| Hotline: 0983.970.780

Thị xã Giá Rai: Mô hình tôm lúa mang lại giá trị kinh tế bền vững

Thứ Bảy 21/01/2023 , 14:18 (GMT+7)

Bạc Liêu Thị xã Giá Rai (Bạc Liêu) nhân rộng mô hình lúa tôm với diện tích hơn 7.000 ha, chủ trương này được nhân dân đồng tình ủng hộ nhờ giá trị bền vững.

Ông Huỳnh Thanh Toàn, Trưởng phòng Kinh tế TX Giá Rai thăm mô hình lúa tôm tại xã Phong Thạnh Đông. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Huỳnh Thanh Toàn, Trưởng phòng Kinh tế TX Giá Rai thăm mô hình lúa tôm tại xã Phong Thạnh Đông. Ảnh: Trọng Linh.

Hiện nay, mô hình sản xuất lúa tôm đã được chuyển đổi trên địa bàn các xã, phường của TX Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Đây là mô hình hiệu quả kinh tế bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH). Những năm qua việc khuyến khích người dân áp dụng mô hình này được UBND TX Giá Rai quan tâm chỉ đạo đã giúp người dân có thu nhập ổn định. Trong năm 2023, UBND thị xã Giá Rai tiếp tục chỉ đạo các xã nhân rộng mô hình lúa tôm với diện tích hơn 7.000 ha và chủ trương này được bà con ủng hộ.

Ông Huỳnh Thanh Toàn, Trưởng phòng Kinh tế TX Giá Rai, cho biết: Hiện nay, TX Giá Rai có diện tích canh tác lúa tương đối lớn, nếu không chủ động được nguồn nước phục vụ cho sản xuất thì người dân sẽ bị thiệt hại nặng nề. Những năm trước đây tình hình khô hạn hoặc ngập úng thường xuyên xảy ra gây thiệt hại cho người dân. Mùa khô năm 2021 - 2022 tình hình hạn mặn ít xảy ra hơn do đã chủ động được nguồn nước.

Thị xã Giá Rai có hơn 30.000 ha đất sản xuất, trong đó có hơn 7.600 ha đất trồng lúa còn lại là nuôi trồng thủy sản. Trong những năm qua mô hình lúa tôm được nông dân trên địa bàn áp dụng với diện tích hơn 3.000 ha. Năm 2022 vừa qua diện tích tăng lên hơn gấp đôi do hiệu quả mô hình lúa tôm rất khả quan, thu nhập từ 80-100 triệu đồng/ha/năm.

Lúa tôm được xem là mô hình hiệu quả thích ứng với BĐKH nhất hiện nay tại ĐBSCL. Ảnh: Trọng Linh.

Lúa tôm được xem là mô hình hiệu quả thích ứng với BĐKH nhất hiện nay tại ĐBSCL. Ảnh: Trọng Linh.

Hầu hết nông dân áp dụng mô hình 1 vụ tôm 1 vụ lúa xen canh, có nơi kết hợp nuôi tôm càng xanh, nuôi cá kèo trong vùng lúa. Điều đặc biệt của mô hình lúa tôm là không dùng thuốc thú y thủy sản trị bệnh cho tôm mà sử dụng biện pháp sinh học. Cây lúa cũng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vì vậy mô hình cho sản phẩm lúa sạch, tôm sạch.

Trong năm 2022 vừa qua, UBND TX Giá Rai đã mở rộng mô hình lúa tôm ở xã Phong Tân lên đến gần 1.500 ha. Nhiều nông dân đã từng áp dụng mô hình xen canh lúa tôm cho rằng khi chuyển qua canh tác tôm lúa đời sống kinh tế ổn định hơn trước rất nhiều. Chi phí sản xuất vụ lúa chỉ bằng 70 – 80% so với trước nhưng sản lượng lại cao hơn.

Ông Phạm Văn Bảy, nông dân ở xã Phong Tân cho biết: "Nếu làm mô hình lúa tôm trúng lãi khoảng 100 triệu đồng/ha, nếu dở thì cũng 60-70 triệu đồng/ha". Nông dân Phạm Văn Hữu ở xã Phong Tân thì chia sẻ: “Nuôi theo mô hình này lúa trúng và nuôi tôm cũng trúng”.

Diện tích mô hình lúa tôm tăng theo từng năm bởi giá trị kinh tế bền vững. Ảnh: Trọng Linh.

Diện tích mô hình lúa tôm tăng theo từng năm bởi giá trị kinh tế bền vững. Ảnh: Trọng Linh.

Anh Lương Văn Út ở ấp 18, xã Phong Thạnh A cho biết: "Từ khi thực hiện mô hình tôm lúa kinh tế vững hơn trước. Tôi nuôi tôm đã được hơn 12 năm, hồi trước có năm trúng năm thất, nhưng từ khi thực hiện mô hình tôm lúa thì hiệu quả kinh tế ổn định hơn, đời sống bà con ở đây cải thiện hơn".

Ông Lương Văn Khương, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Tân, cho biết: Thực hiện chỉ tiêu của thị xã giao cho xã là 1.000ha, nhưng năm 2022 xã thực hiện đạt trên 1.000ha. Mô hình này mang lại hiệu quả rất cao nhất là các giống ST24, ST25. Các giống này phù hợp với mô hình lúa tôm, năng suất cao mà giá cả cũng hợp lý, hơn nữa đất được cải tạo phù hợp cho vụ sau để nuôi tôm.

Ông Đỗ Minh Thắng, Chủ tịch UBND TX Giá Rai kiểm tra mô hình lúa tôm trên địa bàn. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Đỗ Minh Thắng, Chủ tịch UBND TX Giá Rai kiểm tra mô hình lúa tôm trên địa bàn. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Đỗ Minh Thắng, Chủ tịch UBND TX Giá Rai, đánh giá: Mô hình canh tác lúa tôm rất thân thiện môi trường. Dễ áp dụng giải pháp quản lý tổng hợp, giảm nhu cầu sử dụng hóa chất trong sản xuất lúa ít gây hại đến môi trường tự nhiên. Mô hình này sản xuất ra nhiều sản phẩm, ngoài sản phẩm chính là lúa và tôm còn có thể tận dụng để xen canh các loại cây trồng, thủy sản khác. Vì vậy nó bền vững hơn về mặt kinh tế và hiệu quả đầu tư, ổn định và tăng thu nhập cho người sản xuất trước những biến động giá cả thị trường.

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Mưa dông khiến nhiều diện tích sầu riêng bị gãy đổ, rụng quả la liệt

Những cơn mưa dông đầu mùa đã khiến nhiều diện tích sầu riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị gãy đổ, quả rụng la liệt trước sự bất lực của người dân.

Lúa cỏ có ảnh hưởng đến ngành lúa gạo Việt Nam?

Cần xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về 'Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam'.