| Hotline: 0983.970.780

Thiên tai là nỗi ám ảnh với người dân vùng cao

Thứ Hai 20/11/2023 , 06:26 (GMT+7)

4 người chết, 2 người bị thương cùng nhiều tài sản bị thiệt hại, thiên tai vẫn là nỗi ám ảnh với nhiều hộ gia đình ở vùng cao nguyên đá Hà Giang.

Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân xã Ngàm Đăng Vài, huyện Hoàng Su Phì, khắc phục hậu quả của thiên tai gây ra. Ảnh: Đào Thanh.

Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân xã Ngàm Đăng Vài, huyện Hoàng Su Phì, khắc phục hậu quả của thiên tai gây ra. Ảnh: Đào Thanh.

Người dân thôn Ngàm Đăng Vài 1, xã Ngàm Đăng Vài, huyện Hoàng Su Phì vẫn còn ám ảnh bởi trận mưa lớn diễn ra đêm 4, sáng 5/7. Trận mưa ấy đã cướp đi sinh mạng của 2 người dân trong làng đó là ông Lý Văn Thắng (sinh năm 1962) và bà Vàng Thị Thưởng (sinh năm 1966). Nguyên nhân do nhà bị sạt lở, đất đá vùi lấp.

Anh Lý Văn Sình, con trai ông Thắng nhớ lại. Hôm đấy mưa lớn khiến đất đá trên núi bỗng dưng ào ào đổ xuống, anh vội vã ôm 2 đứa con nhỏ của mình lao ra khỏi nhà. Chưa kịp quay lại hỗ trợ bố mẹ thì đất đá đã đổ sập xuống nhà. Dù ngay sau đó được người dân trong thôn tìm mọi cách đưa bố mẹ anh ra khỏi đống đổ nát nhưng bất lực.

Ông Nguyễn Văn Sửu, Bí thư Đảng ủy xã Ngàm Đăng Vài cho biết, trận mưa lớn dịp tháng 7 đã cướp đi tính mạng 2 người dân trên địa bàn xã. Ngay sau khi biết thông tin, chính quyền các cấp đã hỗ trợ gia đình khắc phục hậu quả và an táng người mất. Đồng thời huy động các nguồn quỹ cùng các lực lượng xây dựng lại ngôi nhà mới cho gia đình anh Sinh ở nơi an toàn hơn; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi để anh Sình tăng gia sản xuất ổn định lại đời sống.

Ngàm Đăng Vài là xã miền núi, thường xuyên có lũ ống, lũ quét, dễ gây sạt lở nên chính quyền địa phương luôn tuyên truyền vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng chống đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản. Thế nhưng là xã miền núi nghèo, đời sống còn nhiều khó khăn nên công tác di dân khỏi vòng nguy hiểm còn gặp nhiều khó khăn. Theo rà soát, hiện nay xã còn 4 hộ đang ở trong vùng nguy hiểm và được vận động, hỗ trợ đến nơi ở mới an toàn hơn.

Từ đầu năm đến nay đã có 758 ngôi nhà ở Hà Giang bị hư hỏng do thiên tai gây ra. Ảnh: Đào Thanh.

Từ đầu năm đến nay đã có 758 ngôi nhà ở Hà Giang bị hư hỏng do thiên tai gây ra. Ảnh: Đào Thanh.

Giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, UBND xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ đã triển khai cho hơn 1.000 hộ dân tại 8/8 thôn ký cam kết chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống thiên tai; thực hiện buộc néo mái nhà bằng đinh, dây thép để hạn chế tốc mái khi có mưa to kèm gió lớn. Đối với những khu vực xung yếu, độ dốc lớn mà có hộ dân sinh sống, chính quyền xã chủ động đến tận nhà vận động người dân di chuyển đến nơi ở mới đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.

Ông Hạng Mý Ngọc, Phó Chủ tịch UBND xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ cho biết, chủ động các biện pháp phòng chống thiên tai, UBND xã hướng dẫn các hộ dân đang sinh sống tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, khu vực ven sông, suối... di chuyển đến nơi an toàn, nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không được chủ quan lơ là. Khi có mưa lớn kéo dài, UBND xã chỉ đạo xuống các thôn khuyến cáo cho người dân không qua lại các khu vực nguy hiểm, khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở cao. Và sẵn sàng phương án “4 tại chỗ” để kịp thời ứng phó khi có thiệt hại do thiên tai gây ra.

Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang, từ đầu năm đến nay thiên tai diễn ra trên địa bàn tỉnh này đã khiến 4 người chết, 2 người bị thương; 758 ngôi nhà bị sập đổ. Thiên tai cũng khiến 347ha lúa, hơn 5.600ha ngô, 51ha cây lâm nghiệp bị đổ gẫy, hư hỏng; nhiều công trình công cộng như giao thông, trường học, trạm y tế bị ảnh hưởng. Tổng mức thiệt hại do các đợt thiên tai gây ra từ đầu năm đến nay tại tỉnh Hà giang lên đến 511 tỷ đồng.

Ông Lê Anh Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Hà Giang cho biết, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra, trước mùa mưa lũ, ngành chức năng của tỉnh Hà Giang tiến hành kiểm tra, sà roát đảm bảo an toàn công trình hồ đập, hồ chứa thủy lợi; chủ động theo dõi, đôn đốc các ngành và địa phương xây dựng và thực hiện phương án phòng chống thiên tai theo chỉ đạo của UBND tỉnh; tổ chức tuyên truyền cho người dân về công tác phòng chống và ứng phó với thiên tai; tiến hành rà soát các hộ dân trong vùng nguy hiểm có nguy cơ sạt lở cao cần di dời đến nơi ở mới đảm bảo an toàn, đồng thời triển khai, sử dụng có hiệu quả bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt, sạt lở đất.

Xem thêm
Đề nghị kỷ luật loạt cán bộ dính vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật các ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái, Phạm Thái Hà... do liên quan vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Nông nghiệp Hà Nội được nhiều người biết đến nhờ thông tin tuyên truyền

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, ngành nông nghiệp của Thủ đô năm 2023 đã đạt tốc độ tăng trưởng 2,74%.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.