| Hotline: 0983.970.780

Tỉnh Thừa Thiên- Huế công nhận 6 sản phẩm OCOP đợt I năm 2002

Thứ Bảy 11/07/2020 , 09:03 (GMT+7)

Trong 6 sản phẩm OCOP được UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế công nhận đợt I năm 2020, có 3 sản phẩm đạt 4 sao và 3 sản phẩm đạt 3 sao.

UBND tỉnh này vừa ban hành Quyết định về việc công nhận, phân hạng sản phẩm và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đợt I năm 2020 thuộc Chương trình Mỗi xã mỗi sản phẩm OCOP.

Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt I năm 2020. Ảnh: Tiến Thành.

Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt I năm 2020. Ảnh: Tiến Thành.

Theo Quyết định của UBND tỉnh đợt I năm 2020 tỉnh Thừa Thiên- Huế có 6 sản phẩm được công nhận và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP. Trong đó, có 3 sản phẩm đạt 4 sao gồm: Bộ sản phẩm đèn trang trí, rổ, rá của HTX mây tre đan Bao La (huyện Quảng Điền), Trà rau má Quảng Thọ của HTX Nông nghiệp Quảng Thọ II (Quảng Điền); Khăn choàng Nhâm của HTX thổ cẩm xã Nhâm (A Lưới). Các sản phẩm còn lại đạt 3 sao là Gạo Phú Hồ của HTX NN Phú Hồ (huyện Phú Vang); Mật ong ruồi Nam Đông của hộ kinh doanh Diệp Minh Khanh (huyện Nam Đông) và Nước mắm cá Như Ý của hộ kinh doanh cơ sở Như Ý (huyện Phú Vang).

Theo đó, các sản phẩm đạt hạng sao nêu trên được UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cấp giấy chứng nhận, được sử dụng nhãn hiệu OCOP và các thứ hạng sao đạt được in trên bao bì sản phẩm theo quy định. Kết quả xết hạng có giá trị thời hạn 36 tháng.

Đợt đầu năm 2020, ở Thừa Thiên - Huế có 4/9 huyện, thành phố có sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP với 9 bộ hồ sơ và sản phẩm tham gia dự thi thuộc các nhóm và phân nhóm sản phẩm gồm: Ngành thực phẩm có 6 sản phẩm; ngành đồ uống 1 sản phẩm; ngành vải, may mặc 1 sản phẩm; ngành thủ công mỹ nghệ, trang trí 1 sản phẩm.

6 sản phẩm vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế công nhận sản phẩm OCOP. Ảnh: Tiến Thành.

6 sản phẩm vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế công nhận sản phẩm OCOP. Ảnh: Tiến Thành.

Cùng với đó, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cũng đã ban hành Quyết định số 1622/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm ở tỉnh Thừa Thiên- Huế đến năm 2030.

Theo mục tiêu của Đề án được phê duyệt, bảo tồn và khai thác dược liệu tự nhiên; Đầu tư phát triển diện tích trồng dược liệu; Huy động doanh nghiệp phát triển các sản phẩm từ cây dược liệu theo tiêu chí của Chương trình OCOP.

Trên cơ sở những yêu cầu của Đề án, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đã đưa ra các nhóm giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới như: Tập trung vào các nội dung chủ yếu: Tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương của tỉnh về đầu tư phát triển cây dược liệu; Giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Đề án trong đó nguồn kinh phí được Huy động các nguồn lực hỗ trợ từ trung ương đến địa phương, nguồn vốn vay ưu đãi, các nguồn hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và các nguồn xã hội hóa khác; Giải pháp tổ chức thực hiện bao gồm thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án, Phân công thực hiện Đề án.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.