| Hotline: 0983.970.780

Tôm chết hàng loạt, chưa rõ nguyên nhân

Thứ Ba 19/06/2012 , 10:33 (GMT+7)

Qua thống kê sơ bộ, đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 100 ha tôm nuôi bị dịch bệnh, chiếm 20% tổng diện tích thả nuôi, thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Đầu vụ nuôi tôm 2012 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, các hộ đã thả nuôi trên 500 ha tôm thẻ chân trắng và tôm vùng triều. Qua thống kê sơ bộ, đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 100 ha tôm nuôi bị dịch bệnh, chiếm 20% tổng diện tích thả nuôi, thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Những vụ trước, bà con đều biết nguyên nhân gây dịch bệnh khiến tôm chết thì vụ này họ không thể lý giải được nguyên nhân vì sao. Đặc biệt, dịch bệnh không chỉ xảy ra trên hồ nuôi của những hộ không chấp hành lịch thời vụ và mua con giống trôi nổi trên thị trường mà ngay cả những hộ tuân thủ tuyệt đối về con giống, lịch thời vụ và cách xử lý ao hồ đều dính dịch. Xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) có hơn 60 ha diện tích ao hồ nuôi tôm thì diện tích tôm bị chết chiếm hơn 50 ha.

Gia đình bà Lê Thị Hoa ở thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa thả nuôi 0,4 ha với 20 vạn tôm chân trắng. Tôm đã trên 2 tháng tuổi nhưng nhiễm bệnh rồi chết dần. Mặc dù gia đình bà đã tuân thủ đúng lịch thời vụ cũng như các biện pháp xử lý ao nuôi và phòng bệnh nhưng tôm vẫn chết trắng hồ. Hiện bà con nông dân ở khắp 5 xã phía đông huyện Tư Nghĩa là Nghĩa An, Nghĩa Phú, Nghĩa Hà, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hiệp đang chịu chung tình trạng tôm chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Ông Nguyễn Dũng - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Phú cho biết, xã có trên 15 ha tôm nuôi đều nhiễm bệnh.

Ngay sau khi xuất hiện dịch bệnh tôm chết hàng loạt, Chi cục Thú y Quảng Ngãi đã thu 9 mẫu tôm gửi Cơ quan Thú y vùng 4 ở Đà Nẵng xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm chỉ có 2 mẫu bị virus đốm trắng và 1 mẫu giống bị bệnh hoại tử cơ quan tạo máu, 6 mẫu còn lại không phát hiện virus gây dịch bệnh.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm