| Hotline: 0983.970.780

Thịt mát không phải thịt đông lạnh

Thứ Hai 06/08/2018 , 10:05 (GMT+7)

Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản - Nafiqad (Bộ NN-PTNT) đang hoàn thiện dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) về sản phẩm thịt mát trước khi tổ chức hội thảo lấy ý kiến lần cuối vào thời gian tới. 

Vậy thịt mát cần được hiểu như thế nào cho đúng?

Sản phẩm thịt mát mới manh nha hình thành tại Việt Nam trong thời gian gần đây, nhưng chủ yếu vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún tại một vài chuỗi thịt sạch quy mô nhỏ. Tuy còn khá mới mẻ với Việt Nam, nhưng các nước phát triển như Mỹ, EU, Nhật, Hàn… sản phẩm thịt mát đã được người tiêu dùng sử dùng phổ biến từ hàng chục năm qua và phần lớn thịt bán tại cửa hàng, siêu thị ở các nước kể trên là thịt mát.

09-36-04_lo-mo-cp-mt-vinh-nh
Thịt mát là xu hướng của thế giới

Tuy nhiên, phải nhấn mạnh lại rằng, thịt mát ở đây khác hoàn toàn với các sản phẩm thịt đông lạnh đang được bán phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Thịt mát không chỉ đơn thuần đem thịt bỏ vào tủ đá, tủ đông cho cứng lại mà nó có quy trình, tiêu chuẩn khá khắt khe từ giết mổ tới nhiệt độ và ATTP.

Theo dự thảo thịt mát của Nafiqad, thịt mát theo các quy trình sản xuất phổ biến trên thế giới là thân thịt ngay sau khi giết mổ được qua quy trình làm mát để hạ nhiệt độ tâm thịt đến nhiệt độ từ 0 - 4oC trong một thời gian nhất định (khoảng 16 - 24 giờ cho thịt lợn) để cho trạng thái của thịt chuyển sang giai đoạn chín sinh hóa (Aging) sau đó mới được đem đi pha lọc và tiếp theo toàn bộ quá trình vận chuyển, bảo quản, phân phối sản phẩm đều đảm bảo tiến hành ở điều kiện nhiệt độ từ 0 - 4oC.

Quá trình bảo quản này giúp ức chế hoạt động của hệ vi sinh vật trên miếng thịt trong khi đó vẫn đảm bảo các quá trình sinh hóa của thân thịt (chết mềm, tê cứng, chín sinh hóa) diễn ra và đảm bảo miếng thịt tới tay người tiêu dùng ở trạng thái sinh hóa tốt nhất mà vẫn đảm bảo ATTP. Cách thức sản xuất, bảo quản và kinh doanh dạng thịt lợn này đã rất phổ biến từ lâu và được chuẩn hóa trên thế giới (chilled meat).

Ngoài ra, với quy trình làm mát được kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm không khí và chuỗi bảo quản, phân phối trong điều kiện mát làm cho sản phẩm thịt mát có những đặc tính chất lượng đặc trưng ưu việt của quá trình chín sinh hóa như làm thịt mềm, tăng hương, vị cho miếng thịt tăng khả năng tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Chế độ bảo quản mát cũng giúp đảm bảo tính ATTP cao với thời gian sử dụng kéo dài so với thịt tươi tức thịt nóng (warm meat).

Còn với sản phẩm thịt lạnh đông. Thực tế hiện nay Việt Nam đã có TCVN 7047:2009 về thịt lạnh đông với yêu cầu kỹ thuật được cấp đông và bảo quản lạnh đông với nhiệt độ tâm sản phẩm không cao hơn âm 120oC. Nhưng trên thực tế các cơ sở SXKD chưa tuân thủ đầy đủ đúng quy trình cấp đông được khuyến cáo bởi cách làm phổ biến là đem thịt ấm mới giết mổ bỏ vào tủ đá, tủ đông.

Cũng như thịt cấp mát, sau khi kết thúc công đoạn trong phòng lạnh từ 12 - 24 tiếng, thịt gia súc, gia cầm được làm lạnh sâu và đột ngột ở nhiệt độ âm 25oC để trở thành thịt lạnh đông. Việc làm lạnh đột ngột giúp thịt cấp đông giữ nguyên được chất lượng, hương vị và giá trị dinh dưỡng và thời gian bảo quản tương đối dài.

09-36-04_nh-1-thit-mt-eu
Sản phẩm thịt mát bán tại siêu thị châu Âu

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường chia sẻ, để ngành chăn nuôi phát triển bền vững bắt buộc phải xây dựng được tiêu chuẩn thịt mát, bởi đây là cánh cửa quan trọng kiểm soát khâu vệ sinh ATTP cũng như để sản xuất hàng hóa theo lô quy mô lớn. Điển hình là vào chuồng một lứa, bán và giết mổ theo lô thay vì cách giết mổ truyền thống ngày một vài con khiến giá thành tăng, chi phí tăng, kiểm soát khó.

Theo tìm hiểu của ông Tạ Văn Tường, tại các nước phát triển hiện đang bày bán phổ biến 2 dòng thịt, đó là thịt mát (chilled meat) và thịt lạnh đông (frozen). Trong đó, thịt mát (chilled meat) là sản phẩm có ưu điểm chất lượng tốt nhất, cao nhất, ưu việt nhất hiện nay, thời gian bảo quan từ 7 - 15 ngày.

Chính vì nhận thấy lợi ích to lớn của thịt mát, khi con làm Giám đốc Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội, ông Tạ Văn Tường tiên phong đề xuất TP. Hà Nội xây dựng các mô hình chăn nuôi theo chuỗi liên kết khép kín chế biến, giết mổ theo công nghệ thịt mát. Thực tế, TP. Hà Nội chính là nơi tiên phong cả nước về các chuỗi chăn nuôi áp dụng giết mổ chế biến thịt mát của cả nước.

Lãnh đạo Nafiqad chia sẻ, TCVN “Thịt mát - Yêu cầu kỹ thuật” 2018 hiện đang được Cục hoàn thiện biên soạn ở công đoạn cuối cùng. Sau khi hoàn tất TCVN sẽ được Bộ NN-PTNT đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định và cuối cùng Bộ KH-CN sẽ công bố TCVN về thịt mát. Dự kiến, ngày 10/8 tại TP.HCM, Bộ NN-PTNT sẽ tổ chức hội thảo quy mô lớn, rộng rãi để xin ý kiến lần cuối về tiêu chuẩn thịt mát.

Việc các cơ quan của Bộ NN-PTNT bắt tay vào xây dựng TCVN cho sản phẩm thịt mát với các điều kiện và yêu cầu kĩ thuật tương đương với các tiêu chuẩn hiện hành của các quốc gia trên thế giới được đánh giá là một trong những tiền đề, nền tảng quan trọng để các nhà sản xuất thịt mát tuân thủ, từ đó mở rộng ra cơ hội xuất khẩu các sản phẩm thịt của Việt Nam ra thế giới.

Trên thực tế SXKD sản phẩm thịt trên thị trường Việt Nam hiện chỉ tồn tại hai dạng thịt là thịt tươi (tức thịt ấm) ngay sau khi giết mổ được đem đi tiêu thụ và thịt lạnh đông. Việt Nam cùng với Trung Quốc hiện là số ít các quốc gia trên thế giới còn sử dụng dạng thịt ấm ngay sau giết mổ. Thịt ấm qua nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh chất lượng giảm đi rất nhiều do không kìm hãm được hoạt động của vi sinh vật và enzyme, đặc biệt rất khó để kiểm soát tình trạng ATTP với thịt ấm.

 

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên

Ngày 21/4, Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên (xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm