| Hotline: 0983.970.780

Tìm giải pháp tích tụ, tập trung đất nông nghiệp

Thứ Tư 11/01/2017 , 07:08 (GMT+7)

Tại buổi tọa đàm, rất nhiều các báo cáo tham luận, các ý kiến đóng góp của các chuyên gia tập trung vào các vấn đề nhằm tháo gỡ các nút thắt để thúc đẩy tích tụ, tập trung đất nông nghiệp.

Ngày 10/1, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Vụ Nông nghiệp - Nông thôn (Ban Kinh tế Trung ương) tổ chức Tọa đàm “Chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn”.

18-43-36__mg_0036
Tọa đàm Chính sách khuyến khích tích tụ tập trung đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn
 

Chương trình nằm trong khuôn khổ hợp tác thực hiện Đề án “Chủ trương, giải pháp về đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn”, nhằm tham vấn các chuyên gia về các giải pháp, chính sách để thúc đẩy tích tụ, tập trung đất nông nghiệp.

Đồng chủ trì buổi tọa đàm, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, mục tiêu tích tụ, tập trung đất nông nghiệp để giải quyết các vấn đề như hiệu quả sử dụng đất thấp và giảm dần, ruộng đất phân tán manh mún.

Tuy nhiên, quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất diễn ra chậm, khó thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp nông thôn, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp… Nguyên nhân là do những vướng mắc về chủ trương, quan điểm, vướng mắc về khung pháp lý, vướng mắc về chính sách dưới luật, vướng mắc trong chỉ đạo triển khai…

Chính vì vậy cần phải thay đổi chủ trương, quan điểm. Lộ trình nào để thúc đẩy tích tụ, tập trung đất nông nghiệp? Ông Tuấn đã có nhiều gợi mở nhằm tham vấn ý kiến của các chuyên gia.

Tại buổi tọa đàm, rất nhiều các báo cáo tham luận, các ý kiến đóng góp của các chuyên gia tập trung vào các vấn đề nhằm tháo gỡ các nút thắt để thúc đẩy tích tụ, tập trung đất nông nghiệp.

Về đất đai, GS.TSKH Đặng Hùng Võ cho rằng, pháp luật về đất đai đang có những khoảng trống và khoảng chồng.

Theo ông Võ, Luật Đất đai và các hệ thống pháp luật khác đang có sự chồng chéo, xung đột. Đồng thời, nhu cầu thực tế cũng đang đặt ra vấn đề cần phải có những qui định nhưng pháp luật đất đai lại không có.

Ví dụ như quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch tổng thể phát triển, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn. Trong suốt thời gian qua, hệ thống quy hoạch của nước ta luôn bị chia cắt, dẫn đến tình trạng "quy hoạch chồng quy hoạch" và "quy hoạch chống quy hoạch", trong đó quy hoạch sử dụng đất gần như cố tình đứng "cô đơn một mình", không ăn nhập được với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, cũng như quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.

Bộ NN-PTNT mà không quản lý về quy hoạch nông thôn thì làm sao "phát triển được nông thôn", vì quy hoạch luôn là kịch bản phát triển. Trên thực tế, trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, quy hoạch nông thôn đóng vai trò trung tâm, do Bộ NN-PTNT hướng dẫn thực hiện chi tiết theo mục tiêu của Chương trình gắn với dồn điền, đổi thửa, sắp xếp lại đồng ruộng và khu dân cư nông thôn.

Một khoảng trống đáng kể nhất có thể tạo được động lực mới cho phát triển nông nghiệp là việc xóa bỏ các quy định về thời hạn sử dụng đất nông nghiệp và hạn điền đối với đất nông nghiệp. Đây là cách thức duy nhất để giải phóng sức sản xuất nông nghiệp sau khi động lực từ giao đất nông nghiệp của hợp tác xã cho hộ gia đình, cá nhân đã từng bước cạn dần.

Điểm tiếp theo cần phải xem xét là đưa ra chương trình cải cách mạnh mẽ về thuế sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Công cụ thuế không chỉ tạo nguồn thu cho ngân sách mà còn là chính sách điều tiết thị trường hiệu quả nhất.

14-39-18-nn-dbscl-lhv-1190056676
Tích tụ đất đai, đầu tư khoa học công nghệ và nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ
 

Về vấn đề tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp hàng hóa, PGS.TS Trần Quốc Toản - chuyên gia cao cấp, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phân tích: Quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất ở nước ta gặp trở ngại lớn nhất là thực trạng manh mún, dẫn đến ở nhiều nơi nông dân bỏ ruộng.

Chính vì vậy, cần hoàn thiện cơ sở pháp lý để cho các hộ nông dân thực sự là đơn vị kinh tế tự chủ trong phát triển nông nghiệp hàng hóa. PGS.TS Trần Quốc Toản đề ra một số giải pháp như: Phải thực hiện nghiêm túc việc giao ruộng đất ổn định lâu dài cho các hộ nông dân với đầy đủ các quyền theo luật định (quyền sử dụng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê…).

Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn, tư liệu sản xuất và quyền tự do kinh doanh để các hộ nông dân và các doanh nghiệp thực sự yên tâm đầu tư phát triển nông nghiệp hàng hóa, đồng thời thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng, chuyển giao KH-CN trong nông nghiệp…

Buổi tọa đàm cũng đón nhận các bản tham luận của thạc sỹ Vũ Duy Hưng về các giải pháp nhằm quản lý có hiệu đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường quốc doanh. PGS.TS Trần Kim Chung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương về vấn đề Tài chính đất đai để thúc đẩy tích tụ ruộng đất trong khuôn khổ tái cơ cấu nông nghiệp. PGS.TS Vũ Thị Minh - Đại học Kinh tế Quốc dân về những vướng mắc trong tiếp cận đất của doanh nghiệp…

Chủ trì buổi tọa đàm, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn và ông Nguyễn Quốc Ngữ (Vụ Nông nghiệp - Nông thôn) cho rằng, những bản tham luận có ý nghĩa thiết thực. Những ý kiến của các chuyên gia sẽ được chọn lọc để đóng góp xây dựng Đề án “Chủ trương, giải pháp về đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn”.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm