| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 05/03/2013 , 10:18 (GMT+7)

10:18 - 05/03/2013

Thời cơ cho người mua nhà?

Các chuyên gia BĐS cho rằng thị trường vẫn đang ở giai đoạn đầu thời kỳ suy thoái, giá nhà đất có thể tiếp tục giảm 30% trong thời gian tới mới chạm “đáy".

Việc Hiệp hội bất động sản TP.HCM gửi kiến nghị đánh thuế lãi tiền gửi tiết kiệm khiến nhiều người cho rằng thị trường bất động sản (BĐS) đã bi đát đến mức các doanh nghiệp trong lĩnh vực này bắt đầu hoảng loạn.

Sau khi được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, kiến nghị đánh thuế lãi tiền gửi tiết kiệm trên 500 triệu đồng của Hiệp hội BĐS TP.HCM đã được nhiều chuyên gia độc lập, lãnh đạo ngành ngân hàng, thuế, tài chính... phân tích, mổ xẻ thấu đáo. Theo đó, đề xuất này chẳng những biểu hiện rõ nét của “lợi ích nhóm” mà còn có dấu hiệu vi phạm nhiều quy định pháp luật về thuế, quy định về hoạt động của tổ chức tín dụng... Thậm chí, một số chuyên gia nói thẳng đây là một kiến nghị thiếu hiểu biết, vô đạo đức.


Ảnh minh họa

Tuy nhiên, đối với những người dân đang có nhu cầu mua nhà đất để ở đây lại là tin tốt vì kiến nghị kể trên có thể là dấu hiệu cho thấy thị trường BĐS đã bi đát đến mức các doanh nghiệp trong lĩnh vực này bắt đầu hoảng loạn.

Bởi lẽ, nếu không hoảng loạn thì Hiệp hội BĐS TP.HCM - đại diện cho nhiều hội viên là các “ông lớn” trong ngành như VinaCapital, Tập đoàn Thủ Đức, Tập đoàn Khang Thông, Tập đoàn HUD… sẽ chẳng cuống cuồng kiến nghị… bừa để bị cả các chuyên gia độc lập, các lãnh đạo cơ quan nhà nước lẫn người dân phản ứng mạnh mẽ như thế.

Thực tế cho thấy, sau hơn 2 năm loay hoay tìm cách phá băng thị trường BĐS, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đã đuối sức do sức tiêu thụ của thị trường thấp trong khi áp lực trả nợ ngày một gia tăng. Hiện tại, dư nợ cho vay BĐS vẫn xoay quanh con số khoảng 200.000 tỷ đồng. Khoản dư nợ này hầu hết được các doanh nghiệp vay cách đây 2 - 3 năm, khi thị trường nhà đất ở thời kỳ hoàng kim với lãi suất trung bình khoảng 20%/năm. Như vậy, chỉ tính riêng tiền lãi ngân hàng, mỗi năm các doanh nghiệp BĐS đã phải trả tới 40.000 tỷ đồng, một gánh nặng khủng khiếp trong bối cảnh thị trường đóng băng.

Thế nhưng, đấy chưa phải là con số cuối cùng về dư nợ BĐS cũng như gánh nặng tài chính đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Ông John Sheehan, thành viên Tổ chức giám định BĐS Hoàng Gia Anh cho rằng: “Ở những thị trường minh bạch thì con số thực của nợ xấu thường gấp đôi so với số liệu công bố. Ở thị trường không minh bạch, con số này thường gấp 4 lần”. Căn cứ theo tình hình thực tế, nhiều khả năng thị trường Việt Nam nằm trong trường hợp thứ 2, tức có tỷ lệ nợ xấu thực sự là 800.000 tỷ đồng và gánh nặng lãi suất đối với các doanh nghiệp nhà đất khoảng 160.000 tỷ đồng/năm.

Vì thế, nhiều doanh nghiệp BĐS đã phá sản, ngừng hoạt động. Số khác phải tìm mở rộng lĩnh vực kinh doanh, “lấn sân” sang thị trường khác để tồn tại. Chỉ một số hiếm hoi các “đại gia” thực sự của ngành BĐS như Hoàng Anh Gia Lai, Vingroup… có thể chống chọi với cơn bão suy thoái trong năm 2012.

Các chuyên gia BĐS cho rằng thị trường Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ suy thoái, giá nhà đất có thể tiếp tục giảm 30% trong thời gian tới mới chạm “đáy” và cần thêm ít nhất 4 năm để phục hồi.

Nếu những nhận định của các chuyên gia BĐS là chính xác thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này còn phải đối mặt với tình trạng ế ẩm ít nhất 2 - 3 năm nữa. Trong thời gian đó, chỉ riêng chi phí trả lãi ngân hàng đã khiến các “ông lớn” toát mồ hôi hột. Bởi vậy, việc họ cuống cuồng tìm biện pháp và vội vàng kiến nghị ẩu như trên là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Duy nhất đáng mừng ở sự hoảng loạn trên là thời cơ cho các khách hàng có nhu cầu mua nhà ở thật sự. Đây cũng là lúc các khách hàng mua nhà thực sự làm “thượng đế” sau một thời gian dài bị các doanh nghiệp kinh doanh nhà đất ép giá, thổi giá nhằm kiếm lợi bất hợp lý.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm