| Hotline: 0983.970.780

Tôn vinh cây quế

Thứ Hai 28/09/2015 , 07:15 (GMT+7)

Khó nơi nào người dân lại trồng nhiều quế như đất Văn Yên, từ dưới thung sâu tới tận đỉnh núi cao đặt chân tới đâu cũng gặp quế. 

Với hơn 23.000 ha, từ lâu Văn Yên được coi là “thủ phủ” của cây quế. Được ví là cây vàng trên núi, cây quế đã làm thay đổi bao nhiêu số phận, hàng ngàn hộ dân không chỉ thoát khỏi cảnh đói nghèo mà nhiều hộ trở nên giàu có. Lần đầu tiên huyện Văn Yên (Yên Bái) tổ chức lễ hội quế, cây quế đã thực sự được tôn vinh…

Khó nơi nào người dân lại trồng nhiều quế như đất Văn Yên, từ dưới thung sâu tới tận đỉnh núi cao đặt chân tới đâu cũng gặp quế. Cả một vùng rừng núi ngút ngàn màu xanh của quế.

14-15-56_6
Ông Trần Huy Tuấn, Bí thư Huyện ủy Văn Yên đánh trống khai mạc Lễ hội quế

Quế là loại cây trồng truyền thống của người Dao dùng làm thuốc chữa bệnh, sau trở thành sản phẩm hàng hóa, rồi được xuất khẩu sang các nước Á, Âu… Từ đó cây quế được phát triển ra toàn huyện, nhưng tập trung nhiều nhất ở các xã Xuân Tầm, Phong Dụ Hạ, Phong Dụ Thượng, Đại Sơn, Viễn Sơn, Mỏ Vàng, Quang Minh, Châu Quế Hạ, Tân Hợp, Nà Hẩu…; tổng diện tích trên 23.000 ha.

Chất lượng quế Văn Yên được đánh giá là cao nhất nước, mỗi năm xuất bán trên 7.000 tấn vỏ quế, 280 tấn tinh dầu, gỗ quế ngoài làm ván ghép thanh, vỏ bao bì còn chế biến thành hàng gia dụng, mỹ nghệ với trên 40.000 m3/năm.

14-15-56_2
Quế vỏ khô

Cây quế tận thu tất cả từ lá, cành và thân cây. Hàng năm nguồn thu từ cây quế mang lại cho người dân Văn Yên gần 400 tỷ đồng. Do giá trị cây quế mang lại rất lớn cho người trồng quế, nên hàng năm diện tích trồng mới từ 1.000-1.200 ha.

Ông Hoàng Văn An, người Tày, xã Đại Sơn, từ năm 1965 đã lặn lội tới tỉnh Quảng Ninh tìm những giống quế chất lượng cao về trồng. Sau mấy chục năm trồng quế, gia đình ông có ngót 100 ha quế, ông chia cho mỗi người con vài chục ha. Ông An có 5 người con trai, nhờ cây quế mà cả 5 người con của ông đều xây nhà tầng tạo thành một dãy phố trong rừng.

14-15-56_1
Ông Hoàng Văn An chăm sóc rừng quế có giá hàng trăm triệu đồng

Cây quế xã Viễn Sơn nổi tiếng nhất Văn Yên, bài hát Trăng sáng trên rừng quế của nhạc sĩ Trọng Loan được sáng tác sau khi ông đi thăm rừng quế Viễn Sơn. Những “đại gia” quế của xã Viễn Sơn phải kể tới Bàn Phúc Hoa thôn Đồng Lụa có 50ha, Lý Tiến Thắng ở thôn Khe Lợ có 40ha, trị giá hàng chục tỷ đồng.

Huyện Văn Yên hiện có một cây quế cổ thụ, tuổi đời trên 100 năm. Cây quế thuộc sở hữu của gia đình ông Bàn Sành Châu, thôn Khe Đóm I, xã Xuân Tầm có giá trên 50 triệu đồng. Đã nhiều người tới trả nhưng ông không bán, vì đó là “cây vàng” do cha ông để lại cho con cháu lấy hạt làm giống.

Từ nhiều năm nay giá quế khá ổn định, giá vỏ quế tươi có giá trung bình từ 16.000-20.000đ/kg, còn giá vỏ quế khô từ 32.000-34.000đ/kg, quế chi, quế vụn cũng bán được 13.000-15.000đ/kg. Vỏ quế số 3 độ dày từ 1-1,2cm có giá 800 ngàn đến 1 triệu đồng/kg. Thân quế sau khi bóc vỏ có đường kính từ 15cm trở lên bán cho các cơ sở chế biến gỗ làm bao bì với giá từ 1,5-1,8 triệu/m3, còn lá quế bán cho các cơ sở chế biến tinh dầu với giá từ 1.500-2.500đ/kg.

So với nhiều cây trồng khác, cây quế đã mang lại cho người dân một nguồn thu có giá trị và ổn định. Vùng quế Văn Yên từ vài chục năm nay đã nổi tiếng trên thế giới, tháng1/2010 Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã có quyết định chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế Văn Yên.

Nhiều hoạt động văn hóa - thể thao được tổ chức trong lễ hội quế: Kéo co, bắn nỏ, tái hiện đám cưới của người Dao, tái hiện lễ cấp sắc 12 đèn, lễ hội cầu mùa, khai thác quế, trồng quế, thi người đẹp vùng quế…

Công nghiệp chế biến quế đã hình thành từ vài chục năm nay, ngoài 8 nhà máy chưng cất tinh dầu quế của các Cty: Hương liệu Việt Trung, Đạt Thành, HTX Bách Lâm, Cty CP LNS-Thực phẩm Yên Bái, Cty Trường An, Cty Tân Thịnh. Ngoài ra còn có hơn 200 cơ sở chưng cất tinh dầu quế mô hình hộ gia đình, sản phẩm 600-800kg/năm.

Ngoài các nhà máy chưng cất tinh dầu quế, hiện có 9 Cty đang thu mua, chế biến quế phục vụ nhu cầu trong nước và XK, trong đó Cty TNHH Hương gia vị Sơn Hà 100% vốn nước ngoài, có trụ sở đóng tại Từ Sơn, Bắc Ninh.

Cty mỗi năm chế biến 2.500 tấn hàng hóa từ quế. Với trên 200 sản phẩm: Quế điếu, quế nghiền, quế cắt, quế tấm, nước quế… và các loại hương liệu đã được xuất khẩu sang các nước EU và Mỹ. Cty có Văn phòng đại diện tại thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, các xã đều có điểm thu mua để tiêu thụ quế cho bà con.

14-15-56_4
Nhân viên Cty Sơn Hà có vốn 100% nước ngoài giới thiệu sản phẩm với khách hàng

Sản phẩm chế biến từ cây quế vô cùng phong phú, với khoảng gần 500 sản phẩm, được các bàn tay khéo léo của các nghệ nhân chế tác đã trở thành thứ hàng hóa vô cùng độc đáo được bày bán ở nhiều nơi trên đất nước.

Lễ hội quế Văn Yên lần thứ I diễn ra từ ngày 25-27/9/2015 tại xã Viễn Sơn, đã thu hút hàng ngàn du khách từ khắp nơi đến với lễ hội, đây chính là sự tôn vinh cây quế. Lễ hội đã tái hiện lại cuộc sống của người dân trồng quế Văn Yên trong việc giữ gìn và phát triển giống quế quý cho con cháu và muôn đời sau.

14-15-56_5
Những sản phẩm từ quế

14-15-56_7
Tái hiện việc trồng và phát triển cây quế Văn Yên

14-15-56_8
Biểu trưng của sản phẩm quế Văn Yên

14-15-56_9
Người dân tham gia Lễ hội quế

14-15-56_10
Tái hiện đám cưới người Dao đỏ Viễn Sơn

14-15-56_11
Tái hiện lễ cấp sắc 12 đèn

14-15-56_12
Lễ cầu mùa của người Dao đỏ

Xem thêm
Người làm nên thương hiệu 'heo say xỉn'

NINH BÌNH Mấy năm nay tôi không thể vào một trại lợn nào vì chủ trại phòng dịch rất nghiêm, thế mà anh Nga bảo vào thoải mái, lao động ở đây còn thường xuyên về nhà.

Chú trọng tiêm vacxin, chống buôn lậu trước mùa nguy cơ dịch bênh

Chỉ đạo hoạt động của ngành thú y, chăn nuôi thời gian tới, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh công tác kiểm soát dịch bệnh bằng vacxin và phòng chống buôn lậu.

Chuyện của Madam Hương Coffee và cà phê đặc sản dưới tán rừng

QUẢNG TRỊ Cây cà phê từng khiến chị rơi vào cảnh trắng tay. Nhưng cũng nhờ trồng và chế biến cà phê đặc sản dưới tán rừng, chị đã tìm lại chính mình.

Triển vọng kinh tế xanh từ phế phụ phẩm ngành sắn

TÂY NINH Tây Ninh là thủ phủ cây sắn của cả nước, các phế phụ phẩm ngành sắn đang được địa phương này tận dụng triệt để, hướng tới kinh tế xanh và tuần hoàn, bền vững.