| Hotline: 0983.970.780

Thi ca có cách ly với Covid-19?

Thứ Năm 09/04/2020 , 09:36 (GMT+7)

Thi ca từ trái tim nhà thơ bay thẳng tới diễn đàn, thì chẳng có lý do gì để thi ca đứng ngoài dòng chảy nhân loại đang đương đầu với virus corona

Nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên. Ảnh: NVCC.

Nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên. Ảnh: NVCC.

Cách ly xã hội tạo ra những con phố vắng vẻ, những con đường thênh thang. Các hoạt động giao lưu đều tỏa lên mạng. Facebook trở thành nơi phơi bày vui buồn mang nhiều màu sắc hỉ nộ riêng tư. Không gian đại dịch có dành chỗ cho thi ca không? Sôi sục nhất là câu chuyện các giáo viên văn làm thơ chống dịch, còn các nhà thơ đích thực đã bị cách ly với Covid-19 chăng?

Trong những hoàn cảnh trớ trêu, thi ca được xem như thể loại nghệ thuật có tính xung kích bậc nhất. Vì thi ca không cần quá nhiều đạo cụ hỗ trợ như điện ảnh, sân khấu hoặc âm nhạc. Thi ca từ trái tim nhà thơ bay thẳng tới diễn đàn, thì chẳng có lý di gì để thi ca đứng ngoài và đứng xa dòng chảy nhân loại đang đương đầu với virus corona.

Nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên thời thanh xuân từng bừng bừng nhiệt huyết “Em muốn giang tay giữa trời mà hét”, nên giờ đây ở nhà tránh dịch thì nặng trĩu tâm tư: “Ly cà phê mỗi sáng dần mất đi hương vị/ khi tôi nghe những hồi kèn xe cấp cứu hú vang/ đâu đó trong thành phố lại nhốn nháo vì người nhiễm bệnh người cách ly/ nắng vẫn vàng hoa hồng vẫn nở/ mà ngày sao quá buồn…/ Tôi nhớ phố nhớ bạn/ nhớ những mặt người không khẩu trang/ cười cười nói nói/ không khoảng cách hai mét/ cái ôm ấm áp khi gặp mặt khi chia tay/ những bữa hẹn hò quán xá/ nói đủ thứ chuyện/ không có ánh mắt nghi kỵ tìm tòi/ ai sẽ mang trong người mầm bệnh…/ Chưa bao giờ tôi mong ước sự bình yên/ cho mọi người quanh tôi như bây giờ/ phát giác hóa ra mình vẫn sống rất vô tư rất ích kỷ với những nỗi buồn bé mọn/ phát giác cuộc sống còn nhiều điều mình cần khám phá dù mình đã già/ phát giác mình cần nhiều tha thứ…”.

Nhà thơ Lê Xuân Đố. Ảnh: NVCC.

Nhà thơ Lê Xuân Đố. Ảnh: NVCC.

Nhà thơ Lê Xuân Đố phải hoãn ra mắt tập thơ “Chúc phúc lá xanh” mới in xong tháng 3/2020, đã nhận diện đại dịch bằng ánh mắt khác: “Ta không thấy nhưng giặc có ở mọi nơi…/ Giặc vô hình không lên tiếng/ Dạy chúng ta im lặng/ Im lặng cách ly nhau/ Im lặng dồn ta về xó nhà/ Ôi, ai đã từng quên tổ ấm…”.

Ngược lại, nhà thơ Trịnh Công Lộc dùng tinh thần “chống dịch như chống giặc” để đăm chiêu: “Chiến tuyến, chưa bao giờ/ Từng chiếc khẩu trang/ Từng bánh xà - phòng/ Mỗi lọ nước rửa tay/ Giãn cách và cách ly/ Cũng là vũ khí/ Những binh đoàn áo trắng tiền phương”.

Nhà thơ thường ngại chạy theo phong trào hoặc hô hào sáo rỗng. Vì vậy, những dòng thơ viết giữa mùa Covid-19 có rất nhiều đắn đo. Có người sáng tác về Covid-19 nhưng ngại công bố vì e ngại tác phẩm chưa đủ độ chín, chưa đủ chiều sâu.

Nhà thơ Đặng Huy Giang. Ảnh: NVCC.

Nhà thơ Đặng Huy Giang. Ảnh: NVCC.

Chỉ vài nhà thơ tiên phong giới thiệu thơ phản ứng trước đại dịch, cũng đủ giúp công chúng đồng cảm. Ví dụ, nhà thơ Đặng Huy Giang viết: “Chẳng đi đâu cả/ Ở nhà một mình/ Bình mình, hoàng hôn/ Bỏ ngoài rèm cửa/ Niềm vui, nỗi buồn/ Để ngoài mong nhớ…/ Dịch như nỗi sợ/ Mới đấy mà kia/ Như đã như chưa/ Như không như có/ Như đi như ở/ Tháng ngày dây dưa…”

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm