| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên-Huế vẫn còn 17 phương tiện với 156 lao động hoạt động trên biển

Chủ Nhật 25/09/2022 , 20:28 (GMT+7)

Đến chiều 25/9 Thừa Thiên - Huế vẫn còn 17 phương tiện/156 lao động hoạt động thuỷ sản trên biển. Những người và phương tiện trên dự kiến sẽ vào bờ sáng ngày 26/9.

H7

Trước thêm cơn bão Noru đổ bộ, tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn còn 17 phương tiện/156 lao động hoạt động thuỷ sản trên biển. Ảnh: .

Vẫn còn 17 phương tiện/156 lao động hoạt động trên biển

The báo cáo của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vào chiều 25/9, toàn tỉnh có 2.062 phương tiện/11.350 lao động hoạt động khai thác thuỷ sản. Trong đó có 613 phương tiện tàu thuyền khai thác biển, còn lại là thuyền bãi ngang, ven biển, ghe thuyền đầm phá.

Thông tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, đến hết ngày 25/9 toàn tỉnh vẫn còn 17 phương tiện/156 lao động hoạt động thuỷ sản trên biển. Những người và phương tiện trên dự kiến sẽ vào bờ sáng ngày 26/9. 

Trước đó, để chủ động ứng phó với bão Noru, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thực hiện lệnh cấm biển từ sáng 25/9.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nông nghiệp, trong ngày 25/9 thời tiết tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có mưa nhỏ rải rác một số nơi, thuận tiện cho công tác chuẩn bị ứng phó với bão.

Tại các khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão như: Cảng cá Thuận An, Cảng cá Tư Hiền, các khu neo đậu: Phú Thuận, Phú Hải, Vinh Hiền, Hải Dương, Lộc Trì và 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên phục vụ neo đậu các phương tiện tàu thuyền, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng đã có phương án bố trí tàu thuyền vào neo đậu tránh trú bão.

Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên - Huế có phương án đảm bảo an toàn cho các tàu hàng hải, neo đậu an toàn tại các cảng Thuận An, Chân Mây, tránh va trôi.

H5

Tại các khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão như: Cảng cá Thuận An, Cảng cá Tư Hiền... nhiều tàu thuyền nhận được thông tin đã vào tránh bão. Ảnh: CĐ.

Đối với các hồ chứa nước, theo báo cáo của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, tính đến tháng 9/2022, toàn tỉnh có 56 hồ chứa thủy lợi, 12 hồ thuỷ điện đã đưa vào vận hành với tổng dung tích khoảng 2tỷ m3 (tổng công suất lắp máy là 459MW).

Hiện nay mực nước các hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện trên địa bàn tỉnh đang vận hành đảm bảo an toàn, các hồ đang vận hành tăng cường phát điện qua tuabin để đưa về mực nước mức thấp và sẵn sàng, đón lũ.

Hàng ngàn lồng bè và ao nuôi cá có nguy cơ ảnh hưởng

Ghi nhận của phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế vào chiều 25/9 cho thấy, ngay sau khi nhận được thông tin về cơn bão Noru, nhiều nông dân chuyên nuôi cá lồng đã triển khai chằng níu lồng bè để tránh thiệt hại có thể xảy ra khi bão ập vào.

Trao đổi với chúng tôi khi đang cùng người con trai chằng núi hơn 10 lồng bè cá trắm sắp đến kỳ thu hoạch, nông dân Nguyễn Hữu Phúc, trú làng La Vân Thượng (xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền) cho biết: Một đoạn sông Bồ chảy qua địa phận làng đã được người dân tận dụng mặt nước để nuôi cá lồng từ hàng chục năm nay. Đây là nguồn sống của phần lớn dân làng nên khi nghe thông tin bão vào ai nấy đều bồn chồn lo lắng.

"Để hạn chế ảnh hưởng của bão dẫn đến trôi bè như đã từng xảy ra, chúng tôi dùng dây thừng buộc chặt vào các cọc bê tông ven bờ. Dù vậy chúng tôi cũng phải thường xuyên cập nhật tin tức thời sự để có biện pháp ứng phó vớ bão kịp thời", ông Phúc chia sẻ.

IMG_20220925_113408_446

Nông dân Nguyễn Hữu Phúc trú tại làng La Vân Thượng, xã Quảng Thọ chằng níu lồng bè nuôi cá trước khi bão Noru ập vào. Ảnh: CĐ.

Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên – Huế, tổng số lồng thả nuôi toàn tỉnh là 9.215 lồng. Tính đến ngày 25/9, còn khoảng 3.200 ha nuôi ao và 3.519 lồng bè nuôi trên sông, hồ chứa, đầm phá chưa thu hoạch hết sản phẩm thương phẩm hoặc đang nuôi thủy sản chưa đến kỳ thu hoạch. Trong đó, huyện Phong Điền 96 lồng, Quảng Điền 509 lồng, Hương Trà 650 lồng, TP Huế 321 lồng, Hương Thủy 88 lồng, Phú Vang 565 lồng, Phú Lộc 1.290, A Lưới 17 lồng, Nam Đông 5 lồng.

Trước tình hình đó, Sở NN-PTNT Thừa Thiên - Huế đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương thu hoạch thủy sản thương phẩm và ứng phó với mưa bão, lũ lụt trong nuôi trồng thủy sản năm 2022.

Đối với cây lúa vụ hè thu 2022, đến nay  cơ bản đã thu hoạch, còn lại khoảng 10ha lúa ở các xã thuộc huyện miền núi A Lưới. Dự kiến ngày 30/9 tới đây thu hoạch xong). Về hoa màu gieo trồng 1.300 ha, đã thu hoạch được 1.000 ha, còn lại 300 ha.

IMG_20220925_113619_631

Chỉ tính riêng tại làng La Vân Thượng, hiện vẫn còn khoảng 300 lồng bè chưa thu hoạch, có nguy cơ ảnh hưởng bởi con bão Noru. Ảnh: CĐ.

Với cây sắn, nông dân toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trồng 4.200ha, đến nay đã thu hoạch được 1.000 ha (vùng thấp trũng), diện tích còn lại là 3.200ha. Cây ngô gieo trồng 570ha, đến nay đã thu hoạch được 550 ha, còn lại là 20ha.

Để chủ động sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra, tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng đã lên phương án dự trữ lương thực thực phẩm, công nghệ phẩm, vật tư thiết yếu, lực lượng, phương tiện phục vụ phòng chống bão.

Theo đó, Sở Công Thương đã có phương án dự trữ cấp tỉnh về lương thực thực phẩm, công nghệ phẩm, vật tư thiết yếu phục vụ phòng chống thiên tai với số lượng: 100 tấn mỳ ăn liền, 100 tấn gạo.

Ngoài ra các địa phương tự dự trữ tại cấp huyện, cấp xã và vận động người dân dự trữ lương thực thực phẩm đảm bảo 7 ngày khi có thiên tai xảy ra.

IMG_20220925_114032_499

Sở NN-PTNT Thừa Thiên - Huế đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương thu hoạch thủy sản thương phẩm và ứng phó với mưa bão, lũ lụt trong nuôi trồng thủy sản năm 2022. Ảnh: CĐ.

Đồng thời, ngay trong chiều 25/9,  UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đề nghị UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế rà soát phương án sơ tán, di dời 74.861 hộ dân/276.095 nhân khẩu tại vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bão, lũ lụt, nước dâng do bão đến nơi an toàn. Trong đó, ưu tiên triển khai sơ tán các đối tượng dễ bị tổn thương: Trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo để chủ động sơ tán đến nơi an toàn.

Trước đó, đợt mưa lũ bất thường diễn ra trong tháng 4 và tháng 5 năm 2022 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp của địa phương này.

Để hỗ trợ ngườ dân vượt qua khó khăn, khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra,  tỉnh đã phân bổ 1.500 tấn hạt giống lúa và 5 tấn hạt giống ngô, xuất cấp từ nguồn dự trữ Quốc gia cho các huyện, thị xã và thành phố Huế

Hiện nay, địa phương này đang đề xuất hỗ trợ kinh phí tu bổ khẩn cấp các tuyến đê bao, đê nội đồng, sửa chữa kênh mương hư hỏng và các công trình thủy lợi, đê điều do mưa lũ bất thường tháng 4, tháng 5 năm 2022.

Video: Nông dân làng La Vân Thượng, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế chằng níu lồng bè nuôi cá để ứng phó với bão Noru. 

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 23/1, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất