| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 04/03/2019 , 11:12 (GMT+7)

11:12 - 04/03/2019

Tin vui cho hộ nghèo

Kể từ ngày 1/3/2019, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ nâng mức cho vay tối đa đối với các hộ nghèo từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng, không phải dùng bất cứ tài sản gì để thế chấp hay đảm bảo cho khoản vay...

Cũng theo quy định tại quyết định số 12/QĐ-HĐQT do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kiêm chủ tịch HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội Lê Minh Hưng mới ký ban hành, thời hạn cho vay sẽ được nâng lên 120 tháng (mười năm) thay vì 60 tháng (5 năm) như trước đây.

Mức cho vay tối đa đối với các hộ nghèo được nâng từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng (Ảnh minh họa)

Đây quả là một tin vui đối với gần 7 triệu hộ nghèo và các hộ thuộc đối tượng chính sách được vay vốn, là khách hàng của Ngân hàng Chính sách xã hội. Quyết định này cho thấy sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đối với người nghèo càng ngày càng lớn hơn, càng sâu sắc hơn. Mức vay mới này sẽ đáp ứng được một phần lớn hơn nhu cầu về vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh.

Với mức vay tối đa 50 triệu như trước đây, trên thực tế không ít hộ nghèo, dẫu được vay, cũng rất khó xoay sở với số tiền đó vì quá ít. Không ít hộ, do không đủ để đầu tư, dẫn đến việc phải vay thêm tín dụng “đen” mới đủ. Nhưng một khi đã vay tín dụng “đen”, thì lãi suất ngay lập tức sẽ trở thành một con dao cứa cổ người vay. Và mức lãi đó sẽ “ăn” ngay vào số tiền 50 triệu đã vay của ngân hàng, khiến cho không ít hộ trở thành trắng tay, không những không phát triển được sản xuất, không thoát được nghèo mà thậm chí còn nghèo hơn.

Nay, với mức vay mới này, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ thuộc diện chính sách sẽ có cơ hội đầu tư cho những dự án lớn hơn, và cơ hội thoát nghèo sẽ nhiều hơn. Mức vay mới này, cùng với gói vay 5.000 tỉ đồng được Ngân hàng Nhà nước giao cho Ngân hàng NN-PTNT (Agribank) triển khai (xét duyệt chỉ trong 1 ngày, mỗi hộ nghèo được vay tối đa 30 triệu đồng, lãi suất hợp lí) nhằm ngăn chặn tín dụng “đen”, sẽ khiến cho nạn tín dụng “đen” bị hạn chế tối đa.

Thời gian cho vay được nâng từ 5 năm lên 10 năm cũng là một điều vô cùng thuận lợi. Đối tượng được vay vốn theo nghị định số 78 và các quyết định số 120, 15 của chính phủ là hộ nghèo, cận nghèo có tên trong danh sách của huyện. Và vay với mục đích chăn nuôi, trồng cây, buôn bán. Nếu hộ vay dùng vào mục đích trồng cây chẳng hạn, với 5 năm như trước đây, cây thu hoạch chưa ổn định thì đã đáo hạn, phải trả nợ ngân hàng rồi. Từ khi trồng cho đến năm thứ 5, người trồng không có thu nhập. Để có tiền trả nợ ngân hàng, chỉ còn trông vào nguồn thu hoạch từ cây, nhưng cây mới 5 năm tuổi, thu được bao nhiêu? Người trồng chỉ thực sự có lãi khi vườn cây có tuổi đời từ 10 năm trở lên. Thực tế cho thấy, một vườn cây 10 tuổi cho thu nhập cao gấp nhiều lần một vườn cây mới 5 - 6 tuổi.

Chính sách mới này sẽ là động lực cho các hộ nghèo vươn lên, thoát nghèo bền vững.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm