| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM đã cơ bản giải quyết ngập úng khu vực ngoại thành

Thứ Bảy 10/09/2022 , 16:18 (GMT+7)

Hàng loạt dự án, công trình thủy lợi được triển khai xây dựng trong nhiều năm qua đã bắt đầu phát huy tác dụng chống ngập úng ở TP.HCM, nhất là khu vực ngoại thành.

Cống Mương Chuối thuộc Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu. Ảnh: Thanh Sơn.

Cống Mương Chuối thuộc Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu. Ảnh: Thanh Sơn.

Trước tình trạng ngập úng ngày càng gia tăng ở TP.HCM, vào ngày 28/10/2008 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP.HCM. Mục tiêu của Quy hoạch là nghiên cứu đề xuất các giải pháp thủy lợi nhằm giải quyết tình trạng ngập úng ở TP.HCM.

Theo đó, trong giai đoạn đến 2021, thực hiện các giải pháp kiểm soát thủy triều, chủ động hạ thấp mức nước trên các kênh trục bao quanh vùng bờ hữu sông Sài Gòn - Nhà Bè, phát huy khả năng trữ nước của hệ thống kênh rạch, hồ nước và các khu vực thấp, trũng, làm tăng khả năng tiêu thoát cho hệ thống cống rãnh trong thành phố, chấm dứt tình trạng úng ngập do lũ và triều, tạo nền cho việc tiêu thoát nước mưa từ hệ thống kênh rạch, định hướng các khung trục tiêu; gắn kết việc vận hành công trình kiểm soát nước với việc cải thiện môi trường kênh rạch cho khu vực này.

Giai đoạn sau 2012: thực hiện các giải pháp kiểm soát ở khu vực ngã ba sông Đồng Nai - Sài Gòn, bao gồm các giải pháp kiểm soát lũ thượng lưu, kiểm soát triều, nhằm giải quyết bài toán chống úng ngập cho khu vực thành phố trong điều kiện có lũ lớn ở thượng lưu và nước biển dâng trong tương lai; gắn kết việc vận hành công trình kiểm soát nước với việc cải thiện môi trường kênh rạch, cải tạo các vùng đất phèn.

Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM cho biết, trước và sau khi có Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP.HCM, thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp công trình và phi công trình để chống ngập úng.

Về giải pháp công trình, thành phố đã triển khai một số dự án thủy lợi lớn. Cụ thể, thành phố đã triển khai xây dựng tuyến đê bao dọc sông Sài Gòn, khu vực từ Bến Súc (huyện Củ Chi) cho đến sông Vàm Thuật (Gò Vấp). Chiều dài tuyến đê này khoảng 64 km. Ngoài ra còn khoảng 100 km đê trong nội đồng và các cống liên quan tới tuyến đê bao này.

Đến nay, thành phố đã triển khai thực hiện được 8 dự án trên tuyến đê bao dọc sông Sài Gòn. Trong đó, đã hoàn thành 6 dự án, 2 dự án còn dở dang do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2023.

Khi hệ thống đê bao dọc sông Sài Gòn được hoàn thành, sẽ đảm bảo ngăn lũ ở phía thượng nguồn cũng như ngăn triều cường nhằm bảo vệ các khu vực dân cư và diện tích sản xuất khoảng gần 12.000 ha dọc khu vực này.

Đồng thời, TP.HCM đang triển khai giai đoạn 1 Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu. Dự án này do Tập đoàn Trung Nam đầu tư theo hình thức là đối tác công tư. Dự án này gồm 6 cống lớn có khẩu độ từ 40 mét đến 160 mét và tuyến đê kè 7,8 km bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến sông Kinh ở các đoạn xung yếu ...

Ngập úng ở khu vực nội thành TP.HCM. Ảnh: Thanh Sơn.

Ngập úng ở khu vực nội thành TP.HCM. Ảnh: Thanh Sơn.

Dự kiến Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu sẽ hoàn thành vào năm 2023, giúp bảo vệ cho khoảng 570 km2 và 6,5 triệu dân đang sinh sống ở bờ hữu sông Sài Gòn và khu vực nội thành TP.HCM khỏi tình trạng ngập úng bởi triều cường.

Ngoài ra, thành phố đang đầu tư tiếp là Dự án Tham Lương - Bến Cát – rạch Nước Lên giai đoạn 2 để kết nối liên vùng với Bình Dương, Long An và Đồng Nai.

Song song với việc triển khai thực hiện các dự án lớn, TP.HCM cũng đã chỉ đạo các quận, huyện triển khai thực hiện các công trình phòng, chống thiên tai quy mô nhỏ để tại các vị trí xung yếu, không để xảy ra cái tình trạng bể, tràn bờ bao.

Ông Hoàng nhận định, tuy nhiều dự án đang bị chậm tiến độ do những khó khăn, trở ngại trong giải phóng mặt bằng, bố trí vốn …, nhưng nhìn chung, các công trình thủy lợi phục vụ chống ngập cho TP.HCM đang đạt được những mục tiêu đề ra. Đặc biệt, tình hình ngập úng khu vực ngoại thành cũng như tình trạng bể bờ bao do triều cường đã không còn xảy ra như trước đây.

Xem thêm
Đại biểu Quốc hội kiến nghị nâng ít nhất 2,5 lần giá khoán bảo vệ rừng

Thảo luận tại nghị trường, các đại biểu Quốc hội quan tâm đến vấn đề khoán bảo vệ rừng và đề xuất cần nâng mức hỗ trợ lên ít nhất 2,5 lần.

Hỗ trợ nông dân có lúa bị thiệt hại bên đường cao tốc qua Hậu Giang

Hậu Giang Các đơn vị liên quan thống nhất hỗ trợ nông dân có diện tích lúa bị thiệt hại cặp bên dự án làm đường cao tốc đoạn qua tỉnh Hậu Giang.

VinFast VF 3 - 'chân ái' sang xịn mịn của dân văn phòng

Với mức giá chỉ từ 240 triệu đồng, chính sách trả góp hơn 2 triệu đồng/tháng, thiết kế nhỏ gọn và phong cách, VF 3 đang là cái tên 'hot rần rần' với người dùng Việt, đặc biệt là giới văn phòng, công sở.

Sụt lún đoạn bê tông đã lót gạch vỉa hè kè sông Cần Thơ

Tiếp tục xảy ra hiện tượng sụt lún, nứt dọc cục bộ tại một số vị trí vỉa hè đã được lát gạch tại dự án kè sông Cần Thơ.