| Hotline: 0983.970.780

Những phận đời phía sau 'Cô Vy':

Ấm áp tình người

Thứ Sáu 10/04/2020 , 09:01 (GMT+7)

Bên cạnh tâm trạng bất an, lo lắng về dịch bệnh, khó khăn, là niềm vui, là sự ấm áp len lỏi trong lòng, khi tận thấy tình người lan tỏa khắp mọi miền.

Hai trong số hàng trăm chủ phòng trọ ở Bình Dương miễn giảm tiền thuê phòng cho công nhân từ 30-50%. Ảnh: Phúc Lập.
Hai trong số hàng trăm chủ phòng trọ ở Bình Dương miễn giảm tiền thuê phòng cho công nhân từ 30-50%. Ảnh: Phúc Lập.

Hai trong số hàng trăm chủ phòng trọ ở Bình Dương miễn giảm tiền thuê phòng cho công nhân từ 30-50%. Ảnh: Phúc Lập.

Những chủ nhà tốt bụng

Có thể nói, Bình Dương là một trong những địa phương ở khu vực miền Đông đi tiên phong trong phong trào chia sẻ khó khăn với người lao động khó khăn khi đại dịch ập đến. Sau đó không lâu, hàng ngàn người khác ở TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, và các tỉnh miền Tây cũng chung tay chia sẻ.

Bình Dương là một trong những tỉnh phát triển mạnh sản xuất công nghiệp, vì thế, lực lượng công nhân khá đông, lên đến hơn 1,2 triệu người. Đa số lao động này là người ngoại tỉnh, phải thuê nhà ở. Đây là nhóm đối tượng lao động dễ bị “tổn thương” khi có biến động như xảy ra đại dịch này.

May mắn là ngay khi tình hình dịch căng thẳng, rất nhiều chủ nhà trọ ở Bình Dương đã “thắp lên” niềm vui, niềm hy vọng cho người lao động khi quyết định miễn giảm tiền thuê phòng trọ cho họ.

Tại Khu 5, phường Phú Hoà, TP.Thủ Dầu Một, có hàng chục khu nhà trọ, tất cả đều giảm tiền thuê từ 30-50%.

Trên đường Trần Văn Ơn, khu nhà trọ của gia đình chị Mai thuộc loại đẹp, phòng khá rộng, thoáng, nên giá thuê tương đối cao so với nhiều nhà trọ khác.

Chị Mai, chủ nhà trọ cho biết, gia đình chị có 2 khu nhà trọ, mỗi khu hơn 20 phòng. Do phòng rộng, đẹp, nên giá thuê có nhỉnh hơn các khu trọ khác một ít. Đa số người thuê trọ ở khu này là nhân viên văn phòng, nhóm sinh viên.

“Bắt đầu từ tháng 3 dến tháng 5, tôi sẽ giảm mỗi phòng 500 ngàn. Nếu hết thàng 5 mà dịch còn diễn biến phức tạp, mọi người còn nghỉ làm, nghỉ học, thì lúc đó sẽ tính tiếp. Nói giảm vậy chứ nhiều người về quê, còn nợ tiền phòng, tôi cũng không đòi”, chị Mai nói.

“Tụi tôi ở đây đa số là nhân viên công ty, lương tháng từ 4-6 triệu, tằn tiện lắm mới đủ trang trải. Tháng này không đi làm, công ty chỉ hỗ trợ chứ không có lương, nghe chị Mai nói giảm tiền phòng mừng quá”, chị Trần Thị Huyền, thuê phòng tại đây, tâm sự.

Hai bạn trẻ ở khu nhà trọ chị Mai: 'Sự chia sẻ trong lúc khó khăn là vô giá, không thể đong đếm. Tụi em rất xúc động vì lòng tốt của các cô chú chủ phòng trọ'. Ảnh: Phúc Lập.

Hai bạn trẻ ở khu nhà trọ chị Mai: "Sự chia sẻ trong lúc khó khăn là vô giá, không thể đong đếm. Tụi em rất xúc động vì lòng tốt của các cô chú chủ phòng trọ". Ảnh: Phúc Lập.

Cũng tại phường Phú Hoà, một khu nhà trọ khác quy mô 200 phòng của ông Phương cũng miễn tiền thuê 1 tháng, mặc dù ông Phương cho biết, khu nhà trọ ông mới xây, còn chưa trả hết tiền vay ngân hàng. “Chẳng mấy khi gặp lúc hoạn nạn, mình nỡ lòng nào dửng dưng được”, ông Phương nói ngắn gọn.

Tại phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một, khu nhà trọ hơn 80 phòng, giá mỗi phòng 1,2 triệu đồng, cũng được miễn hẳn 2 tháng tiền thuê.

“Công ty đang tạm nghỉ, không đi làm, không có lương, đang lo không biết lấy đâu tiền đóng tiền phòng thì nghe chị Dương thông báo miễn 2 tháng tiền thuê, tôi mừng muốn khóc. Với chúng tôi, 1-2 triệu lúc này quý lắm”, chị Thu Hà, công nhân trong khu công nghiệp Việt Hương nói.

Tương tự, khu ký túc xá sinh viên ở phường Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, cũng được bà chủ Kim Anh miễn tiền thuê 2 tháng. Khu ký túc xá này có quy mô hơn 100 phòng, giá mỗi phòng từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng. Tính ra, số tiền bà chủ này hỗ trợ ngưởi lao động đến hơn 300 triệu.

Những hình ảnh như thế này có thể thấy ở nhiều địa phương. Ảnh: Trần Việt.

Những hình ảnh như thế này có thể thấy ở nhiều địa phương. Ảnh: Trần Việt.

Tất cả những người thuê phòng tôi gặp đều rất xúc động, vui mừng khi nói về nghĩa cử của chủ nhà trọ. “Bớt được gánh nặng chi phí trong 1 tháng đã mừng, mà còn vui hơn khi nghĩ đến tấm lòng của họ”, đó là suy nghĩ của những người nhận được sự hỗ trợ.

“Tôi đi bán hàng rong ngoài chợ. Hai tuần nay phải nghỉ bán, chồng tôi làm thợ hồ , nhưng mấy tháng nay công việc thất thường, khó khăn lại càng khó khăn thêm. Đang lo không biết những ngày sắp tới sống ra sao thì nhận tin mừng từ bà chủ nhà. Tôi biết mà, bình thường chị ấy cũng hay giúp đỡ mọi người rồi”, chị Nguyễn Thị Thanh, quê Bình Thuận, ở trọ tại khu nhà trọ của bà Dương, tâm sự.

Sau những nhà trọ ở Bình Dương, hàng trăm nhà trọ khác ở các địa. phương, cũng đã chia sẻ với người lao động, miễn giảm tiền thuê phòng.

“Bớt ăn lại một chút thôi mà”

Trong khi những nhà trọ miễn giảm tiền thuê cho công nhân, thì hàng trăm người không không có phòng cho thuê khác, cũng chung tay chia sẻ với người nghèo.

Không khó để bắt gặp hình ảnh một tấm bảng ghi “Ai cần cứ lấy một phần”, bên dưới là chiếc bàn chất đầy những túi quà, to nhỏ khác nhau, tuỳ khả năng của người muốn giúp đỡ.

Như hình ảnh tấm biển ghi dòng chữ “Nếu khó khăn, cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác”, tại một cửa hàng tạp hóa nhỏ, nằm trên đường DK5A, thuộc khu công nghiệp Mỹ Phước 3 (P.Thới Hòa, TX.Bến Cát, Bình Dương).

Sở dĩ tôi ấn tượng hình ảnh này và viết về nó, bởi khi đó tôi chưa thấy hình ảnh tương tự xuất hiện nơi khác.

'Tiệm tạp hoá nhỏ' ở Bình Dương, một trong những hình ảnh đầu tiên về tấm lòng sẻ chia mà tôi gặp. Ảnh: Phúc Lập.

"Tiệm tạp hoá nhỏ" ở Bình Dương, một trong những hình ảnh đầu tiên về tấm lòng sẻ chia mà tôi gặp. Ảnh: Phúc Lập.

Chủ nhân tiệm tạp hóa và tấm bàng này là một đôi vợ chồng nhìn còn khá trẻ. Nhưng sau khi nói chuyện, anh cho biết đã ngoại tứ tuần. Đến khi hỏi tên thì anh nhất định không chịu nói, còn chị vợ thì nhất định né ống kính.

“Anh cứ gọi là tạp hoá nhỏ được rồi. Ở đây cái gì cũng nhỏ, tiệm nhỏ, những phần quà này cũng rất nhỏ. Chỉ là một chút chia sẻ, động viên mọi người thôi. So với nhiều người khác thì có đáng gì đâu”, anh chủ tiệm vừa cười vừa nói.

Theo lời anh thì mặt bằng tiệm này vợ chồng anh thuê chứ không phải chủ nhân. “Tụi em còn chật vật lắm. Vợ em lúc trước làm công nhân, sau khi sinh cháu, không có người chăm, làm công nhân thu nhập chẳng bao nhiêu, nên cô ấy nghỉ làm, thuê chỗ này bán tạp hóa, vừa có thời gian chăm sóc con”, anh nói.

 
Điểm biếu phần quà hỗ trợ người nghèo của chị Doãn Nga và thông báo trên trang cá nhân của chị. Ảnh: Phúc Lập.

Điểm biếu phần quà hỗ trợ người nghèo của chị Doãn Nga và thông báo trên trang cá nhân của chị. Ảnh: Phúc Lập.

“Còn khó khăn vậy sao anh lại muốn làm việc này?”, tôi hỏi. “Có đáng bao nhiêu đâu anh. Mỗi phần quà chỉ có 2 kg gạo, mấy gói mì, cháo ăn liền thôi. Từ mấy ngày nay, tất cả những. người đến nhận phần quà đều rất đáng thương. Tiếc là tôi chỉ có khả năng đến đó”, anh đáp.

Anh cho biết, mỗi ngày anh chuẩn bị 100 phần quà, có hôm hết, cũng có khi đến chiều tối vẫn còn vài phần. “Vợ chồng tôi dự kiến phát hết ngày 15 tháng 4. Sau đó, nếu tình hình dịch vẫn chưa thuyên giảm, có thể sẽ tiếp tục nếu khả năng cho phép”.

Đến thời điểm này, đi bất cứ đâu, dù ở TP.HCM hay Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai, Vũng Tàu, các tỉnh miền Tây, cũng bắt gặp nhiều hình ảnh chia sẻ, giúp đỡ người khó khăn trong đại dịch, giống như đôi vợ chồng trẻ ở Bình Dương. Và nhiều người trong số họ, cũng chỉ đủ ăn chứ không có dư.

Rất nhiều người nghèo cảm nhận sự ấm áp khi nhận được sự sẻ chia, quan tâm của cộng đồng. Ảnh: Phúc Lập - Doãn Nga.
Rất nhiều người nghèo cảm nhận sự ấm áp khi nhận được sự sẻ chia, quan tâm của cộng đồng. Ảnh: Phúc Lập - Doãn Nga.

Rất nhiều người nghèo cảm nhận sự ấm áp khi nhận được sự sẻ chia, quan tâm của cộng đồng. Ảnh: Phúc Lập - Doãn Nga.

“Thấy mọi người nhường cơm sẻ áo, chung tay giúp đỡ nhau trong khó khăn như vậy, xúc động lắm, mừng lắm. Chắc chắn khó khăn này sẽ sớm qua, dịch bệnh sẽ sớm hết, và tất cả chúng ta sẽ ổn thôi”, chị Doãn Nga.

Trong những ngày đi lấy tư liệu viết vài, tôi tình cờ biết người phụ nữ tên Doãn Nga, ở quận Gò Vấp.

Chị không chỉ là “địa chỉ đỏ” của người nghèo từ nhiều năm nay, mà còn là người nỗ lực không mệt mỏi.

Chị có một cơ sở in bao bì nhỏ, nên khá bận rộn, nhưng về nhà lại bán hàng onlne. Làm việc không mệt mỏi, gom góp từng đồng lẻ, nhưng kinh tế vẫn không mấy khá giả.

Có nhiều đêm, khi mọi người đã chuẩn bị ngủ, thì chị lại cùng một người em, đi hàng chục cây số, chở theo hàng chục phần quà, hộp cơm, bánh, nước uống, biếu người vô gia cư đang ngủ công viên, mái hiên ven đường.

Những ngày này, chị cũng chung tay cia sẻ với người nghèo bằng những phần quà “tương đối”, gồm 10kg gạp, 1 thùng mì gói, dầu ăn, và 1 bịch khẩu trang. Chương trình hỗ trợ này kéo dài nửa tháng, từ ngày 1-15/4.

“Mỗi phần quà trị giá khoảng 300 ngàn, chị có ước tính số người đến mỗi ngày không?” , tôi hỏi. “Có chứ. Tôi ước khoảng 100 phần mỗi ngày, nếu ai đến mà hết, tôi cũng sẽ cố gắng không để họ về không. Cũng chỉ bớt ăn lại một chút thôi mà”, chị nói.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xuất hiện vết nứt trên núi Phú Gia, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân

THỪA THIÊN - HUẾ Trên núi Phú Gia xuất hiện vết nứt dài khoảng 50m, đã có 1 điểm lở xuống phía dưới, độ cao khoảng 20m có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản người dân.