| Hotline: 0983.970.780

Tín ngưỡng thờ Hùng Vương đang bị "biến tướng"

Thứ Ba 27/03/2012 , 08:55 (GMT+7)

Hiện nay, xung quanh việc thực hành tín ngưỡng này còn nhiều vấn đề khiến cho các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý phải "đau đầu."

Ảnh chỉ có tính minh họa
Tín ngưỡng thờ Hùng Vương là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam vốn tồn tại từ rất lâu đời. Tuy nhiên, hiện nay, xung quanh việc thực hành tín ngưỡng này còn nhiều vấn đề khiến cho các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý phải "đau đầu."

Tín ngưỡng bị biến thiên

“Giờ nói về giá trị tín ngường thờ Hùng Vương, chúng ta dễ tìm những lời có cánh để ca ngợi nhưng chuyển sang thực hành mới là vấn đề.”

Giáo sư sử học Lê Văn Lan đã phải thốt lên điều này trong cuộc hội thảo khoa học “Tín ngưỡng thờ Hùng Vương-Hội tụ văn hóa tâm linh và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc” trong khuôn khổ chương trình các hoạt động giỗ Tổ Hùng Vương-lễ hội Đền Hùng diễn ra tại tỉnh Phú Thọ.

Ông Lan đưa ra một loạt các ví dụ, như việc ông đã bắt gặp đoàn người hành hương, ngay ngoài sân Đền Thượng. Họ ngồi đọc kinh với vẻ thành kính. Đây là một bộ phận thực hành tín ngưỡng thờ Hùng Vương. Ông Lan cho biết, những người thực hành này đọc các bài kinh rất chuẩn, đều đặn, mê mải, nhiều từ nói về Phật. Rồi, ông nhận xét, như vậy, Phật giáo đang đan xen vào tín ngưỡng thờ Hùng Vương nhiều.

Ông Lan còn nhấn mạnh vào ví dụ, khi ông vào được bên trong Đền Thượng, nhiều người không vào được đã nhờ các ông chuyển tiền qua khe cửa vào những mâm lễ trong điện.

Ngay cả việc các tượng phật được đặt vào tín ngưỡng thờ Hùng Vương tại trung tâm của nó là Đền Hùng.

Giáo sư Lê Văn Lan đưa ra ý kiến, chúng ta cần phải xem cả triệu người đến Đền Hùng, họ thực hành tín ngưỡng như thế thế nào để thấy được tín ngưỡng thờ Hùng Vương của dân gian bây giờ.

Theo ông Lan, đến lúc này, tín ngưỡng thờ Hùng Vương đang có những biến tướng đáng ngại, nó bị pha tạp nhiều yếu tố. "Đây là một thực trạng xuất phát từ việc thiếu hiểu biết của người dân về tín ngưỡng này. Họ thực hiện tín ngưỡng theo bản năng, làm những điều mình thích," vị giáo sư sử học nói.

Để khắc phục tình trạng này, ông Lan chỉ ra rằng, chỉ có một cách duy nhất là tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu để người dân hiểu được bản chất, ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Hùng Vương, giúp họ phân biệt được tín ngưỡng này với những tín ngưỡng hay tôn giáo khác.

Tuy nhiên, ông Lan cũng khẳng định, để làm được điều đó không hề dễ, công việc này cần có sự hợp lực của nhiều người, nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau để tuyên truyền trên cơ sở một giáo trình.

Đưa tín ngưỡng lại cho cộng đồng?

Theo giáo sư Ngô Đức Thịnh, niềm tin là yếu tố quan trong trong tín ngưỡng thờ Hùng Vương. Khi con người có niềm tin họ sẽ có một loạt các hành vi tín ngưỡng để thực hiện hành vi ấy nhưng trong quản lý xã hội lại hạn chế niềm tin của họ.

Ông Thịnh cho rằng, tín ngưỡng thờ Hùng Vương là hiện tượng xuyên thời đại và triều đại. Theo ông, xu hướng nhà nước hóa là điều đáng ngại, cần tăng cường vai trò chủ thể của người dân trong nghi lễ dân gian này.

Theo ông Nguyễn Văn Huy, Giám đốc chuyên môn của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, có nhiều giải pháp cho tình trạng này. "Nhà nước cần khuyến khích, tạo điều kiện để phục hồi các lễ hội trên địa bàn Phú Thọ gắn liền hoặc kết hợp với tín ngưỡng Hùng Vương. Bên cạnh đó, Những năm lẻ, nên để cộng đồng làm chủ thể thực hiện lễ hội, còn nhà nước chỉ hỗ trợ về mặt an ninh trật tự và quảng bá tín ngưỡng, lễ hội," ông Huy đưa ra khuyến nghị.

Nhấn mạnh vào vai trò quản lý của nhà nước, ông Nguyễn Tiến Khôi, Chủ tịch Hội sử học Phú Thọ cho rằng, bất kỳ quốc gia nào tổ chức ra những hội hè, thánh điện đều cần có vai trò quản lý của nhà nước.

Ông Khôi lập luận, trong dịp lễ hội, nhà nước chỉ tổ chức và quản lý trong dịp giỗ Tổ. Mỗi ngày Đền Hùng đón nhận cả triệu người về hành hương nếu không có vai trò quản lý của nhà nước thì ở đó sẽ mất trật tự an ninh...

Phó giáo sư Đặng Văn Bài còn cho biết thêm, nơi thực hành tín ngưỡng thờ Hùng Vương không chỉ có ở Đền Hùng mà còn có ở 108 điểm là đình, đền, miếu trên địa bàn Phú Thọ nói riêng và ở trên 1.000 điểm trên cả nước nói chung để người dân thực hiện tín ngưỡng mà không có sự tham gia của nhà nước.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Lật mặt 7 chạm mốc hơn 60 tỷ sau 2 ngày công chiếu

Sau hai ngày công chiếu, tính cả những suất chiếu sớm, phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' đã thu về hơn 60 tỷ đồng, vượt xa phim Mai của Trấn Thành.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

HLV Hoàng Anh Tuấn chia tay U23 Việt Nam để nhường ghế cho HLV ngoại

HLV Hoàng Anh Tuấn kết thúc nhiệm vụ dẫn dắt tạm quyền đội U23 Việt Nam sau vòng chung kết U23 châu Á tại Qatar.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm