| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 28/05/2019 , 08:56 (GMT+7)

08:56 - 28/05/2019

Trả lại công bằng cho thí sinh bị trượt oan

Kết quả điều tra vụ gian lận trong kỳ thi phổ thông trung học quốc gia năm 2018 tại Sơn La, khiến nhiều người bàng hoàng.

Trung bình mỗi trường hợp được nâng điểm đã phải bỏ ra 1 tỷ đồng cho cán bộ coi thi và cán bộ chấm thi. Một sự thật vô cùng cay đắng, mà những ai quan tâm đến sự nghiệp trồng người đều cảm thấy xót xa.

Ảnh minh họa

Cách vớt vát uy tín cho Bộ GD-ĐT là… đuổi học các thí sinh được nâng điểm, còn những thí sinh học hành giỏi giang nhưng vì không có 1 tỷ đồng đã bị trượt oan uổng, thì sao?

Vụ gian lận thi cử chấn động đã xảy ra, không chỉ làm tổn hại niềm tin của cộng đồng, mà còn gây bất công cho những thí sinh chăm chỉ dùi mài đèn sách.

Trước cánh cửa các trường đại học danh giá, nhiều thí sinh có thành tích thi cử rất cao nhưng vẫn không được làm sinh viên, vì… hàng loạt thí sinh của Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La nhờ chiêu trò dối trá để có điểm số ngất ngưởng đã nhảy bổ vào danh sách trúng tuyển.

Bây giờ, những thí sinh từ… bóng tối mờ ám kia đã phải trở về với bóng tối cùng những phụ huynh ranh mãnh, nhưng ánh sáng vẫn chưa soi rọi những thí sinh thực sự xuất sắc.

Đơn cử, thí sinh NPH ở Thạch Thất - Hà Nội có tổng điểm thi ba môn Toán - Hóa - Sinh là 29,5 điểm nhưng vẫn trượt Đại học Y Hà Nội. Trong khi đó, kết quả chấm thẩm định cho thấy có 3 thí sinh đỗ vào Đại học Y Hà Nội có điểm số thấp hơn nhiều so với điểm trúng tuyển. Câu hỏi đặt ra, thí sinh NPH và những thí sinh tương tự, bao giờ lấy lại cơ hội học tập mà họ xứng đáng được ngồi ở giảng đường mơ ước?

Không những không xin lỗi các thí sinh trượt oan uổng, mà vài quan chức của Bộ GD-ĐT lại than thở khó khăn nọ vướng mắc kia.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học - Nguyễn Thị Kim Phụng cho rằng: “Những thí sinh bị mất cơ hội vào ngành học mong muốn do những thí sinh được nâng điểm chiếm chỗ, là hậu quả không có khả năng khắc phục. Nếu cứ cố khắc phục có thể làm hệ thống tuyển sinh xáo trộn”.

Không có đèn xanh được bật từ cấp quản lý vĩ mô, thì các trường đại học với cơ chế tự chủ có thể mang lại hy vọng cho các thí sinh trượt oan uổng không? Trong quy định tuyển sinh, không có điều nào cấm bổ sung những thí sinh trượt oan uổng. Với tinh thần cầu thị và minh bạch, các trường đại học cứ gửi thông báo cho thí sinh trượt oan uổng biết, nếu họ vẫn còn mong muốn vào trường thì hoàn toàn có thể nhập học niên khóa 2019-2010.

Hệ lụy tồi tệ từ kỳ thi trung học quốc gia năm 2018 sẽ là một vết thương không thể lành lặn, nếu không có câu trả lời tử tế cho những thí sinh trượt oan uổng. Xử lý những người tham gia đường dây mua bán điểm số, cần tiến hành song song chuyện xét tuyển lại với những thí sinh xuất sắc bỗng dưng bị chiếm mất chỗ một cách vô lý ở giảng đường.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm