| Hotline: 0983.970.780

Trận bóng chuyền bên bờ Bến Hải

Chủ Nhật 30/08/2015 , 07:30 (GMT+7)

Cuộc đấu không chỉ là khả năng chơi bóng, sức mạnh cơ bắp giữa cảnh sát Việt Nam Cộng hòa (VNCH) với công an ta mà còn là cuộc đấu của tinh thần dân tộc.

Hơn 50 năm trước bên bờ Bến Hải, nơi đất nước bị chia cắt làm hai miền Nam - Bắc; những người ở 2 đầu vĩ tuyến đã tổ chức một trận đấu bóng chuyền để đời nhân dịp Quốc khánh 2/9.

Giữa những ngày mùa thu tháng Tám lịch sử, tình cờ vào thư viện Quốc gia, chúng tôi đọc được cuốn “Trọn vẹn một tình yêu thể thao” của nhiều tác giả và không khỏi xúc động trước câu chuyện “Không có vũ khí nào thay thế được” của tác giả Ngô Quang Trinh.

Đây là một câu chuyện thể thao nhưng chứa đựng những giá trị tinh thần dân tộc vô cùng to lớn.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, chúng tôi xin phép tác giả Ngô Quang Trinh được lược đăng câu chuyện của ông.

Sự kiêu ngạo của phía bên kia

Ngày đất nước còn chìm trong nỗi đau chia cắt, 20 năm dằng dặc, dòng Bến Hải đã chứng kiến biết bao cảnh đau thương, oan trái, và cả những chuyện lẫn lộn buồn vui…

Theo quy định, hằng tuần mỗi đơn vị công an ta và cảnh sát phía bên kia thay phiên đổi gác kiểm soát hai bờ Nam - Bắc ở đồn Liên hiệp Cửa Tùng.

Trong những lần chơi bóng chuyền, nhóm cảnh sát VNCH cũng muốn chứng tỏ cho bên ta thấy họ là “kẻ mạnh chuyên cầm súng”.

Ngược lại, công an ta, số đông là con em lao động nhập ngũ, nên chơi bóng banh chưa dám sánh bằng ai. Thấy vậy, tên đồn trưởng càng kiêu ngạo, vênh váo.

Một lần, nhân Kỷ niệm Quốc khánh 2/9/1964, bên ta mời họ thi đấu với thanh niên xã Vĩnh Giang. Lúc đầu họ không nhận lời.

Anh đồn trưởng ta kích thêm một câu: “Chúng tôi không giỏi, nên trình độ của các anh mà chơi thử với thanh niên Vĩnh Giang chắc rằng bà con xem sẽ phục ngay, mà thanh niên Vĩnh Giang làm chi địch nổi các anh”.

Suy nghĩ một hồi, đồn trưởng khất vài ngày sẽ trả lời sau. Vì sao khất? Có lẽ dùng kế hoãn binh, ta nhận định như thế.

Quả nhiên mấy ngày sau họ báo lên cấp trên để điều khắp vùng Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng chọn thêm vài tay bóng sừng sỏ mặc áo lính bổ sung cho đội hình.

Bên ta nhận đoán được điều đó nên tìm mọi cách chuẩn bị để đáp lại. “So bó đũa chọn cột cờ”, tìm người để bổ sung dự bị cho đội Vĩnh Giang một số cầu thủ, phòng khi đối phương quá mạnh.

Còn về phía đội cảnh sát VNCH sau khi “điều binh khiển tướng” xong, họ chờ gần đến ngày lễ mới cử người đồn trưởng sang nhận lời thi đấu một cách phấn khởi.

Đúng giờ quy định, hai đội có mặt trên sân tại đồn liên hiệp bên ta. Anh Nguyễn Duy Quang, đại diện Ban tổ chức, gặp mặt hai đội nói rõ lý do, để trao đổi hoạt động thể thao hai miền, các anh em là cảnh sát thay mặt cho lực lượng thuộc chính quyền miền Nam. Bên này, đội thanh niên Vĩnh Giang đại diện cho phong trào Thể dục thể thao Vĩnh Linh.

Anh Quang thêm: "Chúng ta là người Việt Nam, ai cũng muốn có sức khỏe, mà có khỏe mới nối dõi ông cha, đừng để cho người Việt chúng ta thua kém bất cứ một dân tộc nào.

Nếu trong trận đấu giao hữu hôm nay các anh có thắng cũng là người miền Nam nước Việt. Ngược lại, thanh niên Vĩnh Giang có thắng cũng là điều phấn khởi chung cho các anh và bà con miền Nam”.

Đồn trưởng rất bị động, vì chỉ chuẩn bị đội bóng sang thi đấu, còn lời lẽ để ứng khẩu chắc rằng không, nên khi đáp lời với chủ nhà tỏ ra lúng túng.

Hai đội tản ra sân để khởi động. Nhìn qua ai chẳng khiếp vì đội cảnh sát ngụy nhảy nhót điêu luyện, có nhiều biểu diễn rất đẹp mắt, hùng hổ giở ra đủ ngón điệu nghệ hòng uy hiếp đối phương.

Còn bên ta, các cầu thủ thản nhiên làm các động tác khởi động trước lúc vào trận đấu. Mười phút khởi động giúp ta phần nào nắm được sức vóc và trình độ của đối thủ. Họ mạnh về thủ còn thế tấn chưa chắc… Đội hình của ta được sắp theo kiểu “chiếu tướng”.

Tiếng còi của Vũ Hồng Sơn (trọng tài hạng A miền Bắc) vang lên thật chính xác và vô tư. Tuy vậy, có lúc nhẹ tay, nhường cho đội cảnh sát VNCH, còn với đội ta thì bắt chặt như nẻ mực chi ly để đối phương không thể vin vào bất kỳ cớ nào mà nói.

Cách phòng thủ của đối phương không phải là vừa. Bên ta đánh sang bao nhiêu quả đều vấp phải “lưới chắn” của họ. Chiến thuật “nêu thấp đập nhanh” của ta xem chừng không ăn thua.

Đối phương theo với ta cũng nhừ tử, bên ta theo với họ cũng thấm mệt. Càng chơi thì nhược điểm của đối thủ càng lòi ra.

Nồng "dưa đỏ"

Trần Duy Nồng, người xã “dưa đỏ” (tức xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) báo cáo trọng tài vào sân. Anh có vóc người chắc chắn, lúc nào cũng đứng thế trung bình tấn, chơi giỏi cả hai tay, tấn vào loại tuyệt vời mà thủ thì hết đàng chê.

Từ đầu trận đấu đến giờ như con hổ khát mồi đang ngồi rình, bồn chồn hết chỗ nói. Trông anh như vậy nhưng lúc bật lên thiếu đàng “bay qua lưới đối phương”.

Vừa nhảy, anh vừa thét ra lửa, thế nhưng không đập mà lâu lâu lại gạt nhẹ một quả, lúc sang trái, lúc sang phải xuống góc lưới sát cột biên. Những pha biến ảo như thế, ai mà trở tay kịp!

Vậy là tiếng vỗ tay reo hò vang lên, át cả tiếng sóng ngoài biển Cửa Tùng. Càng nhìn anh, càng thấy buồn cười: tóc cắt ngắn ba phân, nước da láng bóng như quả dưa đất đỏ Vĩnh Tú, nên ai cũng gọi đùa Nồng "dưa đỏ”.

Anh có lối chơi điêu luyện, cứ nửa chơi nửa thật nhưng dè đâu trúng đó. Nắng tháng Tám nám trái bưởi, trời oi bức khó chịu. Bốn bề người xem vây kín, tuyệt nhiên không có một luồng gió lọt qua được.

Đối thủ quyết sống mái với ta, nhưng không thể cứu vãn nổi. Còi trọng tài nổi lên kết thúc hiệp một với số điểm 15-10 nghiêng về bên ta.

Tới hiệp hai, ta chủ trương nếu họ yếu thật thì để cho gỡ hòa, tạo không khí vui vẻ cho trận đấu. Quả nhiên đúng như vậy, khi ta ăn liên tiếp ba điểm thì đội hình đối phương rã rời, đâm ra cáu gắt với nhau.

Vì sẵn kiêu căng, lại bị thua hiệp đầu, nên tinh thần giảm sút trông thấy, chẳng bù lúc đầu hùng hổ tưởng bên ta yếu, “khi vào lửa mới biết nóng”. Bên ta thi đấu tự tin, thừa thắng tha hồ biểu diễn cho bà con thưởng thức.

Kết quả hôm đó, tỷ số 3-1 nghiêng về đội Vĩnh Giang. Bị thua đậm, đồn trưởng vốn phách lối bấy lâu nay, chịu không nổi nhục, ôm đầu khóc nấc lên. Anh em cán bộ ta hết lời an ủi, động viên, dắt tay đưa vào nơi nghỉ.
Từ hôm đó về sau, khi ra chơi với anh em công an của ta, phía bên kia bớt hẳn thói khinh báng, mà “anh anh, em em” ngọt ngào.

 

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm