| Hotline: 0983.970.780

Tiếp nhận công nghệ câu cá ngừ đại dương

Thứ Ba 17/06/2014 , 09:15 (GMT+7)

Tại cửa biển Tam Quan Bắc, xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn, Bình Định), ngư dân háo hức đón nhận thiết bị và công nghệ mới câu cá ngừ đại dương (CNĐD).

Đây là chương trình hỗ trợ ngư dân đánh bắt CNĐD theo chuỗi giá trị áp dụng thiết bị và công nghệ của Nhật Bản. Ngư dân chuyên đánh bắt CNĐD ở Bình Định được chuyển giao công nghệ từ khâu tổ chức khai thác đến việc bảo quản theo chuỗi thu mua, vận chuyển và XK sang thị trường Nhật Bản.

Ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho rằng, đối với con CNĐD, Nhật Bản là thị trường lớn nhưng rất khó tính. Trong khi Bình Định là tỉnh được xem là “thủ phủ” của CNĐD nhưng chưa xuất khẩu được qua Nhật Bản do chất lượng cá kém. Tỉnh đã hỗ trợ kinh phí khoảng 1,5 tỷ đồng cho 5 tàu cá của ngư dân để mua sắm các thiết bị đánh bắt, bảo quản CNĐD của Nhật Bản.

Trong đó, đầu tư tu sửa, nâng cấp hầm ướp cá, đồng thời cung cấp cho các tàu cá một số thiết bị mới để bảo quản, xử lý CNĐD sau khi câu được nhằm nâng cao giá trị XK. “Bên cạnh đó, Bình Định cũng đã cử một số cán bộ ngành nông nghiệp sang Nhật Bản học tập kinh nghiệm, kỹ thuật đánh bắt, chế biến và bảo quản CNĐD để về hướng dẫn lại cho ngư dân”, ông Lộc nói.

Ngư dân La Tình ở xã Tam Quan Bắc, chủ tàu BĐ-96225 TS phấn khởi: “Sau khi được tỉnh hỗ trợ tui đã nâng cấp hầm ướp cá và thay đổi kỹ thuật bảo quản nên chất lượng cá tươi hơn hẳn, giá cá tăng lên 20%. Nếu đánh bắt bằng thiết bị của Nhật thì chất lượng cá sẽ được cải thiện, chất lượng cá tăng thì giá bán tăng theo”.

Ông Masakazu Shoga, chuyên gia thủy sản Cty Kato Hitoshi General Office, cho biết: “Bình Định có trữ lượng khai thác CNĐD hàng năm rất lớn nhưng chất lượng kém, không đạt tiêu chuẩn XK qua Nhật chủ yếu là do khâu bảo quản chưa được làm tốt.

“Lúc đầu ngư dân còn e ngại nhưng sau khi tiếp cận thấy điều khiển tàu vỏ sắt cũng chẳng khác tàu gỗ nên ngư dân tin dùng. Tôi tin rằng, sau hợp đồng đóng mới với 2 chủ tàu, ngư dân Bình Định sẽ tiếp tục mạnh dạn đóng tàu kiểu này”, ông Sự nói.

Vì vậy, qua làm việc với ngành chức năng Bình Định, chúng tôi đã phân tích, đề ra giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm CNĐD. Với những thiết bị, công nghệ của chúng tôi thì CNĐD của Bình Định sẽ đạt tiêu chuẩn chất lượng XK qua thị trường Nhật, thậm chí cả châu Âu”.

Hàng năm, Nhật Bản tiêu thụ khoảng 600.000 tấn CNĐD, trong đó có 300.000 tấn phải nhập từ nước ngoài, nhưng chỉ có 100.000 tấn là cá tươi, 200.000 tấn đông lạnh. Đặc biệt, các nước xuất khẩu cá sang thị trường Nhật đã có tới 80% ngư dân đang sử dụng những thiết bị và công nghệ của Nhật Bản.

“Vì thế, chúng tôi tin khi áp dụng thành công ở Bình Định, có thể áp dụng rộng rãi cho ngư dân VN. Chúng tôi rất muốn những ngư dân đánh bắt CNĐD sẽ bán được với giá cao hơn giúp người dân đỡ khổ”, ông Masakazu Shoga chia sẻ.

Sau lễ giao nhận thiết bị và công nghệ câu CNĐD theo kiểu Nhật Bản, UBND tỉnh Bình Định và TCty Công nghiệp tàu thủy VN (SBIC) đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển đội tàu cá vỏ sắt và chất liệu mới tại Bình Định. Theo đó, đại diện SBIC đã ký hợp đồng đóng tàu vỏ thép với ông Lê Văn Lùng ở thôn Thiện Chánh, xã Tam Quan Bắc.

Ông Nguyễn Ngọc Sự, Chủ tịch HĐTV TCty Công nghiệp tàu thủy VN cho biết, Cty có 5 mẫu tàu thiết kế cho ngư dân lựa chọn. Riêng với ngư dân Bình Định là mẫu dành cho tàu đánh bắt CNĐD.

Trước đó, mẫu tàu này đã được áp dụng ở Nam Định, Thái Bình với những ưu thế vượt trội với độ ổn định cao, chạy nhanh, chịu được gió cấp 6, 7, tiết kiệm nhiên liệu đến 15% so với tàu gỗ. Tàu được trang bị các loại thiết bị hiện đại như dò tìm, đánh bắt. Kinh phí đóng mỗi tàu từ 5 - 7 tỷ đ/chiếc.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.