| Hotline: 0983.970.780

Tiếp thêm niềm tin chiến thắng

Chủ Nhật 12/04/2020 , 05:35 (GMT+7)

Giữa lúc khó khăn do tác động của dịch Covid-19, những tấm lòng “nhường cơm sẻ áo” với bà con nghèo đang lan tỏa khắp nơi, giúp họ vượt qua khó khăn...

Những phần sẻ chia với người dân nghèo trong mùa dịch Covid -19. Ảnh: MV.

Những phần sẻ chia với người dân nghèo trong mùa dịch Covid -19. Ảnh: MV.

Những ngày này, trên khắp các nẻo đường trong cả nước, đâu đâu cũng với tinh thần “chống dịch như chống giặc”.

Mỗi người dân là một chiến sĩ hết lòng ủng hộ, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, chia ngọt sẻ bùi đang được lan tỏa mạnh mẽ.

Thật trân quý trước tấm lòng hảo tâm của biết bao đơn vị, cá nhân đã, đang và sẽ chung tay cùng cả nước chống dịch Covid-19 bằng những hành động thiệt thực, đóng góp tiền của, công sức mua trang thiết bị y tế, thuốc men… phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Cảm phục nghĩa cử cao đẹp của chủ những nhà hàng, khách sạn sẵn sàng cho Nhà nước mượn cơ sở của mình phục vụ công tác cách ly, thậm chí phục vụ cơm nước miễn phí. Cũng không hiếm những chủ nhà trọ tự nguyện giảm 50 - 100% tiền thuê trọ chỉ với mong muốn được chia sẻ bớt khó khăn với những lao động nghèo bị tác động bởi dịch dệnh…

Đặc biệt với gương Mẹ Việt Nam anh hùng Ngô Thị Quýt (95 tuổi, ở Q.Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) khi đại dịch Covid-19 bùng phát, mẹ đã cần mẫn may từng chiếc khẩu trang vải để hỗ trợ phòng dịch với cộng đồng.

Những chiếc khẩu trang do chính tay mẹ cắt may đã được chuyển đến cho những người cần nó. “Mẹ muốn góp chút gì đó cho công việc phòng chống dịch, chứ mẹ già rồi không giúp được gì hơn!”. Câu nói của mẹ Quýt đã khiến không ít người cảm động rơi nước mắt.

Mẹ Việt Nam anh hùng Ngô Thị Quýt cần mẫn tự tay cắt may từng chiếc khẩu trang vải chung tay phòng chống dịch bệnh. Ảnh: MV.

Mẹ Việt Nam anh hùng Ngô Thị Quýt cần mẫn tự tay cắt may từng chiếc khẩu trang vải chung tay phòng chống dịch bệnh. Ảnh: MV.

Mạng xã hội những ngày gần đây cũng liên tiếp chia sẻ hình ảnh về các điểm phát quà, phát cơm miễn phí cho người nghèo, người bán vé số, phụ hồ… với lời nhắn nhủ: “Nếu khó khăn xin cứ lấy một phần. Nếu bạn ổn, xin nhường cho người khác”, bên cạnh là những bịch gạo, mì gói, hộp cơm, bánh tét… đã được đóng gói sẵn đặt trước cửa nhà, chẳng cần người trông coi, phân phát.

Chúng tôi đã nhìn thấy và cảm nhận được những gương mặt reo vui, những ánh mắt xúc động của người lao động nghèo khi ghé vào đón nhận được phần quà đầy ý nghĩa trong lúc khó khăn mùa đại dịch này.

Những hình ảnh đẹp đó đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn trên các đường phố ở khắp nơi trong cả nước.

Có người tự bỏ tiền túi ra để thực hiện nghĩa cử cao đẹp, nhưng cũng có những nhóm thiện nguyện không quản ngày đêm đi vận động mạnh thường quân ủng hộ tiền, vật dụng để đem đến tận nơi giúp người cần.

Không phải ai trong số họ cũng khá giả, thậm chí không ít người chỉ là những lao động nghèo, cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng đều sẵn lòng giúp đỡ người khác vì “một miếng khi đói bằng một gói khi no”.

Anh Vũ Anh Minh, một thành viên tích cực trong nhóm thiện nguyện (Q. Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Dịch bệnh Covid-19 đã tác động đến mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, khiến biết bao người dân nghèo mất việc làm phải đối mặt với cuộc sống muôn vàn khó khăn. Với chương trình thiện nguyện này hy vọng đem đến cho mọi người lòng tin vào cộng đồng, chung tay chia sẻ với nhau trong lúc khó khăn, đồng lòng cùng vượt qua đại dịch!”.

Theo anh Minh, trong khi dịch bệnh bùng phát để tránh tập trung đông người, nhóm thiện nguyện đã trực tiếp mang những túi quà, khẩu trang phòng dịch, suất ăn trong ngày đi tìm trao tận tay từng người lao động nghèo mất việc.

Tuy nhiên, sự hỗ trợ của các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động và Nhà nước đối với những người lao động bị ảnh hưởng dịch bệnh cũng có giới hạn nhất định. Trong bối cảnh đó, cộng đồng xã hội đang cùng chung tay vào cuộc, mỗi người góp một chút tấm lòng để chia sẻ khó khăn với những người lao động nghèo.

Những điểm phát quà rất ý nghĩa đến với người nghèo khó thật đúng lúc trong mùa dịch. Ảnh: MV.

Những điểm phát quà rất ý nghĩa đến với người nghèo khó thật đúng lúc trong mùa dịch. Ảnh: MV.

Càng đáng quý hơn khi, nhiều người không phải là có điều kiện khá giả nhưng vẫn sẵn sàng chung tay để làm nên những phần quà giúp người khó khăn hơn mình. Họ có thể chỉ là những người lao động bình thường nhưng vẫn sẵn lòng chia sẻ đồng thu nhập ít ỏi của mình để đóng góp với tinh thần “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”.

Những món quà ý nghĩa đến với người nghèo khó thật đúng lúc, như lời động viên, tiếp thêm niềm tin vào cuộc sống và họ sẽ thấy rằng cộng đồng không bỏ rơi họ trong lúc khốn khó. Đó là động lực giúp họ vượt qua khó khăn để cùng cả nước chung tay chống dịch.

Người Việt Nam vốn có truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái. Mỗi người khi thường ngày có thể đều bận rộn, hối hả với cuộc sống mưu sinh, thậm chí là cạnh tranh gay gắt để thu về cái lợi cho mình. Ấy vậy mà, mùa dịch bệnh, thấy ai đó bị rơi vào hoàn cảnh khó khăn, những người xung quanh đã không ngoảnh mặt mà sẵn lòng dang tay nâng đỡ.

Trong gian khó, người dân lại có dịp xích lại gần nhau hơn, cùng san sẻ yêu thương, chung lưng đấu cật, cùng cả nước vượt qua đại dịch. Xích lại để củng cố tình đoàn kết, tăng thêm niềm tin vào một chiến thắng không xa. Với tinh thần ấy cũng chính là điểm tựa để đất nước ta sớm vượt qua đại dịch này và quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau!

“Giữa tâm bão Covid-19, không gian mạng xuất hiện ngày càng nhiều những ca khúc nhạc chế lời của người dân mang thông điệp tích cực về phòng chồng dịch bệnh. Hầu hết các chế phẩm đều mượn danh những ca khúc nổi tiếng, quen thuộc để gây ảnh hưởng đến nhiều người, nhưng trong bối cảnh cả nước đang căng mình chống dịch, thì những “đứa con tinh thần” này lại trở thành vũ khí sắc bén giúp khơi dậy niềm tin, niềm tự hào dân tộc, thôi thúc triệu triệu trái tim bình tĩnh, lạc quan hơn trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19”.

(Kiến thức gia đình số 15)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm