| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM đã tiêu hủy hơn 2.000 con lợn nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Năm 04/07/2019 , 17:43 (GMT+7)

Chiều 4/7, đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM cho biết, tính đến nay Dịch tả heo (lợn) châu Phi đã xảy ra tại 15 hộ chăn nuôi thuộc 6 ấp, 6 phường xã của 5 quận huyện trên địa bàn thành phố với tổng số heo phải tiêu hủy là 2.177 con.

Được biết, ngày 3/7 tại 3 hộ chăn nuôi thuộc địa bàn phường Tân Tạo (quận Bình Tân), người dân phát hiện một số con lợn có triệu chứng điển hình của bệnh dịch tả lợn châu Phi, nên đã báo cho cơ quan chức năng. 

Qua kết quả mẫu xét nghiệm số lợn trên dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM đã cùng các cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy 122 con lợn nghi nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Tiêu hủy heo bệnh tại phường Tân Tạo (quận Bình Tân, TP.HCM).

“Người chăn nuôi cần tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, đảm bảo an toàn sinh học để bảo vệ đàn heo của mình. Không bán tháo heo bệnh với giá rẻ khiến dịch bệnh lây lan. Hiện nay, nhiều thương lái ép giá thu mua heo hơi đến tuổi xuất chuồng còn 25.000 đồng/kg ngang bằng giá hỗ trợ của Chính phủ, như vậy sẽ ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ thịt heo, cũng như tình hình dịch bệnh trong thời gian tới”, đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM nhấn mạnh.

Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, để chủ động phòng, chống bệnh dịch bệnh xâm nhiễm và lây lan trên địa bàn thành phố, ngày 4/7, UBND TP đã có văn bản khẩn gửi các Sở, ban ngành và 24 quận huyện về việc tổ chức thực hiện tiêu hủy heo nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Theo đó, UBND các quận, huyện tăng cường kiểm tra chặt chẽ tình hình chăn nuôi trên địa bàn, tiếp tục tổ chức kiểm tra việc thực hiện các biện pháp an toàn sinh học tiêu độc, khử trùng. Ngoài ra, địa phương cần chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị đầy đủ, nhân lực để ứng phó khi xảy ra dịch và có các phương án tiêu hủy tại chỗ để kịp thời xử lý theo đúng quy định.

Mặt khác, kiểm tra giám sát các hố chôn heo bị nhiễm bệnh Dịch tả lợn châu Phi để đảm bảo môi trường, cũng như kiểm tra tại các khu vực mới xử lý lợn bệnh đối với môi trường đất, các nguồn nước và không khí xung quanh nhằm phát hiện và xử lý kịp thời khi có sự cố.

Đặc biệt, đối với các quận huyện không thể chôn lập tại chỗ do không còn quỹ đất chôn lấp; nơi chôn lấp không đảm bảo điều kiện theo hướng dẫn chuyên ngành thú y hoặc bùng phát bệnh trên quy mô lớn, UBND TP yêu cầu UBND các quận huyện phối hợp với Sở NN-PTNT cùng làm việc với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị để xử lý tiêu hủy tập trung (chôn lấp hoặc thiêu đốt) tại nhà máy xử lý chất thải y tế (Khu xử lý chất thải Đông Thạnh) hoặc bãi chôn lấp số 3 (Khu liên hợp xử lý chất thải Phước Hiệp).

UBND TP.HCM giao Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị khẩn trương chuẩn bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị và nhân công để tiếp nhận xử lý heo bệnh tại bãi chôn lấp số 3 và nhà máy xử lý chất thải y tế, bao gồm phương án trữ đông trong trường hợp không thể xử lý hết trong ngày.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm