| Hotline: 0983.970.780

Tránh tình trạng sạt lở rồi mới tìm khu tái định cư

Thứ Năm 17/08/2023 , 09:30 (GMT+7)

VĨNH LONG Vĩnh Long cần soát hệ thống sông và thống kê các hộ dân ở những nơi có nguy cơ sạt lở cao để định hình quy hoạch các khu tái định cư cho người dân.

Ngày 15/8, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đã làm việc với Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Vĩnh Long về công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh năm 2023.

Tỉnh Vĩnh Long có 98 điểm sạt lở trong 7 tháng qua. Ảnh: Minh Đảm.

Tỉnh Vĩnh Long có 98 điểm sạt lở trong 7 tháng qua. Ảnh: Minh Đảm.

7 tháng xảy ra gần 100 điểm sạt lở

Theo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Vĩnh Long, 7 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh, thiên tai đã làm chết 2 người (do sét đánh). Dông lốc làm sập nhà 5 căn; tốc mái 71 căn nhà, 1 trụ sở công an xã, 1 phần mái che nhà ăn của một doanh nghiệp. Đối với sản xuất nông nghiệp, dông lốc kèm mưa lớn đã làm hư hỏng, đổ ngã trên 1.970ha lúa đông xuân và 4,25ha lúa thu đông, 0,13ha cây ăn trái.

7 tháng qua, toàn tỉnh đã xảy ra 98 điểm sạt lở, tăng 61 điểm so với cùng kỳ năm ngoái, làm mất trên 3.000m bờ sông (tăng gần 1.800m), ước thiệt hại do sạt lở và sụt lún trên 8,4 tỷ đồng.

Nghiêm trọng nhất, do ảnh hưởng của triều cường đầu tháng Giêng năm Quý Mão 2023 đã làm sạt lở 7 đoạn bờ bao dài 105m, sâu vào 4m, ảnh hưởng trực tiếp đến 1 hộ dân. Tràn 10 đoạn bờ bao dài 1.000m và 10 mặt đập trên địa bàn huyện Vũng Liêm. Đợt triều cường này làm thiệt hại hoàn toàn 1,26ha hoa màu và ảnh hưởng đến 49 ha cây ăn quả tập trung ở huyện Trà Ôn.

Đoàn công tác khảo sát kè chống sạt lở sông Mang Thít tại thị trấn Trà Ôn. Ảnh: Minh Đảm.

Đoàn công tác khảo sát kè chống sạt lở sông Mang Thít tại thị trấn Trà Ôn. Ảnh: Minh Đảm.

Ước tổng thiệt hại do các loại hình thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh 7 tháng qua là gần 68 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai đã được UBND tỉnh phê duyệt, khi có tình huống thiên tai xảy ra sẽ thực hiện huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư, lương thực, nhu yếu phẩm theo phương châm "4 tại chỗ".

Lực lượng huy động phòng, chống, ứng phó khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh trên 7.100 người. Thành phần gồm quân sự, công an, dân quân tự vệ, xung kích và các tổ chức đoàn thể. Phương tiện thiết bị, vật tư, nhu yếu phẩm luôn trong tình huống sẵn huy động.

Ông Văn Hữu Huệ, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long cho biết, tại Vĩnh Long có 10 nguyên nhân dẫn đến sạt lở, gồm: khai thác cát, thế sông cong, co hẹp dòng chảy (do bè cá, các công trình lấn sông), do vấn đề mở rộng hố xoáy dưới lòng sông, tình hình địa chất...

Lực lượng xung kích ứng phó sạt lở theo phương châm '4 tại chỗ'. Ảnh: Minh Đảm.

Lực lượng xung kích ứng phó sạt lở theo phương châm "4 tại chỗ". Ảnh: Minh Đảm.

Toàn tỉnh có 107/107 xã, phường, thị trấn thành lập Đội xung kích PCTT cấp xã với hơn 9.600 thành viên. Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã là lực lượng nòng cốt trong công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Thực tế trong thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ". Khi có thiên tai xảy ra như giông lốc gây thiệt hại về nhà ở, sạt lở bờ sông…, các lực lượng nhanh chóng huy động lực lượng tại chỗ ứng phó kịp thời, hỗ trợ người dân di dời người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm, dọn dẹp nhà cửa, vật dụng, cây cối đổ ngã, gia cố lại vị trí bị sạt lở.

Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, công tác hỗ trợ khắc phục thiệt hại được thực hiện kịp thời. Trong năm 2022 và 7 tháng đầu năm 2023, từ các nguồn khác nhau Ban chỉ huy PCTT-TKCN các cấp  đã hỗ trợ với số tiền trên 22,6 tỷ đồng ổn định nơi ở và khôi phục sản xuất cho người dân bị thiệt hại.

Kiến nghị hỗ trợ tỉnh 747 tỷ đồng

Nhìn chung, công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu thời gian qua đã mang lại kết quả khá tốt, giúp giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn gặp phải một số khó khăn, bị động.

Ông Nguyễn Văn Liệt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long nêu kiến nghị của tỉnh về công tác hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Nguyễn Văn Liệt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long nêu kiến nghị của tỉnh về công tác hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai. Ảnh: Minh Đảm.

Hiện địa phương còn thiếu nguồn lực để tăng cường năng lực cộng đồng ứng phó với biến đối khí hậu và thiên tai. Cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ về phòng, chống thiên tai còn hạn chế. Sạt lở bờ sông ngày càng nghiêm trọng, trong khi dự báo về sạt lở bờ sông ở ĐBSCL chưa có, gây khó khăn trong ứng phó.

Để xử lý, khắc phục sạt lở phải tốn nhiều kinh phí nhưng do nguồn lực của tỉnh còn khó khăn dẫn đến việc đầu tư xây dựng các công trình rất hạn chế, chủ yếu thực hiện các biện pháp gia cố, xử lý trước mắt, mang tính tạm thời nhằm hạn chế thiệt hại.

Ngân sách Trung ương cần hỗ trợ tỉnh đầu tư thực hiện giải pháp công trình tại Quyết định số 315/QĐ-UBND ngày 2/2/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Kế hoạch thực hiện “Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 6/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, tổng kinh phí 747 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tỉnh Vĩnh Long cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo rà soát, điều chỉnh mức báo động lũ tại các trạm đo thủy văn trên dòng chính sông MeKong và sông Cửu Long theo hệ thống cao độ hiện hành (hệ thống cao độ VN-2000). Đồng thời hỗ trợ kinh phí, phương tiện, trang thiết bị và tổ chức tập huấn, huấn luyện cho đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã nhằm đáp ứng tốt khi có tình huống xảy ra ngay từ giờ đầu.  

Ông Hoàng Công Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đánh giá cao công tác PCTT của Vĩnh Long trong công tác dự báo, phòng chống, ứng phó thiên tai của địa phương trong thời gian qua. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Hoàng Công Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đánh giá cao công tác PCTT của Vĩnh Long trong công tác dự báo, phòng chống, ứng phó thiên tai của địa phương trong thời gian qua. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Hoàng Công Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đánh giá cao công tác PCTT của Vĩnh Long trong công tác dự báo, phòng chống, ứng phó thiên tai của địa phương trong thời gian qua. Ông đề nghị Vĩnh Long tiếp tục quán triệt triển khai nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương.

Qua đó, nâng cao nhận thực về diễn biến phức tạp, hậu quả nặng nề của sụt lún, sạt lở đối với cấp uỷ, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, người dân và doanh nghiệp. Đề nghị, địa phương rà soát lại hệ thống sông và thống kê các hộ dân ở những nơi có nguy cơ sạt lở cao để định hình quy hoạch các khu tái định cư cho người dân, tránh tình trạng khi sạt lở rồi mới tính toán tìm khu tái định cư.

Ông Hoàng Công Thủy cũng đề nghị địa phương tiếp tục xử lý, khắc phục các khu vực sạt lở để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân và các cơ sở hạ tầng quan trọng. Kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng nhà ở ven sông, đặc biệt là những vùng có nguy cơ sạt lở. Quản lý chặt vấn đề khai thác cát trên sông. Phải thường xuyên tập huấn, diễn tập phòng chống sạt lở và thiên tai.

Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Vĩnh Long kiến nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT có chính sách hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, hỗ trợ người dân khôi phục lại nhà ở và sản xuất. Chính phủ cần ban hành chính sách hỗ trợ riêng cho các tỉnh vùng ĐBSCL như đã có chính sách đối với các tỉnh miền Trung (tại Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà phòng, tránh bão lụt khu vực Miền Trung).

Xem thêm
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh cho ông Đinh Thế Huynh

Ông Đinh Thế Huynh được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh vì đã có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hà Nam đứng đầu toàn quốc về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình

Hà Nam là địa phương đứng đầu cả nước trong công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình năm 2024.

Bình luận mới nhất