| Hotline: 0983.970.780

'Thẻ đeo chống virus' vẫn rao bán tràn lan

Thứ Ba 03/03/2020 , 15:55 (GMT+7)

Thời gian qua, lực lượng chức năng liên tục phát hiện, xử lý hành vi buôn bán thẻ đeo chống virus. Tuy nhiên, loại thẻ này vẫn rao bán công khai trên mạng internet

Các trang mạng “đua nhau” bán thẻ diệt khuẩn

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, trên trang fanpage Facebook Red Door - Hàng Nhật Nội, địa có rao bán sản phẩm thẻ Virus Shut Out với lời quảng cáo có công dụng ngăn ngừa các loại vi khuẩn. Theo quảng cáo trên fanpage, loại thẻ này có xuất xứ từ Nhật Bản. Tuy nhiên, tại quốc gia này, mặt hàng trên đã bị cấm đưa sang nước khác.

“Bên Nhật, thẻ diệt khuẩn mỗi người chỉ được mua 1 chiếc - hôm nay đã cấm không cho mang ra khỏi nước! Thế mà dân ta được dùng mà còn nghi ngờ về chất lượng!

Ở Nhật sử dụng rất phổ biến, cho những người hay chăm bệnh nhân ở bệnh viện; học sinh, sinh viên, người đi làm hay sử dụng phương tiện công cộng, Nhật không làm cái gì vô ích đâu ạ”, trích lời quảng cáo của fanpage Red Door - Hàng Nhật Nội Địa.

Lời quảng cáo trên fanpage Facebook Red Door - Hàng Nhật Nội Địa.

Lời quảng cáo trên fanpage Facebook Red Door - Hàng Nhật Nội Địa.

Cụ thể, một thẻ kháng khuẩn được cơ sở này bán có giá 160.000 đồng và có thể sử dụng trong vòng 30 ngày. Thành phần được giới thiệu có chất tiêu diệt làm sạch vi khuẩn quanh thân và ngăn chặn các chủng cúm thông thường.

Để tìm hiểu rõ hơn thông tin, chúng tôi đã tới địa chỉ số nhà 51 ngõ 24 Đặng Tiến Đông trên fanpage, đây là cửa hàng Red Door - Hàng Nhật Nội Địa. Tuy nhiên, tại cơ sở này, khi chúng tôi hỏi mua thẻ kháng khuẩn như trên fanpage quảng cáo thì người bán hàng tỏ ra khá đề phòng.

“Nhà em hết hàng rồi anh ơi! Hàng đấy nhà em chỉ nhập về mấy cái bán cho khách quen thôi”, người bán hàng này nói.

Tuy nhiên, khi chúng tôi vừa ra cửa thì chính người bán hàng này đã giao 1 túi nilon đựng sản phẩm thẻ Virus Shut Out bên trong và đưa cho một người giao hàng đã đợi sẵn ngoài cửa.

Người bán hàng từ chối bán hàng trực tiếp nhưng lại nhận đặt hàng qua điện thoại, mạng xã hội. Ảnh: QD.

Người bán hàng từ chối bán hàng trực tiếp nhưng lại nhận đặt hàng qua điện thoại, mạng xã hội. Ảnh: QD.

Nhận thấy cửa hàng này có thể nhận đặt hàng mua thẻ qua mạng hoặc điện thoại, chúng tôi đã gọi điện lại để đặt hàng giao nhận tại nhà. Trái với thái độ đề phòng khi khách đến hỏi mua trực tiếp, người bán hàng đã tư vấn rất nhiệt tình về sản phẩm, và tỏ ra khá vội vàng khi liên tục hỏi địa chỉ và số lượng hàng. 

Không chỉ cơ sở trên, một số website, sàn thương mại điện tử như: kyotosho.vn, hangngoainhap.com.vn, shopee,… cũng rao bán các loại thẻ kháng khuẩn, diệt virus với các thương hiệu đến từ Nhật Bản có giá từ hơn 100.000 đồng đến gần 300.000 đồng.

Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Theo đại diện Vụ Trang thiết bị y tế, hiện nay, Bộ Y tế chưa cấp phép lưu hành cho bất kỳ loại thẻ nào có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus như quảng cáo rao bán trên các trang mạng xã hội.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 chưa có khuyến cáo về phương pháp phòng bệnh bằng loại thẻ này. Trên thế giới cũng chưa có quốc gia nào khuyên người dân sử dụng loại thẻ đeo này để phòng ngừa Covid-19.

Một loại thẻ diệt khuẩn, chống virus được rao bán trên mạng.

Một loại thẻ diệt khuẩn, chống virus được rao bán trên mạng.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, thông tin về một số loại thẻ diệt khuẩn trên mạng xã hội đa phần chỉ đề câu khách, bán hàng.

Cụ thể, theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, acid cloric (HClO3) là một acid mạnh, nếu tiếp xúc với bông vải sợi hay da thịt, nó có thể đốt cháy luôn, nên không thể thấm vào thẻ đeo an toàn với da thịt. Còn carbon dioxide chính là khí carbonnic (CO2). Không thể có dạng kết hợp nào giữa natri cloric acid với carbon dioxide mà có tác dụng diệt vi khuẩn, virus, phấn hoa trong không gian, càng không thể đeo thẻ trước cổ để tạo được hàng rào vô hình như quảng cáo.

Được biết, trong thời gian vừa qua lực lượng QLTT, cơ quan chức năng trên cả nước liên tục phát hiện các lô hàng thẻ diệt khuẩn buôn lậu. Điển hình, 17h ngày 19/2, Đội Cảnh sát kinh tế (Công an quận Thanh Xuân) phối hợp đội QLTT số 12 tiến hành kiểm tra đối tượng có biểu hiện nghi vấn đang chào bán hàng tại khu vực cổng chợ thuốc Hapulico 85 Vũ Trọng Phụng.

Lực lượng chức năng phát hiện, xử lý tình trạng buôn bán trái phép thẻ diệt khuẩn, chống virus. Ảnh: QLTT.

Lực lượng chức năng phát hiện, xử lý tình trạng buôn bán trái phép thẻ diệt khuẩn, chống virus. Ảnh: QLTT.

Theo đó, cơ quan chức năng phát hiện số lượng lớn gần 300 thẻ đeo được giới thiệu có tác dụng diệt virus do nước ngoài sản xuất. Qua quá trình kiểm tra, số hàng hóa trên không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, không có kiểm định chất lượng.

Đại diện đội Cảnh sát kinh tế (Công an quận Thanh Xuân) cho hay, số hàng trên được đối tượng Phạm Tiến Mạnh (sinh năm 1997, nguyên quán Thái Nguyên) nhập lậu từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam và quảng cáo trên mạng xã hội có tác dụng làm sạch không khí xung quanh, ngăn chặn vi khuẩn, virus có hại như corona.

Ngày 27/2, Đội Quản lý thị trường số 12 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai) xử phạt 2.000.000 đồng với ông Lương Tấn Dũng, chủ cơ sở kinh doanh Mỹ phẩm Halo nằm trên địa bàn TP. Pleiku vì hành vi chào bán 20 sản phẩm được cho là thẻ đeo diệt virus mang nhãn hiệu Virus Shut Out có xuất xứ Nhật Bản không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm