| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 09/10/2014 , 08:13 (GMT+7)

08:13 - 09/10/2014

Tòa án hay… nhà riêng?

Bức ảnh vị luật sư đang hùng biện trong phần tranh tụng với đại diện VKSND duy trì quyền công tố tại tòa đang gây "bão".

Cả phòng xử đang chăm chú lắng nghe, trong khi vị thẩm phán chủ tọa phiên tòa thản nhiên “buôn” bằng điện thoại di động (người chụp cho biết, trong suốt phiên tòa, chủ tọa đã nhiều lần “buôn” như thế).

Bạn đọc cả nước giật mình. Chưa bao giờ người ta thấy một sự xúc phạm công lý, khinh bỉ cả luật sư lẫn đại diện VKSND, khinh bỉ công luận đến thế.

Phiên tòa diễn ra tại trụ sở TAND huyện Phúc Thọ thuộc TP Hà Nội, được mở ra để xét xử vụ án ông Phạm Đình Huy, nguyên phóng viên Báo Xây dựng, bị VKSND huyện Phúc Thọ truy tố về hành vi “Cưỡng đoạt tài sản”, được quy định tại điều 135 Bộ luật Hình sự.

Người đang tranh tụng với đại diện VKSND là luật sư Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng Luật sư Vì Dân (Hà Nội), tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo. Người đang thản nhiên buôn điện thoại trên ghế chủ tọa phiên tòa là bà Đặng Thị Bích Loan, thẩm phán TAND huyện Phúc Thọ.

Thông thường, chỉ những khi thư thái trong nhà riêng, thì người ta mới dùng điện thoại để “buôn”, đủ chuyện với bạn bè.

Còn khi trong nhà đang có khách chẳng hạn, thì không những người ta không bao giờ “buôn” điện thoại trước mặt khách, mà có người điện đến, chủ nhà cũng phải cất lời: “Xin lỗi, chị (hay anh, hay tôi…) đang có khách, lát nữa gọi lại”.

Đó là những hành vi tối thiểu của một người có văn hóa.

Nhưng đây là tòa án, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong hệ thống tư pháp. HĐXX thay mặt Chủ tịch nước để xét xử (vì thế, thẩm phán là người được Chủ tịch nước bổ nhiệm hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, và mỗi bản án đều được mở đầu bằng câu “Nhân danh nước CHXHCN Việt Nam”), có quyền đưa ra những phán quyết liên quan đến số phận của mỗi bị cáo.

Theo quy định của pháp luật, thì trước khi mở phiên tòa, thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa phải nghiên cứu thật kỹ, thật toàn diện hồ sơ vụ án để xem xét, đánh giá những chứng cứ, lời khai… và những tài liệu khác có trong hồ sơ.

Nhưng tất cả những tài liệu có trong hồ sơ vụ án cũng chưa đủ làm căn cứ để kết tội bị cáo. Mà còn phải căn cứ vào cả một quá trình diễn biến của phiên tòa. Và đặc biệt là trong những lời khai của bị cáo, thì lời khai tại tòa là quan trọng nhất.

Tại tòa, bị cáo có thể phủ nhận lời khai tại cơ quan điều tra, do bị dùng nhục hình để bức cung. Trong phiên tòa, đại diện VKSND là người tiến hành tố tụng, có nhiệm vụ buộc tội bị cáo. Còn bị cáo hay luật sư của bị cáo tham gia tố tụng với tư cách là người gỡ tội.

Trong phần tranh tụng, cả hai bên đều đưa ra những chứng cứ của mình. HĐXX phải hết sức lắng nghe để cân nhắc, đánh giá chứng cứ của mỗi bên. Có như vậy thì việc kết tội, lượng hình mới chính xác, tránh làm oan cho công dân.

Chính vì thế mà khoản 5, điều 3, Thông tư số 01/2014/TT-TC ngày 28/4/2014 của Chánh án TANDTC ban hành về nội quy phiên tòa, đã chỉ rõ rằng “Không sử dụng điện thoại di động trong phòng xử án… ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa”.

Việc bà thẩm phán chủ tọa phiên tòa ngang nhiên vi phạm thông tư trên của Chánh án TANDTC bằng việc vừa “buôn” điện thoại vừa điều khiển phiên tòa, không thèm chú ý đến quan điểm của luật sư, khiến nhiều người xem đặt câu hỏi: Phải chăng là án đã bỏ túi rồi. Luật sư chỉ là “cây cảnh”, nên chẳng cần nghe làm gì. Chỉ cốt “diễn”, hết giờ, tuyên án cho xong mà về?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm