| Hotline: 0983.970.780

Thị trường lao động đang tiếp tục duy trì đà phục hồi

Thứ Hai 24/04/2023 , 15:35 (GMT+7)

Trong quý I/2023, thị trường lao động Việt Nam duy trì đà phục hồi, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm, chuyển dịch cơ cấu lao động theo chiều hướng tích cực.

Duy trì đà phục hồi

Đánh giá về thị trường lao động thời gian qua, bà Nguyễn Hải Yến, Trưởng phòng Thị trường lao động – Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, khi đại dịch COVID-19 xảy ra, thị trường lao động đã bị tác động nặng nề, có thời điểm nguồn cung lao động suy giảm nghiêm trọng, có hơn 30 triệu lao động (tương đương 58,36% lực lượng lao động) bị mất việc làm; phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên; giảm giờ làm, giảm thu nhập,…

Bà Nguyễn Hải Yến, Trưởng phòng Thị trường lao động – Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH). Ảnh: Nam Khánh.

Bà Nguyễn Hải Yến, Trưởng phòng Thị trường lao động – Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH). Ảnh: Nam Khánh.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2022 với các chính sách và giải pháp đồng bộ của nhà nước, thị trường lao động Việt Nam đã dần phục hồi trong năm 2022 và quý I năm 2023. Cụ thể:

Trong quý I/2023, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 52,2 triệu người, tăng 88,7 triệu người so với quý trước và tăng hơn 1 triệu người so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 68,9% (tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước).

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo chiều hướng tích cực, giảm tỷ lệ trong khu vực nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong khu vực công nghiệp, dịch vụ.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ quý I năm 2023 là 26,4%  (cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước). Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý I năm 2023 là 51,1 triệu người, tăng 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân của người lao động quý I năm 2023 là 7,0 triệu đồng, tăng 640 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2022.

Cùng với đà phục hồi của thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm trong quý I/2023 đều giảm. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 1,05 triệu người, giảm 34,6 nghìn người so với quý trước và giảm 65,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2023 giảm 0,07% so với quý trước và giảm 0,21% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi giảm 1,07% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn.

“Quý I/2023 có gần 294 nghìn lao động nghỉ giãn việc, gần 149 nghìn lao động bị mất việc làm, đa số ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tập trung ở các ngành da giày, dệt may, sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử và chủ yếu tập trung ở một số tỉnh có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất như Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang,...Tuy nhiên, nhìn tổng thể, thị trường lao động Việt Nam vẫn đang tiếp tục duy trì đã phục hồi”. Bà Yến đánh giá.

Bất cập và hạn chế

Theo bà Yến, chất lượng cung lao động hiện nay chưa đáp ứng cho cầu lao động của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập. Hiện có khoảng 38,1 triệu người lao động chưa qua đào tạo từ sơ cấp trở lên, trên cả nước mới chỉ có 26,4% người lao động đã qua đào tạo, có bằng, chứng chỉ.

Cầu lao động của nền kinh tế cũng chưa đủ "hiện đại", chưa có đủ việc làm bền vững. Trong tổng số 51,1 triệu người lao động đang làm việc hiện nay có 13,8 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, gần 33 triệu lao động có việc làm phi chính thức.

Thị trường lao động vẫn có hiện tượng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ và có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, khu vực, ngành nghề kinh tế, cơ chế kết nối cung - cầu và tự cân bằng của thị trường còn yếu.

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên còn cao, tỷ lệ này trong quý I năm 2023 là 7,61%, có hơn 1,5 triệu thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo (chiếm 11,7% tổng số thanh niên) và tỷ lệ này ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị (12,7% so với 10,3%); tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng  là 4,5% (có dấu hiệu tăng ở quý I năm 2023).

Trong tổng số 51,1 triệu người lao động đang làm việc hiện nay có 13,8 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Ảnh: Hoàng Vũ.

Trong tổng số 51,1 triệu người lao động đang làm việc hiện nay có 13,8 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Ảnh: Hoàng Vũ.

Giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động

Xác định những điểm còn hạn chế của thị trường lao động hiện nay và những yếu tố cần ưu tiên thúc đẩy thị trường lao động trong thời gian tới, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 06/NQ-CP về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội.

Nghị quyết số 06/NQ-CP thể hiện rõ quan điểm, mục tiêu của Chính phủ trong việc phát triển thị trường lao động. Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại và bền vững, tạo việc làm có năng suất cao; thực hiện đột phá phát triển nguồn nhân lực, đầu tư mạnh mẽ vào vốn con người, trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài; đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp, nâng tầm kỹ năng lao động, phổ cập nghề cho lực lượng lao động, đặc biệt là lao động trong khu vực phi chính thức; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng và chủ động thích ứng với xu hướng già hóa dân số.

Theo đó, tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, phát triển kỹ năng của người lao động. Trước tiên, cần rà soát, đánh giá nhu cầu nhân lực theo từng ngành, lĩnh vực, từng vùng để kịp thời kết nối việc cung ứng nhân lực. Đặc biệt là đánh giá nhu cầu nhân lực của các nhà đầu tư nước ngoài đã có dự án và đang nghiên cứu đầu tư vào Việt Nam.

Tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong kết nối giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp; thí điểm mô hình đào tạo tại doanh nghiệp, trong khu công nghiệp bảo đảm phù hợp đối với đặc điểm, tính chất của công nhân lao động và điều kiện sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI và mô hình hội đồng kỹ năng nghề các cấp.

Ngoài ra, cũng cần thiết lập mạng lưới thông tin của những người lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về để thu hút vào làm việc cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Tăng cường đầu tư, phát triển các ngành kinh tế tạo nhiều việc làm bền vững. Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển bền vững theo hướng nâng cao chất lượng, tạo nhiều việc làm mới có năng suất, chất lượng cao.

Tăng cường đầu tư nguồn lực cho các chương trình, đề án tạo nhiều việc làm bền vững, nhất là việc làm năng suất cao; nghiên cứu đề xuất các chính sách để hỗ trợ tuyển dụng và sử dụng các nhóm lao động đặc thù, lao động yếu thế, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo tham gia thị trường lao động, có việc làm bền vững. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tăng hiệu quả đào tạo nghề, tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ.

Thời gian tới Chính phủ đặt ra mục tiêu phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội.  

Thời gian tới Chính phủ đặt ra mục tiêu phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội.  

Tăng cường các nguồn tín dụng để thúc đẩy tạo việc làm mới, sáng tạo, chất lượng cao, bền vững; việc làm xanh; việc làm cho đối tượng yếu thế, vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số; ưu tiên bố trí vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội có đủ nguồn lực triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho người lao động, góp phần phát triển thị trường lao động bền vững.

 Có chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình đăng ký thành lập và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp để thu hút, sử dụng lao động chính thức, chuyển dần lao động phi chính thức sang lao động chính thức.

Xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động, hệ thống quản trị thị trường lao động hiện đại, minh bạch có kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác để quản trị được tình trạng lao động, việc làm của người lao động từ khi bắt đầu tham gia thị trường lao động, làm cơ sở xây dựng và tổ chức triển khai các chính sách về lao động, việc làm, an sinh xã hội.

Hỗ trợ phát triển lưới an sinh và bảo hiểm cho người lao động. Đa dạng hóa các gói dịch vụ an sinh xã hội cung cấp cho người lao động về hình thức, phương thức, mức đóng góp và mức hưởng thụ; đơn giản hóa thủ tục hành chính và xây dựng cơ chế cung cấp các hỗ trợ hành chính và pháp lý cần thiết cho người lao động tham gia các chương trình an sinh tự nguyện…

Bên cạnh tập trung nguồn lực để phát triển các yếu tố của thị trường lao động đồng bộ, hiện đại thì Chính phủ cũng đưa ra các giải pháp để tạo hành lang pháp lý, nâng cao năng lực trong việc tổ chức, vận hành thị trường lao động.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm