| Hotline: 0983.970.780

Trang trại nuôi chim công lớn nhất miền Tây thu lợi 300 triệu đồng/năm

Thứ Ba 13/08/2024 , 16:16 (GMT+7)

Chim công có màu sắc lông đẹp sặc sỡ, có điệu múa hay được nhiều người coi là con vật may mắn, do vậy nhiều người thích mua chim công về nuôi làm cảnh.

Từ nhu cầu mua chim công phục vụ làm chim cảnh lớn và giá bán chim công cũng ở mức khá cao tại ĐBSCL. Anh Trần Văn Toản, khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ đã đầu tư hàng trăm triệu đồng mở trang trại nuôi chim công quy mô lớn và còn cho sinh sản thành công loại vật nuôi này.

Hiện anh Toản có trại nuôi chim công rộng gần 400m2 với tổng đàn hơn 100 con, trong đó có 18 con công bố mẹ đang cho sinh sản. Anh Toản chủ yếu nuôi 2 loại công gồm chim công má vàng Việt Nam và chim công Silver có xuất xứ Thái Lan.

Thời gian qua, giá chim công con (từ 1,5 tháng tuổi trở lên) được anh Toản bán ra cho thị trường ở mức từ 8 đến 8,5 triệu đồng/cặp đối với công má vàng, còn công Silver có giá từ 17 đến 20 triệu đồng/cặp. Riêng chim công má vàng bố mẹ có giá lên đến 55 tới 60 triệu đồng/cặp và khoảng 75 đến 95 triệu đồng/cặp đối với công Silver.

Chim công được anh Toản bán ra có đầy đủ các giấy tờ theo quy định của ngành chức năng. Những năm qua, mỗi năm anh xuất bán từ 100 cho tới 150 con chim công các loại, giúp mang về lợi nhuận từ 250 đến 300 triệu đồng.

Anh Toản cho biết, công việc nuôi chim công bắt đầu từ năm 2015, lúc đầu chỉ nuôi với số lượng nhỏ có vài con. Sau thời gian nuôi, chim công đã đẻ trứng, mỗi con chim công đẻ được số lượng trứng lên đến 10 tới 15 quả với tỷ lệ ấp nở khá cao, do vậy anh đã mua thêm công bố mẹ về để phát triển mô hình.

Trứng chim công sau khi đẻ được anh đưa vào máy ấp, tỷ lệ nở con đạt lên tới 90%, đàn công từ đó cũng tăng nhanh về số lượng và chỉ trong vài năm nuôi đã có một số lượng lớn công được bán ra thị trường.

Theo anh Toản, trước khi đến với mô hình nuôi chim công, anh đã từng phát triển mô hình nuôi gà đông tảo khá thành công. Tuy nhiên, sau đó thấy thị trường tiêu thụ của con gà đông tảo không ổn định và khó phát triển nên anh đã quyết định tìm con vật nuôi khác hiệu quả hơn.

Qua tìm hiểu trên mạng internet và các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như được dịp đến thăm một số trang trại nuôi chim công ở miền Bắc, anh Toản nhận thấy nuôi chim công giúp mang lại hiệu quả kinh tế rất cao nên đã quyết định mua con giống về nuôi thử và đã gặt hái được thành công đến ngày hôm nay.

Anh Toản chia sẻ thêm, nuôi chim công khá đơn giản giống như nuôi gà. Do chim công có nguồn gốc hoang dã nên dễ sống và có sức đề kháng tốt, thích nghi với môi trường nhân tạo.

Nuôi chim công ít tốn công chăm sóc, lại cho ăn uống rất dễ, ít dịch bệnh. Chim công là  loài ăn tạp nên chủ yếu thức ăn là rau xanh, sâu, lúa, bắp, thức ăn… Có thể cho chim công ăn tự do trong chuồng, chim công lại ăn rất ít, lượng thức ăn chỉ bằng 1/3 của gà nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Đặc biệt nuôi chim công cần lưu ý về nước uống cho chim công phải đảm bảo thật sạch và được thay mới hàng ngày nhằm để hạn chế bị bệnh về đường ruột.

Việc xây dựng chuồng trại nuôi công đơn giản, ít tốn chi phí, chỉ cần đảm bảo được tiêu chuẩn sạch, thoáng và khô ráo để các cá thể công luôn khỏe mạnh, ít bệnh tật. Chuồng được rào bằng lưới B40, lợp nóc chuồng bằng mái lá để che mưa, nắng. Tùy vào số lượng chim công nuôi dưỡng, độ rộng hẹp của chuồng có thể khác nhau, một chuồng có thể nuôi từ 4 đến 6 cá thể chim công trưởng thành, hoặc 10 đến 15 cá thể từ 6 đến 12 tháng tuổi.

Hiện trang trại nuôi công của anh Toản được nhiều người đánh giá là lớn nhất tại vùng ĐBSCL, với nhiều con chim công đẹp và có giá trị cao. Bên cạnh cung cấp con giống ra thị trường nhiều tỉnh, thành trong nước, thời gian qua anh Toản cũng bao tiêu, thu mua lại sản phẩm cho những bà con có nhu cầu trao đổi mua bán chim công.

Ngoài ra anh Toản còn tích cực hỗ trợ kỹ thuật, chia sẻ các kinh nghiệm trong chăn nuôi chim công để giúp bà con nuôi tốt loại chim này, cũng như có thể cho chim công sinh sản thành công.

Rừng thông hơn 40 năm tuổi tan hoang sau bão số 3

Rừng thông hơn 40 năm tuổi tan hoang sau bão số 3

Ảnh 14:15

Khu rừng thông hơn 40 năm tuổi được các thế hệ kiểm lâm và người dân địa phương gây trồng trở nên hoang tàn khi bão số 3 quét qua.

Nước lũ bủa vây từ đồng ruộng, đường phố đến nhà dân

Nước lũ bủa vây từ đồng ruộng, đường phố đến nhà dân

Ảnh 18:39

Hà Giang Mưa lớn trong nhiều giờ đồng hồ tại tỉnh Hà Giang đã khiến nhiều địa phương bị ngập úng cục bộ, theo ước tính ban đầu tổng thiệt hại lên đến 22,7 tỷ đồng.

Cùng De Heus Việt Nam góp cây, gây rừng tái tạo mảng xanh

Cùng De Heus Việt Nam góp cây, gây rừng tái tạo mảng xanh

Ảnh 15:32

Công ty TNHH De Heus Việt Nam tổ chức hoạt động tái trồng rừng tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà và Cúc Phương nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập.

Hình ảnh hiện trường sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

Hình ảnh hiện trường sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

Ảnh 12:56

Sáng 9/9, cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, Phú Thọ bị sập, nhiều người và phương tiện rơi xuống sông.

Yên Bái đường thành sông, cánh đồng thành biển nước

Yên Bái đường thành sông, cánh đồng thành biển nước

Ảnh 12:17

Mưa lũ kéo dài, nước sông Hồng dâng cao trên báo động 3 đã biến nhiều tuyến đường ở Yên Bái thành sông, những cánh đồng lúa, dâu tằm… trở thành biển nước mênh mông.

Cây đổ la liệt, ruộng đồng xác xơ do mưa bão

Cây đổ la liệt, ruộng đồng xác xơ do mưa bão

Ảnh 17:43

Ảnh hưởng của siêu bão Yagi đêm mùng 7, ngày 8/9 tại tỉnh Tuyên Quang đã khiến 138 nhà dân, hơn 1.500ha lúa và rau màu bị thiệt hại.

Xem thêm