| Hotline: 0983.970.780

Tìm mọi cách tiêu thụ thịt heo

Thứ Sáu 28/04/2017 , 09:55 (GMT+7)

Ngày 27/4, Bộ NN-PTNT đã làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai và các sở, ngành có liên quan, các doanh nghiệp trên địa bàn để bàn giải pháp tìm đầu ra cho con heo ở tỉnh có đàn heo lớn nhất nước này.

18-46-34_tim-moi-cch-tieu-thu-thit-heo-nh-1
Quang cảnh cuộc họp

Theo ông Phan Minh Báu, PGĐ Sở NN-PTNT Đồng Nai, tỉnh này đang có khoảng 1,7 triệu con heo, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lượng heo hơi quá lứa từ 120-160 kg/con còn tồn trong dân khá nhiều do XK tiểu ngạch sang Trung Quốc đang bế tắc.

Đến ngày 26/4, giá heo hơi trên địa bàn Đồng Nai chỉ còn 22.000-24.000 đ/kg. Do giá giống, giá thức ăn… giảm, giá thành chăn nuôi heo trên địa bàn cũng đã giảm so với trước đây.

Hiện tại, chăn nuôi nông hộ có giá thành khoảng 33.000-34.000 đ/kg; trang trại không liên kết với doanh nghiệp có giá thàn 31.000 đ/kg; trang trại nuôi gia công cho các doanh nghiệp có vốn nước ngoài giá thành 27.000-28.000 đ/kg. Như vậy, người chăn nuôi ngoài hệ thống của các công ty có vốn nước ngoài đang bị lỗ 7.000-11.000 đ/kg heo hơi.

Ông Báu nhấn mạnh, trong khi người chăn nuôi đang thua lỗ nặng nề, thì các khâu trung gian lại thu lời lớn, nhất là khâu bán lẻ tới người tiêu dùng. Cụ thể, thương lái mua heo hơi với giá 24.000 đ/kg. Sau khi giết mổ, họ bán xỉ 36.000 đ/kg móc hàm cộng với 350.000 đ/bộ đồ lòng. Khi ra tới chợ, thịt heo có giá bình quân 80.000 đ/kg, chênh lệch 44.000-64.000 đ/kg. Đây là mức chênh lệch quá lớn và rất bất hợp lý. Bởi thông thường, nếu giá thịt heo bán lẻ ở chợ là 80.000 đ/kg, thì giá heo hơi 40.000-42.000 đ/kg là phù hợp.

Chính vì vậy, nhiều đại biểu tham dự cuộc họp đã nhấn mạnh tới việc phải làm sao giảm được giá bán lẻ thịt heo để kích cầu người tiêu dùng tăng mua, qua đó, góp phần quan trọng đẩy mạnh tiêu thụ heo ở Đồng Nai cũng như các tỉnh, TP khác.

Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, khẳng định với giá heo hơi như hiện nay, nếu giá bán lẻ thịt heo giảm xuống còn 50.000-60.000 đ/kg, thương nhân vẫn lời khá. Mà với mức giá bán lẻ còn 50.000-60.000 đ/kg, chắc chắn người tiêu dùng sẽ tăng mua thịt heo lên nhiều.

Đại diện của một số doanh nghiệp chăn nuôi cũng đã gợi ý một số giải pháp tháo gỡ khó khăn về đầu ra cho con heo.

18-46-34_tim-moi-cch-tieu-thu-thit-heo-nh-2
Một trại heo ở Đồng Nai

Ông Dương Anh Tuấn, GĐ Cty Bình Minh, chia sẻ, đầu năm nay, con gà lông màu cũng gặp khó khăn lớn về đầu ra, có thời điểm giá xuất chuồng chỉ còn 15.000-16.000 đ/kg. Khi ấy, Cty Bình Minh đã quyết định ngưng đưa gà lông màu ra thị trường trong nhiều ngày, tổ chức cấp đông dự trữ.

Thông tin Bình Minh ngừng bán gà đã có tác động không nhỏ tới thị trường gà lông màu, khiến giá loại gà này đã nhích dần lên và hiện ở mức 30.000-32.000 đ/kg. Bài học này cũng có thể áp dụng với những công ty lớn về chăn nuôi heo.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, cho biết, sau buổi làm việc với Bộ NN-PTNT đầu tuần này, nhiều doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi đã vào cuộc giúp giảm bớt khó khăn cho người chăn nuôi. Chẳng hạn, 5 công ty TĂCN có vốn nước ngoài đã giảm giá 200 đ/kg TĂCN các loại. Với mức giảm này, mỗi tháng, người chăn nuôi cả nước có thể tiết kiệm được hơn 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, các công ty TĂCN Việt Nam lại chưa tham gia giảm giá. Tỉnh Đồng Nai cần làm việc với các công ty TĂCN trên địa bàn về vấn đề này.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhấn mạnh, vấn đề cần làm nhất hiện nay là phải tìm mọi cách để giúp người chăn nuôi tiêu thụ heo. Thứ trưởng đánh giá cao những giải pháp mà tỉnh Đồng Nai và các hiệp hội, doanh nghiệp đã nêu, đồng thời đề nghị Đồng Nai thống kê lại chính xác số lượng heo quá lứa đang tồn đọng trên địa bàn nhằm co giải pháp cụ thể. Thứ trưởng cũng đề nghị các công ty chăn nuôi lớn trên địa bàn cân nhắc không giảm giá thu mua heo, mà cố giữ và nếu có thể thì nâng giá thu mua lên.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm