| Hotline: 0983.970.780

Thêm nguồn tiền giữ rừng

Thứ Ba 31/08/2010 , 10:22 (GMT+7)

Trên 100 quốc gia đã đồng ý về mặt nguyên tắc và bước đầu rút hầu bao trên 100 triệu USD viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam thông qua Chương trình UN-REDD.

Một khu rừng bị dân chặt trồng bắp ở xã GIa Bắc, huyện Di Linh

Trên 100 quốc gia đã đồng ý về mặt nguyên tắc và bước đầu rút hầu bao trên 100 triệu USD viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam thông qua Chương trình UN-REDD.  

UN-REDD (tức là giảm phát khí thải nhà kính thông qua các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng) là một chương trình hợp tác giữa Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) và Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), được thiết lập nhằm hỗ trợ thực thi quyết định của UNFCCC về REDD tại hội nghị COP13 và Kế hoạch Hành động Bali. Chương trình hỗ trợ các nước xây dựng năng lực để giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng. Chương trình toàn cầu được chính thức khởi động vào tháng 9/2008, có tổng số tiền tài trợ 51,7 triệu USD và đến tháng 11/2009 đã có 9 nước tham gia.

TS Phạm Mạnh Cường, Tổng cục Lâm nghiệp, Trưởng nhóm REDD quốc gia cho biết: Tại hội nghị BĐKH Copenhagen (Cop 15) các nước đã đồng ý phải hạn chế mất rừng, duy trì dự trữ lượng cacbon của rừng. Tuy chưa đạt được một hiệp định cụ thể nhưng sau hội nghị nhiều nước phát triển như Pháp, Na Uy đã đưa ra một quy định tạm thời, là thành lập một đối tác để thực hiện thí điểm nội dung này. Và vừa qua, Na Uy đã tổ chức hội nghị REDD, tại đây các nước phát triển đã cam kết viện trợ không hoàn lại 4 tỷ USD để thực hiện thí điểm trong 3 năm đầu.

Cũng theo ông Cường thì Việt Nam đã nhận được 4 triệu USD thuộc pha 1. Tổng cục Lâm nghiệp, cơ quan được Chính phủ giao thực hiện đang tiến hành xây dựng nội dung Đề xuất thí điểm REDD với tổng số tiền là trên 100 triệu USD và sẽ bắt đầu ở một số địa phương đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau. Huyện Di Linh (Lâm đồng) hiện có 11 xã có rừng, với diện tích trên 95 ngàn ha, trong đó rừng phòng hộ chiếm 13.600 ha, rừng SX trên 81.700 ha. Trong những năm trở lại đây, diện tích rừng bị phá không nhỏ chủ yếu để trồng bắp. PGĐ Cty Lâm nghiệp Di Linh Nguyễn Văn Tân, cho biết: “Cty được đã có rất nhiều biện pháp ngăn cản nhưng không hiệu quả”.

Đến thời điểm này chúng ta đã có rất nhiều chính sách để bảo vệ và phát triển rừng. Nhưng chỗ này giữ được, chỗ kia không giữ được. Vả lại, ngân sách dành cho dân giữ rừng, trồng rừng cũng có hạn. Khi REDD được triển khai thí điểm, tổng kết mới tính hỗ trợ dân bao nhiêu tiền/ha. Đây là một chương trình tổng thể, tổng hợp chúng ta hoàn toàn hi vọng là nếu cộng đồng trách nhiệm thì sẽ thành công. - Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Hứa Đức Nhị.
Có mặt tại huyện Di Linh và Lâm Hà (Lâm Đồng), địa điểm được UN-REDD chọn thực hiện dự án, từ chính quyền cho đến người dân đều hết sức phấn khởi khi chương trình được triển khai. Họ khẳng định sẵn sàng từ bỏ tập tục phá rừng làm nương để trồng rừng trên đất trống đồi trọc và giữ rừng nếu được trả tiền để đảm bảo cuộc sống hàng ngày.

Đến tiểu khu 719, xã Gia Bắc, huyện Di Linh, một bức tranh SX của đồng bào dân tộc nơi đây được vẽ lên bởi những mảng rừng xanh xen lẫn với gốc cây bị đốt cháy chưa hết như những bàn chông hướng thẳng lên trời và những nương ngô đang thì con gái. “Mình sinh nhiều con quá, đất thì ít nên nghèo. Phải đốn cây phá rừng trồng bắp thì mới có miếng ăn. Nhưng cũng cực lắm, vẫn đói vì đất ở đây cằn, vài vụ lại phải đi chỗ khác làm. Giờ nếu nhà nước hỗ trợ người dân giữ rừng để dân có thêm thu nhập lo cơm áo ăn hàng ngày thì tốt quá”- một người dân tâm sự.  

Theo Chủ tịch UBND xã Gia Bắc K’Vững thì do khó khăn mà bà con phá rừng làm bắp thôi. Bà con cũng biết là trồng bắp thì thu được 5-6 tấn/ha, nhưng vì mỗi năm chỉ trồng được 1 vụ, nên 8 tháng còn lại là bỏ đất không. Do vậy hiện tượng xói mòn đất, đất bạc màu đi càng làm cho năng suất ngô thấp dần. “Bảo bà con, ngăn bà con phá rừng trồng bắp không được. Phạt bà con thì có nhà có tiền đóng, có nhà chả lấy đâu ra tiền nộp phạt. Nhưng giờ có chương trình này tôi tin mấy năm sau những cánh rừng bị phá trụi sẽ xanh lại như xưa”- Chủ tịch K’ Vững khẳng định.

Xem thêm
Hơn 15 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu

Lũy kế tới 15/4, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nghiệp của Việt Nam đã đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó, có 6 mặt hàng đạt giá trị tỷ USD.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất