| Hotline: 0983.970.780

Tiên Phước phấn đấu đạt chuẩn năm 2022

Thứ Ba 18/09/2018 , 14:01 (GMT+7)

Với mục tiêu đưa Tiên Phước (Quảng Nam) đạt chuẩn huyện NTM giai đoạn 2017 – 2022, các cấp ngành trong huyện đang tập trung huy động mọi nguồn lực để hoàn thành bộ tiêu chí xã NTM ở 14/14 xã, bộ tiêu chí huyện NTM.

Qua đó, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, tạo sự phát triển nhanh, bền vững trên địa bàn huyện.

10-53-29_2
Nhiều mô hình kinh tế vườn, kinh tế trang trại của huyện Tiên Phước đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn

Trong giai đoạn 2011 - 2015, huyện Tiên Phước có 3 xã là Tiên Cảnh, Tiên Sơn và Tiên Phong đã đạt chuẩn NTM. Giai đoạn tiếp theo 2016 – 2020, huyện có 8 xã được UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất đưa vào danh sách các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM là Tiên Lộc, Tiên Thọ, Tiên Châu, Tiên Cẩm, Tiên Mỹ, Tiên Hà, Tiên Hiệp và Tiên An.

Tính đến nay, qua rà soát đánh giá tổng số tiêu chí các xã trong huyện đạt 180 tiêu chí, bình quân 12,86 tiêu chí/xã; xã thấp nhất đạt 9 tiêu chí. Nhằm đẩy nhanh quá trình thực hiện chương trình NTM ở các địa phương, chính quyền huyện Tiên Phước làm việc với từng xã, rà soát, đánh giá từng tiêu chí cụ thể, cũng như đồng hành phối hợp thực hiện các phương án tháo gỡ, giải quyết triệt để khó khăn trong việc thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng NTM ở từng xã.

Chính vì sự chỉ đạo sát sao này mà nhận thức, ý thức của cán bộ, đảng viên và người dân về xây dựng NTM ngày càng được nâng cao. Các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội có chuyển biến khá tốt; các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được đầu tư; nhiều công trình cấp thiết phục vụ sản xuất, dân sinh đã được xây dựng, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc...

Trong 3 năm (2016 - 2018) nguồn vốn trung ương, tỉnh và huyện đã đầu tư khoảng hơn 91 tỷ đồng để giúp các xã xây dựng NTM. Ngoài ra, huyện Tiên Phước đã huy động, lồng ghép nhiều nguồn vốn khác với gần 176 tỷ đồng xây dựng hạ tầng nông thôn phục vụ phát triển sản xuất và đời sống người dân.

Với nguồn vốn đầu tư này, đến nay giá trị kinh tế vườn, kinh tế trang trại của toàn huyện tăng từ 65 tỷ đồng (năm 2014) lên 214 tỷ đồng (năm 2017); giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 126 tỷ đồng tăng lên gần 170 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp từ 197 tỷ đồng (năm 2014) tăng lên 442 tỷ đồng (năm 2017), tốc độ tăng bình quân hàng năm hơn 30%. Giá trị thương mại, dịch vụ theo giá trị so sánh năm 2017 đạt gần 1.500 tỷ đồng, tăng 604 tỷ đồng so với năm 2014, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt gần 20%.

Bên cạnh đó, nhờ lợi thế có nhiều sản phẩm đặc trưng của địa phương, Tiên Phước đã hình thành ngày càng nhiều HTX hoạt động hiệu quả. Có thể kể đến như HTX HTX Dịch vụ nông nghiệp - kinh doanh tổng hợp Nhật Linh với sản phẩm tiêu nguyên hạt; HTX Trầm hương Tiên Phước; HTX Nông nghiệp Cảnh Tiên sản xuất rau củ quả sạch các loại; HTX Sản xuất rau hữu cơ Tiên Châu... vừa mang lại lợi ích kinh tế vừa quảng bá được sản phẩm của huyện đến các địa phương, vùng miền khác.

Ông Lê Trí Hiệu, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước cho biết, đến năm 2020, huyện phấn đấu có thêm 8 xã đạt chuẩn NTM, cùng với đó duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí NTM ở 3 xã đã đạt chuẩn. Sau năm 2020 còn lại 3 xã, đây là giai đoạn quyết liệt và là nhiệm vụ xuyên suốt của cả hệ thống chính trị toàn huyện cùng với vào cuộc đồng bộ và chăm chút để các xã còn lại về đích. Qua đó, đời sống nhân dân được nâng lên một cách thực chất và bền vững.

“Mặc dù vậy, hiện nguồn lực xây dựng NTM của huyện khá hạn chế nên chúng tôi sẽ huy động tối đa sự đóng góp của các doanh nghiệp, các HTX và mong muốn tỉnh bổ sung thêm nguồn vốn, cân đối hỗ trợ các chương trình lồng ghép của tỉnh để giúp đỡ huyện thực hiện chương trình NTM đạt kết quả đề ra”, ông Hiệu nói.

 

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Sản phẩm OCOP và câu chuyện phát triển vùng nguyên liệu

Bắc Kạn Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp ở tỉnh Bắc Kạn cũng chú trọng phát triển vùng nguyên liệu.