| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu thực hiện vấn đề Báo Nông nghiệp Việt Nam nêu

Thứ Hai 22/03/2021 , 14:24 (GMT+7)

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo dẫn ý kiến của Thủ tướng yêu cầu một số Bộ nghiên cứu thực hiện vấn đề Báo Nông nghiệp Việt Nam nêu về ĐBSCL.

Văn bản dẫn chỉ đạo của Thủ tướng gửi các bộ nghiên cứu thực hiện vấn đề Báo Nông nghiệp Việt Nam nêu về ĐBSCL.

Văn bản dẫn chỉ đạo của Thủ tướng gửi các bộ nghiên cứu thực hiện vấn đề Báo Nông nghiệp Việt Nam nêu về ĐBSCL.

Ngày 19/3, Văn phòng Chính phủ ra văn bản 1839/VPCP-NN nội dung về việc Báo Nông nghiệp Việt Nam phản ánh.

Cụ thể, ngày 11/3, Báo Nông nghiệp Việt Nam có bài viết "Đồng bằng sông Cửu Long có thể làm hình mẫu cho thế giới" cho rằng, nếu khéo léo thực thi Nghị quyết 120, chẳng những ĐBSCL có thể vượt qua được thách thức, trở nên thịnh vượng và còn làm hình mẫu cho các đồng bằng trên thế giới.

Từ đó, Thủ tướng chỉ đạo các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ.

Bài viết trên Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 11/3 vừa qua là của Thạc sỹ Nguyễn Hữu Thiện, tác giả khẳng định, ĐBSCL đang đối diện với muôn vàn khó khăn, nhưng nếu khéo léo vượt qua, có thể trở nên thịnh vượng và làm hình mẫu cho các đồng bằng khác trên thế giới.

Hồ nước ngọt Ba Tri (Bến Tre) cạn kiệt trong mùa khô 2020. Ảnh: Tùng Đinh.

Hồ nước ngọt Ba Tri (Bến Tre) cạn kiệt trong mùa khô 2020. Ảnh: Tùng Đinh.

Cụ thể, Quy hoạch tích hợp ĐBSCL giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, trên tinh thần Nghị quyết 120 Chính phủ mang nhiều hy vọng cho ĐBSCL. Chất lượng quy hoạch và thực thi như thế nào sẽ còn chờ thời gian trả lời. Nhưng nếu khéo léo, chẳng những ĐBSCL có thể vượt qua được thách thức, trở nên thịnh vượng và còn làm hình mẫu cho các đồng bằng trên thế giới.

Theo đó, thay vì đổ tiền vào chống chọi với thiên nhiên, mùa lũ “gồng mình” chống lũ, mùa khô “gồng mình” chống mặn để tạo ra thật nhiều lúa gạo, nếu quy hoạch lần này tập trung đầu tư vào đường sá, logistics, chuyển hướng nền nông nghiệp thì tự động nhiều chuyện đang là vấn đề sẽ không phải là vấn đề nữa.

Thạc sỹ Nguyễn Hữu Thiện cũng đưa ra 6 bài học được rút ra từ thực tế ở ĐBSCL để có thể áp dụng cho các khu vực đồng bằng khác trên thế giới. Cụ thể bao gồm: Đồng bằng như một cơ thế sống; Tài nguyên nước không chỉ là số mét khối; Chỉ số GDP không phải là tất cả; Tôn trọng quy luật tự nhiên; Quy hoạch tích hợp; Liên kết vùng.

Nghị quyết số 120/NQ-CP, được gọi là “Nghị quyết vàng”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ngày 17/11/2017, làm nức lòng 20 triệu dân ĐBSCL. Nghị quyết 120 có ý nghĩa định hình tổng thể chiến lược phát triển bền vững ĐBSCL. Nghị quyết này như một cam kết của Chính phủ với ĐBSCL trước những cơ hội và thách thức mới.

Thời gian qua, Bộ NN-PTNT ưu tiên tập trung tổ chức triển khai 4 lĩnh vực then chốt: (1) Xây dựng Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL; (2) Phát triển thủy lợi vùng ĐBSCL; (3) Phòng, chống xói lở bờ sông, bờ biển, phòng chống thiên tai; (4) Nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu của vùng.

Đến thời điểm hiện nay, hầu hết các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ đã cơ bản hoàn thành; một số hoạt động mang tính chất thường xuyên thì các đơn vị đang tiếp tục triển khai.

Xem thêm
Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cơn mưa bất chợt 'giải nhiệt' ở Bình Dương

Sau nhiều ngày nắng nóng liên tục, cơn mưa bất chợt xuất hiện đã làm dịu đi cái nóng gay gắt cho người dân ở Bình Dương.

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.