| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 06/11/2014 , 08:15 (GMT+7)

08:15 - 06/11/2014

Tội quan và tội dân

Hai vụ việc giống hệt nhau. Nhưng quan chỉ bị khiển trách, cảnh cáo. Còn dân thì ngồi tù.

Vụ Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Phước Bùi Quốc Khánh cầm ly bia đập vào mặt Phó Giám đốc Sở Nội vụ Phạm Thành Chung, khiến ông Chung chảy máu mặt đầm đìa, phải nhập viện cấp cứu, làm dư luận xôn xao một thời gian, đã đi đến hồi kết, khi ông Chung bị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Phước xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Còn ông Khánh bị cảnh cáo.

Mới đây, TAND huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai) mở phiên tòa xét xử bị cáo Trần Đình Mỹ Lân, bị VKSND huyện truy tố về tội “Làm nhục người khác”, do Lân đã cầm ly bia hắt vào người ông Phạm Văn Trọng, Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Định Quán. Và tòa đã phạt Lân 12 tháng tù ngồi, vì đã làm nhục ông Trọng.

Chuyện “ông Nội” và “ông Ngoại” choảng nhau, có nguyên nhân là khi “ông Nội” đang “tiếp khách” trong giờ hành chính tại quán karaoke thì “ông Ngoại” từ ngoài vào, cầm ly bia cụng với khách nhưng lại phớt lờ “ông Nội”, khiến “ông Nội” nổi giận. Đấu võ mồm chưa đã, hai quan tỉnh chuyển sang đấu võ tay, “ông Ngoại” đã cầm ly bia táng “ông Nội”.

Còn chuyện Trần Đình Mỹ Lân hắt ly bia vào người ông Phạm Văn Trọng cũng có nguyên nhân từ cuộc nhậu trong quán. Thấy ông Trọng dùng xe công biển xanh vào quán nhậu, nói năng ầm ỹ quá.

Từ một bàn khác, Lân nhắc nhở: “Nay đang còn quốc tang đại tướng Võ Nguyên Giáp, mấy ông ăn nhậu nói nhỏ thôi”, khiến ông Trọng nổi giận. Và vụ án đã xảy ra.

Hai vụ việc giống hệt nhau. Nhưng quan chỉ bị khiển trách, cảnh cáo. Còn dân thì ngồi tù.

Trần Đình Mỹ Lân bị tù vì “Đã xâm phạm đến uy tín, danh dự và nhân phẩm của ông Trọng, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ngành thuế địa phương (trích bản án)”. Còn hành vi của “ông Nội” và “ông Ngoại” thì chỉ là việc nhậu nhẹt dẫn đến thiếu kiềm chế.

Xét nguyên nhân của hai vụ việc, thì Lân có ý thức hơn cả “ông Nội” lẫn “ông Ngoại”. Ý thức ở chỗ thấy đang kỳ quốc tang, cờ rủ treo khắp nơi, mọi hoạt động vui chơi giải trí bị cấm, mà quan chức vẫn ngang nhiên dùng xe công đi nhậu nhẹt. Lại còn cười nói ầm ỹ, gây phản cảm, nên Lân nhắc nhở.

Và khi hai bên cãi nhau thì hắn cũng chỉ hắt (chứ không đập) ly bia vào người ông quan thuế cấp huyện. Hành vi đó, theo các luật sư, cùng lắm là chỉ bị xử lý hành chính. Thế mà hắn vẫn phải bóc lịch trong tù.

Còn “ông Nội” và “ông Ngoại” đều là quan chức cấp tỉnh, địa vị cao hơn Lân cả chục tầm, hưởng lương cao ngất ngưởng từ tiền thuế của dân. Nhưng vẫn nhậu nhẹt bê tha trong giờ hành chính.

Chỉ riêng việc đó thôi đã đáng bị đuổi việc rồi. Lại còn dùng ly bia làm vũ khí choảng nhau đến chảy máu đầu đầm đìa nữa, mà chỉ bị “gãi” sơ sơ.

Trước tình trạng quan chức  say xỉn, gây nên hết chuyện này đến chuyện khác. Nào đánh người, nào lái xe gây tai nạn cho người đi đường… xảy ra ngày càng nhiều thì mức độ kỷ luật đối với “ông Nội” và “ông Ngoại” nói trên, là quá... hẻo!

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm