| Hotline: 0983.970.780

TP HCM tăng tốc rau VietGAP

Thứ Năm 12/02/2015 , 06:13 (GMT+7)

TP HCM đã triển khai chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn giai đoạn 2011-2015, phấn đấu đến năm 2015 diện tích trồng rau đạt 15.000 ha. 

TP.HCM có tốc độ đô thị hóa tác động rất mạnh đến nông nghiệp. Nhiều loại cây trồng không còn phù hợp sẽ dần mất đi. Tuy nhiên, rau xanh là loại cây trồng khá phù hợp với nông nghiệp đô thị nên được duy trì phát triển để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Hướng đi tất yếu

TP đã triển khai chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn giai đoạn 2011-2015, phấn đấu đến năm 2015 diện tích trồng rau đạt 15.000 ha. Hiện đã có 329 tổ chức, cá nhân SX rau được chứng nhận VietGAP (gồm HTX Ngã Ba Giòng, HTX Thỏ Việt, HTX Phước An, Liên tổ Tân Trung...) với tổng diện tích 145,7 ha, sản lượng ước đạt 15.637 tấn/năm.

So kế hoạch chương trình vẫn còn thấp, vì thế ngành nông nghiệp TP.HCM đang tiếp tục vận động bà con nông dân SX theo chuẩn VietGAP để tạo sự an tâm tiêu dùng về các loại thực phẩm tươi sống.

Nhưng SX VietGAP không dễ dàng, qua nhiều năm vẫn chỉ đạt kết quả khiêm tốn. Tìm hiểu tại các HTX rau thì việc SX theo VietGAP có khắt khe về ghi chép nguồn gốc, ghi chép nhật ký đồng ruộng (từ khi xuống giống, chăm sóc, thu hoạch)…

Do nông dân chưa quen nên mất nhiều công sức, chi phí SX tăng từ 10 - 15% so với SX bình thường, trong khi giá rau VietGAP cũng chỉ tương đương với rau thường.

Theo ông Nguyễn Văn Hợt, Chủ nhiệm HTX Ngã Ba Giòng (xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn), rau VietGAP bán tại các chợ chưa có khác biệt gì so với rau từ các nguồn khác đưa về và không chỉ người tiêu dùng chưa xem trọng mà ngay người bán cũng vẫn mù mờ về sản phẩm VietGAP.

Một nỗ lực đáng ghi nhận, các siêu thị, hệ thống cửa hàng tiện lợi của TP đã nhanh xây dựng kế hoạch về nguồn hàng và tổ chức trưng bày nhằm giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận mua sản phẩm VietGAP. Siêu thị Coopmart, đơn vị chủ lực mua rau VietGAP trưng bày trong khu vực riêng, rau được đóng gói, có bảng hiệu nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.

Siêu thị cũng dành ra một lượng rau chưa vào bao bì để người tiêu dùng có thể lựa chọn mua theo nhu cầu. Có thể nói, đây là nơi bán rau an toàn, trong đó 80% là sản phẩm đạt chuẩn VietGAP.

Theo ông Nguyễn Phước Trung, GĐ Sở NN-PTNT TP.HCM, để đạt được mục tiêu đề ra, các cơ quan chuyên môn sẽ tiếp tục thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân nhằm khuyến khích, thúc đẩy SX theo VietGAP như tập huấn và chuyển giao kỹ thuật; xây dựng các tổ nhóm, HTX SX rau; tổ chức nhiều đợt khảo sát học tập mô hình SX chuỗi an toàn, tạo cơ hội để nông dân có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm…

Đặc biệt đối với khâu xúc tiến thương mại, hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm rau VietGAP, giao cho Trung tâm Tư vấn & hỗ trợ nông nghiệp TP tiếp tục triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền, hỗ trợ quảng bá xây dựng thương hiệu cho sản phẩm VietGAP, tăng cường kết nối với thị trường tiêu thụ, nhất là tại các chợ đầu mối, nơi phân phối chủ yếu các mặt hàng nông sản của TP.

Hiện trên địa bàn TP.HCM đã hình thành 12 HTX và hàng chục tổ hợp tác, liên tổ SX rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, nhưng hằng năm lượng rau làm ra mới chỉ cung ứng cho thị trường TP được khoảng 30%, còn lại phần lớn từ các tỉnh đưa về.

Đây cũng là một khó khăn của TP trong quản lý rau sạch và ATVSTP cho người tiêu dùng. Hiện liên tổ SX rau an toàn Tân Trung (Củ Chi) và HTXNN Phước An (Bình Chánh) ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm rau với Sài Gòn Coop, Cty TNHH Việt Nhi, doanh nghiệp tư nhân Kim Dung và Cty TNHH Thương mại thủy sản nên việc SXKD rau VietGAP thuận lợi hơn.

Rau VietGAP ra chợ

Hiện TP.HCM có khoảng hơn 200 ha rau SX theo quy trình VietGAP được Sở NN-PTNT kết nối với các siêu thị, doanh nghiệp, nhà hàng, trường học, bếp ăn tập thể… để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

Trong 4 năm qua, ngày nào cũng vậy, tại gian hàng của anh Phú, chị Lan, vợ chồng anh Bình, chị Thoa (khu vực chợ Văn Thánh) cũng tiếp nhận khoảng 10 loại rau VietGAP của HTXNN Thỏ Việt. Các mặt hàng này được bày bán ở một khu vực riêng.

Chị Lan cho biết, so với các loại rau thông thường, rau VietGAP có giá bán cao hơn gấp 2, thậm chí gấp 3 lần nhưng vẫn được nhiều khách hàng chọn mua và chỉ sau 8 giờ là hết hàng. Tất cả các mặt hàng này đều được đóng gói bình quân ở mức 500 gr/gói, giá bán tùy loại rau như muống, dền, đay, mồng tơi, cải xanh, cải ngọt… dao động từ 8.000 - 10.000 đồng/gói.

TP.HCM dân cư ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, chất lượng cuộc sống luôn đòi hỏi những sản phẩm xanh, sạch hàng ngày. Rau VietGAP là hướng đi đúng cần mở rộng.

Theo chị Thoa, sản lượng rau VietGAP tiêu thụ ngày càng nhiều do nhu cầu sử dụng tăng cao. Lý do,  ngoài yếu tố đảm bảo VSATTP thì giá bán của các loại rau VietGAP rất ổn định. Có thời điểm rau thông thường tăng gấp 3 lần do thời tiết xấu khiến sản lượng sụt giảm thì rau VietGAP vẫn giữ giá.

Trên thị trường TP.HCM, ngoài sản phẩm VietGAP còn có các loại rau hữu cơ (còn được gọi là rau organic). Loại rau này thực sự sạch do không sử dụng phân bón hóa học, không thuốc BVTV, không chất kích thích, chất bảo quản và không biến đổi gen…

So với rau VietGAP, giá bán rau organic cũng cao gấp đôi nhưng nhiều người vẫn mua, với họ sức khỏe cho gia đình quan trọng hơn. Điều này có thể lý giải, một cửa hàng rau organic nhỏ xíu ở đường Hai Bà Trưng nhưng khách hàng lúc nào cũng đông nghẹt, người mua chậm chân là hết hàng.

Thời gian qua, Trung tâm Tư vấn & hỗ trợ nông nghiệp TPHCM là đơn vị đã tổ chức nhiều hội nghị giao lưu kết nối SX, tiêu thụ giữa HTX Thỏ Việt, Nhuận Đức, Ngã Ba Giòng, Phú Lộc, Phước An... với hệ thống siêu thị Coop Mart, Big C, Lotte Mart, Maximart...), các cửa hàng tiện ích, các chợ bán lẻ (Văn Thánh, Thị Nghè, Bàn Cờ, Vườn Chuối...) với sản lượng cung ứng bình quân 900 tấn/tháng.

118606-ru-tri-vu124734587
SX rau an toàn trái vụ cho thu nhập cao

Trung tâm cũng đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ quảng bá, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm rau VietGAP như phối hợp với Đài Truyền hình TP.HCM thực hiện chương trình truyền hình "Nông dân hội nhập" phát sóng trên kênh HTV9, giới thiệu những mô hình SX rau VietGAP điển hình, có hiệu quả, theo chuỗi...; hỗ trợ các đơn vị SXKD rau VietGAP thiết kế website, logo, đăng ký nhãn hiệu; tổ chức giới thiệu sản phẩm rau VietGAP tại các kỳ hội chợ chuyên ngành để các đơn vị SXKD có điều kiện tiếp cận với thị trường, thông qua đó nhiều hợp đồng liên kết SX, tiêu thụ đã được ký kết.

Sở NN-PTNT đã trao giấy chứng nhận SX rau VietGAP cho HTX Phước An (7 ha), Tân Trung (9,5 ha), nâng tổng diện tích rau sạch được chứng nhận VietGAP trên địa bàn TP lên 90 ha. Đây cũng là hai trong các mô hình của Dự án Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm do Canada tài trợ (CIDA) ở 16 tỉnh, thành trong cả nước.  

Ngoài việc tiến hành xây dựng VietGAP cho các HTX , CIDA sẽ có những hoạt động về tiếp thị như xây dựng mô hình cửa hàng kinh doanh rau sạch từ 3 - 4 quầy, sạp liền nhau ở các chợ đầu mối nông sản lớn như Bình Điền, Thủ Đức để đưa rau sạch tới tận tay người tiêu dùng.

Song song đó, thực hiện chủ trương của TP về triển khai đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo chuỗi ATVSTP, Sở Công thương đã làm việc với 17 chợ loại 1 để đưa rau VietGAP vào các chợ truyền thống. 

Trước đó, chợ Tân Định cũng đã chủ động lên kế hoạch đưa mô hình rau sạch vào chợ, đồng thời tổ chức các buổi trao đổi kiến thức về rau sạch cho tiểu thương.

Sau hơn 1 năm Saigon Coop ký kết hợp tác phát triển các sản phẩm rau sạch với 16 đơn vị được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, sản lượng rau tiêu thụ trong hệ thống Coop Mart đã tăng tới hơn 50%, từ 60 tấn lên gần 100 tấn/ngày.

 Trong đó, lượng rau quả được công nhận VietGAP đã chiếm tới 80% tổng lượng rau phân phối tại Coop Mart, 20% còn lại là sản phẩm an toàn.

(nguyên Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM)

Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Philippines học hỏi kinh nghiệm tiêm vacxin dịch tả lợn châu Phi cho lợn nái

Những kết quả khả quan trong việc tiêm đại trà vacxin dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam sẽ trở thành những cơ sở đánh giá quan trọng cho các quốc gia khác.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.