| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM sẵn sàng di dời gần 5.000 dân Cần Giờ đến nơi an toàn

Chủ Nhật 24/12/2017 , 19:39 (GMT+7)

Tính đến chiều 24/12, toàn bộ hệ thống chính trị của TP.HCM đã cơ bản hoàn tất công tác phòng chống cơn bão số 16 Tembin.

Sáng 24/12, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM cho biết, đã ký Công điện hỏa tốc gửi các đơn vị liên quan trong TP, với nội dung yêu cầu các cơ quan chức năng hoãn tất cả các cuộc họp không cần thiết để tập trung ứng phó với cơn bão số 16, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, trang thiết bị để ứng phó và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu; các nơi tiếp tục kiểm tra công tác chằng chống nhà cửa, kho tàng, hệ thống điện lưới… để đảm bảo an toàn; người dân cần chủ động thu hoạch và bảo vệ khu nuôi trồng thủy sản; yêu cầu Sở GTVT đốn hạ các nhánh cây không an toàn, tổ chức huy động lực lượng xử lý ngay các cây xanh bị đổ để đảm bảo an toàn, thông suốt. Trước đó thành phố đã ban hành lệnh cấm các loại tàu thuyền ra khơi vào 16h ngày 23/12.

Yêu cầu UBND huyện Cần Giờ chuẩn bị, sẵn sàng di dời dân đến các địa điểm an toàn ngay khi có lệnh, đặc biệt là người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người tàn tật. Quá trình di dời dân phải an toàn tuyệt đối; chăm lo tốt sinh hoạt cho nguười dân tại nơi tránh bão. Ngoài Cần Giờ, các địa phương có nguy cơ sạt lở cao khác như huyện Nhà Bè và Bình Chánh, quận Thủ Đức, Bình Thạnh và Q.2…cũng phải tổ chức lực lượng, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để chủ động sơ tán, di dời dân đến các địa điểm an toàn khi cần.

Ông Lê Minh Dũng, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cho biết hiện công tác ứng phó với bão Tembin đang được các đơn vị của huyện triển khai, lên danh sách gần 5.000 dân Cần Giờ (trong đó có khoảng 2.000 người trên xã đảo Thạnh An), sẵn sàng di dời khi bão Tembin đến. Lực lượng ứng phó túc trực 24/24 sẵn sàng di dời dân ở khu vực xã đảo Thạnh An và những vị trí ven kênh, rạch đến nơi an toàn. Nhiều nhà cửa, lồng bè của các hộ dân cũng đã được gia cố. “Chúng tôi đã cấm biển trong ngày hôm nay. Kêu gọi và cùng người dân gia cố lại nhà cửa, lồng bè. Tùy vào tình hình thực tế mà chúng tôi di dời dân đến những nơi an toàn như trụ sở xã, trường học. Địa phương sẽ không để người dân nào ở lại trong vùng nguy hiểm nếu bão vào” ông Dũng nói.

Tại Cần Giờ, lực lượng bộ đội biên phòng, kiểm lâm, cũng được huy động 100% quân số, sẵn sàng ứng trực khi bão đến. “Chúng tôi túc trực toàn bộ quân số của Hạt, bổ sung thêm lực lượng các đơn vị khác cùng các anh bộ đội biên phòng, các loại phương tiện, lưgn thực, nước uống…đều đã chuẩn bị sẵn sàng. Khi có lệnh di dời bà con, chúng tôi làm ngay”, ông Phùng Gia Hưng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Cần Giờ nói.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.