| Hotline: 0983.970.780

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng thăm và làm việc tại Nhà máy MEAT Hà Nam

Thứ Tư 10/07/2019 , 21:12 (GMT+7)

Sáng 9/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng cùng đoàn công tác Trung ương đã đến thăm và làm việc tại Nhà máy Chế biến thịt MEAT Hà Nam, KCN Đồng Văn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ chuyến công tác của ông Trần Quốc Vượng với lãnh đạo tỉnh Hà Nam.

Cùng tham dự buổi làm việc có ông Nguyễn Đình Khang, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam; Đại diện lãnh đạo Ban tổ chức Trung ương, Ban Kiểm tra Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Văn phòng Trung ương cùng đại diện các cơ quan ban, ngành tỉnh Hà Nam.

Ông Trần Quốc Vượng thăm và làm việc tại Nhà máy Meat Hà Nam.

Báo cáo với Đoàn công tác về hoạt động của đơn vị, ông Nguyễn Thiều Nam - Phó TGĐ Tập đoàn Masan và đại diện Ban lãnh đạo Công ty Masan Nutri Science (MNS) cho biết, nhà máy chế biến thịt MEAT Hà Nam được vận hành theo tiêu chuẩn BRC - tiêu chuẩn hàng đầu thế giới về an toàn thực phẩm và do chính các chuyên gia giàu kinh nghiệm của EU trực tiếp vận hành, giám sát và kiểm nghiệm.

Đại diện nhà máy đón tiếp ông Trần Quốc Vượng.

Thịt lợn ngay sau khi giết mổ được qua quy trình làm mát để hạ nhiệt độ tâm thịt từ 0 đến 4 độ C không quá 24 giờ và đóng gói với công nghệ Oxy-Fresh ngay tại nhà máy nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.

Quá trình vận chuyển đến nhà phân phối phải được thực hiện bằng xe chuyên dụng, đảm bảo độ mát trong khoang xe luôn ở nhiệt độ 0-4 độ C. Khi đến nơi phân phối nhân viên phải kiểm tra lại nhiệt độ của sản phẩm bằng thiết bị đo chuyên dụng và giữ thịt ở hệ thống tủ mát đạt chuẩn. Quá trình bảo quản cũng luôn duy trì nhiệt độ này.

Ông Trần Quốc Vượng thăm khu sản xuất tại nhà máy.

Đồng thời, để phòng chống dịch tả lợn châu Phi, nhà máy MEAT Hà Nam đã áp dụng hệ thống kiểm dịch 3 tuyến theo hướng dẫn của Bộ NN-PTNT và Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, đảm bảo an toàn cho miếng thịt khi đến tay người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, đại diện Nhà máy MEAT Hà Nam cũng chia sẻ, sau hơn 4 tháng hoạt động tại địa bàn Hà Nội, sản phẩm MEATDeli đã phân phối đến hơn 116 điểm bán khắp Hà Nội, phục vụ hơn 700.000 người tiêu dùng với sản lượng lợn được giết mổ từ 150 - 300 con/ngày.

Dự kiến trong tháng 8/2019, nhà máy MEAT Hà Nam sẽ cho ra các sản phẩm mới chế biến từ thịt như giò lụa, xúc xích, đồ hộp… nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng phong phú của người tiêu dùng.

Trong kế hoạch mở rộng thị trường sắp tới, thịt mát MEATDeli sẽ chính thức được phân phối cho địa bàn TPHCM vào tháng 9/2019.

Đồng thời tháng 4/2020, nhà máy chế biến thịt mát MEATDeli tại KCN Tân Đức tỉnh Long An sẽ được đưa vào hoạt động, cung cấp thịt lợn mát cho người tiêu dùng miền Nam.

Thịt mát MeatDeli được kiểm soát nghiêm ngặt trước khi đến tay người tiêu dùng.

Đánh giá cao quy mô đầu tư và dây chuyền hiện đại của Nhà máy MEAT Hà Nam, ông Trần Quốc Vượng đề nghị lãnh đạo tỉnh Hà Nam tạo điều kiện hỗ trợ, tổ chức cho bà con nông dân chăn nuôi, sản xuất để cung cấp lợn đáp ứng tiêu chuẩn, phấn đấu cung cấp 50% sản lượng cho nhà máy MEAT Hà Nam. Từ đó, giúp nhà máy phát huy được tối đa công suất, đặc biệt, góp phần phát triển ngành chăn nuôi của Hà Nam.

Ông Trần Quốc Vượng cũng đánh giá cao mô hình kết hợp giữa chính quyền, doanh nghiệp và nông dân. Với sự đầu tư quy mô của nhà máy, sự ủng hộ của chính quyền và cấp ủy, bà con nông dân hoàn toàn yên tâm đầu ra sản phẩm trong chăn nuôi.

Thịt mát MeatDeli luôn đặt chất lượng VSATTP lên hàng đầu.

Cũng tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thiều Nam, đại diện Tập đoàn Masan thể hiện mong muốn cũng như cam kết của Tập đoàn là được kết hợp với chính quyền địa phương tại Bình Lục, Hà Nam, cùng xây dựng các vùng nguyên liệu sạch, chuyển giao công nghệ, đưa cán bộ xuống các vùng chăn nuôi để hướng dẫn, tạo ra nguồn lợn đáp ứng tiêu chuẩn của nhà máy, phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững và đặc biệt chú trọng công tác bảo vệ môi trường.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm