| Hotline: 0983.970.780

Tọa đàm “đóng tàu đánh bắt cá vỏ thép” cho ngư dân

Thứ Hai 09/06/2014 , 08:13 (GMT+7)

Buổi tọa đàm do Hội khoa học kỹ thuật và kinh tế biển TP.HCM tổ chức tại hội trường Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM sáng 7/6.

Tọa đàm có sự tham gia của hơn 200 nhà khoa học đến từ các vụ, viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp và đại diện ngư dân.

Tại buổi tọa đàm, đa số các đại biểu nêu quan điểm, trong thời gian qua nhiều tàu cá ngư dân miền Trung đánh bắt xa bờ tại vùng biển Hoàng Sa – Trường Sa bị tàu lớn Trung Quốc đâm chìm và hư. Nên việc đóng tàu vỏ thép lớn hơn thay thế tàu vỏ gỗ truyền thống là cần thiết. 

Các chuyên gia trong ngành đã đề xuất 4 phương án tàu mẫu vỏ thép dùng lưới rê, lưới vây, lưới kéo và tàu dịch vụ cho ngư trường. Đồng thời, nhấn mạnh cần thiết kế con tàu phù hợp với địa hình từng vùng miền, tập quán ngư dân. Những đơn vị đóng tàu lớn tham dự tọa đàm đã đưa ra các mẫu thiết kế tàu cá vỏ thép hiện đại để giới thiệu, lấy ý kiến của các nhà khoa học. Đặc điểm: Tàu cá vỏ thép chạy nhanh, chở được nhiều cá hơn, số ngày đi biển gấp hai lần, chi phí nhiên liệu tính theo tấn tải trọng thấp hơn tàu vỏ gỗ. Đặc biệt, tàu vỏ thép lớn nên gặp tàu nước ngoài sẽ tự tin hơn không sợ bị tấn công.

“Chính phủ có chủ trương hỗ trợ 30.000 tỉ đồng để đóng tàu vỏ thép cho ngư dân. Đây là tiền thuế của dân, mà thu của dân thì đầu tư cho dân phải hiệu quả. Hãy để ngư dân “mắt thấy, sờ tận tay” con tàu của họ và quyết định chọn hay không”, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Phó tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật và kinh tế biển TP.HCM.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học lưu ý, thay tàu cá vỏ gỗ sang vỏ thép đồng nghĩa với việc thay cách đánh bắt cá truyền thống sang hiện đại nên cần nghiên cứu kỹ.

Trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt, tàu cá vỏ thép cần phải được thử nghiệm, đánh giá bằng thực tiễn. Vấn đề kỹ thuật, phải thử nghiệm xem khả năng hoạt động, tốc độ, lưới kéo, lưới vây, lưới rê… các mẫu tàu vỏ thép theo đúng quy chuẩn kỹ thuật.

Liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mình, ông Phạm Non, một ngư dân, đồng thời là chủ cơ sở đóng tàu Mai Biển ở Quảng Ngãi, nói: “Ngư dân không thích bị người khác ấn vào tay mình một con tàu mà từ máy móc, thiết kế đến phương tiện đánh bắt đều không phải do mình chọn lựa. Tâm lý chung của ngư dân là thích tàu chạy ít hao dầu nhất và giá rẻ”.

Theo ông Non, mẫu tàu cá do Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) trực thuộc Vinashin vừa “chào hàng” tại buổi tọa đàm có nhiều bất cập. Ví dụ như: hộp số chỉ có 4.1, trong khi ngư dân cần hộp số to hơn là 5.1; ngư dân quen dùng máy Hino, tiết kiệm nhiên liệu, trong khi tàu do SBIC thiết kế xài máy của một hãng máy chuyên về xây dựng, quá xa lạ với ngư dân...”.

Đồng quan điểm trên, TS.Nguyễn Hữu Nguyên, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và chính sách quốc gia (ĐH KHXH&NV TP.HCM) cho rằng, đơn vị thiết kế tàu phải am hiểu về nghề biển. “Ngư dân khó chấp nhận một con tàu do ai đó đóng nhưng không biết giá thành bao nhiêu, tính cơ động trên biển của con tàu tới đâu, có tốt hơn tàu gỗ cũ của họ không”, TS.Nguyễn Hữu Nguyên nói.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm