chủ DNTN Tiến Đạt là ông Nguyễn Thanh Dũ kể, “lãi suất thả nổi” nên tại thời điểm ký hợp đồng, lãi suất vay là 19,5%, sau đó liên tục tăng, có lúc lên tới 21% và kéo dài khiến “doanh nghiệp vô cùng khó khăn”.


Cơ sở kinh doanh của DNTN Tiến Đạt bên bờ kè làm từ đầu năm 2011 đến nay mới hoàn thành với cầu cảng bị giải tỏa, không còn bến bốc dỡ hàng hóa vận chuyển đường thủy

Doanh nghiệp còn phải chịu “lãi suất phạt quá hạn” tính theo số nợ gốc quá hạn, mức phạt bằng 50% lãi suất vay trong hạn. Bên cạnh, lại bị “phạt chậm trả lãi” với mức 150% lãi suất trong hạn, tính cho số tiền lãi chậm trả.

“Bức xúc hơn là có rất nhiều loại phí”, ông Dũ nói. Có 4 loại phí ghi trong hợp đồng: Phí chậm trả lãi, phí trả nợ trong ngày, phí trả nợ trước hạn, chi phí biến động. Phí trả nợ trong ngày là nếu trả nợ tiền vay ngay trong ngày nhận nợ, thì phải trả cho ngân hàng khoản phí bằng 1% số tiền trả nợ. Trả nợ trước hạn cũng phải trả phí cho ngân hàng với mức do ngân hàng “xét từng trường hợp cụ thể để áp dụng”.

Còn “chi phí biến động” là toàn bộ những chi phí phát sinh thêm cho ngân hàng do sự biến động của chính sách Nhà nước, doanh nghiệp cũng phải chịu.

“Vấn đề pháp lý”

Luật sư Nguyễn Trường Thành nói: “Căn cứ vào quy định nào của pháp luật để ngân hàng phạt chậm trả lãi đối với khách hàng và ấn định nhiều loại phí, trong hợp đồng tín dụng không nêu, là những vấn đề pháp lý và thực tiễn phát sinh rất cần được làm rõ để đảm bảo hài hòa lợi ích hai bên, phát triển sản xuất kinh doanh”.

DNTN Tiến Đạt đang nuôi 8,6 ha tôm sú, đồng thời cung cấp thức ăn thủy sản và dịch vụ cho nhiều hộ nuôi tôm khác. Theo hồ sơ, DNTN Tiến Đạt giao dịch với Chi nhánh VietinBank tỉnh Sóc Trăng từ chục năm trước, luôn thực hiện đúng cam kết nhưng một năm nay thì gặp trục trặc.

Ông Vũ giải thích, do dịch bệnh tôm kéo dài từ năm 2011 sang 2012, các hộ nuôi tôm còn nợ ông hơn 13 tỷ đồng. Bên cạnh, tỉnh Sóc Trăng làm kè bờ sông và nâng cấp con đường nơi DNTN Tiến Đạt mở cơ sở kinh doanh nên hoạt động bị đình đốn. “Không có đường vận chuyển hàng hóa cả đường sông và đường bộ vì cầu cảng bị giải tỏa, không thể bốc dỡ hàng hóa”, ông Vũ nói.

Báo cáo kinh doanh 4 tháng đầu năm 2012 của doanh nghiệp, hàng tồn kho trị giá hơn 10 tỷ đồng, gấp 4 lần cả năm 2011. Trong lúc, tiền trả lãi ngân hàng chiếm gần 64% tổng lợi nhuận. Chi nhánh VietinBank tỉnh Sóc Trăng cho biết, đã hai lần hạ lãi suất cho DNTN Tiến Đạt, lần đầu vào cuối tháng 5/2012 xuống 15,5% và lần sau vào cuối tháng 7 còn 15%.

Tuy nhiên, luật sư Nguyễn Trường Thành, Trưởng văn phòng luật sư Vạn Lý - Cần Thơ, phân tích là lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đang được Chính phủ ưu tiên giãn nợ và hạ lãi suất cho vay xuống 11%.

Xem thêm
Cà phê là mặt hàng nông sản tăng giá mạnh nhất niên vụ 2023 - 2024

Dù sản lượng cà phê xuất khẩu giảm 11,3%, kim ngạch niên vụ 2023-2024 vẫn đạt kỷ lục 5,42 tỷ USD (tăng 33%), trong đó EU nhập khẩu 2 tỷ USD.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Agribank Phú Yên thúc đẩy mở rộng vườn cây ăn trái chất lượng cao

PHÚ YÊN Hiện nay huyện miền núi Sông Hinh đã hình thành các vùng chuyên canh cây ăn trái mang lại thu nhập cao cho nông dân, trong đó có sự tiếp vốn của Agribank.

Độ nóng bất ngờ của căn phòng 3 ngủ tại Hanoi Melody Residences

Căn hộ 3 phòng ngủ (có diện tích từ 95-145m2) tại Hanoi Melody Residences đang được khách hàng rất quan tâm xuống tiền ngay giữa bối cảnh giá thị trường chung không ngừng gia tăng.