| Hotline: 0983.970.780

Tích cực phòng chống rét cho vật nuôi

Thứ Ba 24/12/2019 , 10:10 (GMT+7)

Dù mùa đông năm nay được dự báo đến muộn hơn, tuy nhiên vẫn sẽ xuất hiện những đợt rét đậm, rét hại kéo dài.

Do đó, Sở NN-PTNT Cao Bằng đã sớm triển khai nhiều giải pháp chống đói, rét cho đàn vật nuôi.

10-59-16_1
Người dân xã Đoài Côn, huyện Trùng Khánh quan tâm đầu tư xây mới chuồng trại kiên cố, dự trữ thức ăn cho gia súc.

Năm nay, gia đình ông Nông Văn Sư, xóm Bản Chang, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh đã yên tâm không lo đàn gia súc bị chết rét do được các ban, ngành địa phương hỗ trợ xây dựng chuồng trại mới.

Ông Sư chia sẻ: Từ đầu mùa đông, tôi đã chuẩn bị rơm rạ làm thức ăn dự trữ cho gia súc. Thường xuyên vệ sinh để chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo; khi nhiệt độ xuống dưới 12 độ C không thả rông gia súc ngoài trời.

Ông Đoàn Cảnh Hữu, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Trùng Khánh cho biết: Phòng đã cử cán bộ trực tiếp xuống các xóm, tổ dân phố của 20 xã, thị trấn tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách chống rét và chăm sóc đàn vật nuôi. Do người chăn nuôi dần nhận thức được giá trị kinh tế nên đã chủ động dự trữ thức ăn, chú trọng gia cố, vệ sinh chuồng trại từ thời điểm đầu mùa đông để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi.

Qua tổng hợp, đợt rét hại vụ đông cuối năm 2018, đầu năm 2019 ở Cao Bằng làm chết 439 con gia súc, chủ yếu là trâu, bò. Để hạn chế những thiệt hại lớn về kinh tế của người chăn nuôi, từ tháng 8/2019, Sở NN- PTNT Cao Bằng đã có công văn triển khai phối hợp, chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống đói rét cho đàn vật nuôi vụ đông  xuân năm 2019 - 2020.

10-59-16_2
Khu chuồng trại tập trung tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh được đưa vào sử dụng cuối năm 2019 với diện tích khoảng 30 m2/chuồng.
Theo dự báo, không khí lạnh sẽ tăng cường trong thời gian tới, gây rét đậm, rét hại trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Do đó, với sự chủ động, tích cực của tỉnh và các địa phương trong phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi, đặc biệt là gia súc sẽ góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi, nhất là bà con dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Từ đó góp phần duy trì và phát triển tổng đàn vật nuôi, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Cao Bằng.

Theo đó, sử dụng lồng ghép các nguồn vốn đã được giao để hỗ trợ công tác phòng, chống đói rét cho vật nuôi. Phòng NN- PTNT các huyện, thành phố, Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh cử cán bộ xuống các địa phương thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn cũng như kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác phòng, chống đói rét cho đàn vật nuôi. 

Theo ông Đào Nguyên Phong, Phó Giám đốc Sở NN- PTNT Cao Bằng: So với cùng kỳ, số liệu đàn gia súc bị chết trong đợt rét đậm, rét hại cuối năm 2018, đầu năm 2019 đã giảm hơn 2.000 con.

Để làm tốt hơn nữa công tác này, thời gian tới, Sở tiếp tục chỉ đạo các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở chủ động xây dựng kế hoạch và giải pháp để bảo vệ đàn vật nuôi nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do đói, rét và dịch bệnh gây ra. 

Tập trung chỉ đạo người dân làm mới, nâng cấp và che chắn chuồng trại, bảo đảm vệ sinh thú y; hướng dẫn dự trữ, chế biến các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho đàn vật nuôi; khuyến cáo không để người dân thả rông vật nuôi trong những ngày nhiệt độ dưới 12 độ C; thông báo kịp thời diễn biến thời tiết để giúp người chăn nuôi chủ động có biện pháp phòng tránh rét hiệu quả…

10-59-16_4
Nhiều hộ dân ở vùng sâu, vùng xa ở Cao Bằng vẫn chủ quan khi thả rông gia súc vào thời điểm rét đậm, rét hại.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Tạm thời không xuống giống lúa do xâm nhập mặn

BẠC LIÊU Do tình hình xâm nhập mặn, UBND huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) có công văn gửi các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đề nghị tạm thời không xuống giống lúa vụ hè thu.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm