| Hotline: 0983.970.780

Thứ trưởng Vũ Văn Tám thị sát các con tàu 67 đang sửa chữa tại Bình Định

Thứ Ba 22/08/2017 , 15:36 (GMT+7)

Sáng 22/8, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Vũ Văn Tám dẫn đầu đã về Bình Định trực tiếp thị sát việc sửa chữa những con tàu vỏ thép 67 bị hư hỏng tại Xưởng Đóng tàu Tam Quan nằm trên địa bàn (huyện Hoài Nhơn). 

Tại đây, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã kiểm tra kỹ thuật sơn lại vỏ tàu của Cty TNHH MTV Nam Triệu (viết tắt là Cty Nam Triệu), leo lên từng con tàu để kiểm tra tiến độ sửa chữa; đồng thời gặp gỡ những ngư dân chủ tàu để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của họ khi những con tàu của mình đã phải nằm bờ suốt mấy tháng qua.

Sau khi đi thị sát nắm bắt thực tế, 15 giờ chiều cùng ngày, Thứ trưởng Vũ Văn Tám có buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Định để giải quyết dứt điểm phương án sửa chữa tàu của Cty TNHH Đại Nguyên Dương, đây là những con tàu được đóng bằng vật liệu thép không đúng trong hợp đồng, nhiều phần thép không đúng chuẩn MAC A, mà gần 3 tháng qua, giữa đơn vị đóng tàu và các ngư dân chủ tàu chưa đi đến thống nhất phương án sửa chữa.

15-22-50_1
Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT về Xưởng Đóng tàu Tam Quan để kiểm tra việc sửa chữa những con tàu vỏ thép 67.
15-22-50_2
Thứ trưởng Vũ Văn Tám nghe Sở NN-PTNT Bình Định báo cáo tiến độ sửa chữa tàu.
15-22-50_3
Thứ trưởng Vũ Văn Tám trò chuyện với ngư dân Lê Ngô Hát.
15-22-50_4
Thứ trưởng Vũ Văn Tám leo lên tàu để kiểm tra kỹ thuật sơn tàu của ngư dân Lê Ngô Hát.
15-22-50_5
Thứ trưởng Vũ Văn Tám (giữa) kiểm tra việc sửa chữa hầm tàu của Cty Nam Triệu.
Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định kiểm tra sửa chữa ca bin tàu.
15-22-50_7
Thứ trưởng Vũ Văn Tám (giữa) thị sát những con tàu do Cty Đại Nguyên Dương đóng đã lên đà nhưng chưa chốt được phương án sửa chữa.
15-22-50_8
Thứ trưởng Vũ Văn Tám (giữa) trao đổi với ngư dân Nguyễn Văn Lý ở huyện Phù Mỹ, 1 trong 5 chủ tàu do Cty Đại Nguyên Dương đóng nằm bờ đã 3 tháng nay.
15-22-50_9
Những con tàu do Cty Đại Nguyên Dương đóng vỏ thép đã bị gỉ sét nghiêm trọng đang chờ phương án sửa chữa.

Xem thêm
Khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ hy sinh trên tuyến đường 1C

Khánh thành đền thờ anh hùng liệt sĩ hơn 50 tỷ. Hơn 50ha cây ăn quả ở Hà Tĩnh gặp hạn. Bến Tre: Giá dừa tươi lên mức 120.000 đồng/12 trái. Chia sẻ khó khăn với người dân về quê nghỉ lễ.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

15ha rừng bị cháy trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hà Giang Tính đến 17 giờ ngày 27/4, vụ cháy rừng ở đỉnh núi Tây Côn Lĩnh của tỉnh Hà Giang đã được lực lượng chức năng khống chế thành công, khoảng 15ha rừng bị cháy.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm