| Hotline: 0983.970.780

Trâu bò lậu tràn biên giới: Chợ Ú, nơi hợp thức hóa trâu bò Lào

Thứ Sáu 17/04/2015 , 13:13 (GMT+7)

Mọi nẻo đường dẫn đến chợ Ú trong 6 ngày họp phiên đều tấp nập kẻ bán, người mua với hàng nghìn con trâu bò. Nhìn biển số xe ô tô về đây “ăn hàng” mỗi phiên sẽ nhận ra đàn trâu bò này thường xuyên được vận chuyển đi Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, sang tận Trung Quốc để tiêu thụ.

Chợ Ú (xã Đại Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) được đánh giá là một trong những chợ trâu bò lớn nhất Việt Nam. Tại đây, không chỉ trâu bò trong và ngoài tỉnh mà còn có hàng trăm con trâu bò của Lào, Thái Lan...

Nhìn biển số xe ô tô về đây “ăn hàng” mỗi phiên sẽ nhận ra đàn trâu bò này thường xuyên được vận chuyển đi Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, sang tận Trung Quốc để tiêu thụ.

13-23-33_2
Bò Lào được bán tại chợ Ú và nhà đầu nậu O

Từ mờ sáng chúng tôi đã thấy hàng chục nghìn con trâu bò từ các ngả đường dắt về chợ một cách nhộn nhịp. Tuy trâu bò Lào, Thái Lan xuất hiện ở đây hàng trăm con/phiên nhưng khi đã vào đến chợ Ú, thì con nào cũng đều được xem là trâu bò Việt.

Chỉ có thương lái và người bán biết chính xác đâu là trâu bò Việt, đâu là trâu bò nhập lậu.

Trâu bò Lào luôn đắt hàng

Ngoài việc ăn chênh lệch giá tùy từng con, với mỗi xe ô tô (từ 16-20 con) trước khi rời chợ, L còn được các lái buôn trả công thêm 5 trăm nghìn – 1 triệu đồng/xe. Những hôm khan hàng, L phải vào tận cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Quảng Trị) lấy hàng về cung ứng cho các lái buôn. Mỗi chuyến như vậy thường mất 3 ngày.

Chợ Ú họp 6 phiên/tháng, vào các ngày 1, 6, 11, 16, 21, 26 âm lịch. Mọi nẻo đường dẫn đến chợ Ú trong 6 ngày nói trên đều tấp nập kẻ bán, người mua với hàng nghìn con trâu bò.

Sáng 14/4/2015, chúng tôi có mặt tại phiên chợ Ú.

Mới sáu giờ sáng, trong chợ đã tấp nập. Không ai có thể đếm được số lượng trâu bò đã được tập kết về đây. Theo ước đoán của chúng tôi thì phiên chợ này phải có đến hơn chục nghìn con trâu bò, đủ các loại lớn nhỏ.

Chợ Ú phân định rõ 2 địa điểm tách biệt: khu vực dành riêng cho trâu bò làm giống (người mua sẽ chọn kỹ và căn cứ vào xoáy từng con để trả giá); khu vực trâu bò thịt nơi tập trung đủ loại trâu bò Việt, Lào, Thái (người mua căn cứ vào lượng thịt trên từng con để định giá).

Trong vai một người đến khảo sát hàng để mua cho một ông chủ lớn mới vào nghề giết mổ trâu, bò, chúng tôi lân la làm quen với người đàn ông cao gầy tên là L, một đầu nậu chuyên mua gom trâu bò Lào về bán lại cho các lái buôn khác.

L cho biết: Các anh muốn mua được trâu bò Lào 100% thì phải đến trước phiên chợ ít ra 1-2 ngày.

Rồi L nói: Trâu bò Lào được ưa chuộng và thường cao giá hơn trâu bò Việt từ 1-2 triệu đồng/con vì thịt chắc, dày thớ, thơm ngon hơn. Còn trâu bò Việt, do được chăm sóc tốt, nuôi nhốt, nhiều hộ còn vỗ béo bằng cám công nghiệp trước khi đem đi bán trên dưới 1 tháng nên thịt nhão.

“Người Lào họ thả rông trâu bò trong rừng, khi cần bán mới lùa về. Trâu bò thả rông ăn cỏ tự nhiên nên thịt bao giờ cũng ngon hơn, cũng giống như con gà, con dê được chăn thả tự nhiên vậy.

Ở đây, chỉ có trâu bò Thái Lan mang ra chợ Ú bán là rẻ hơn cả trâu bò Việt. Lái buôn từ Trung Quốc cũng sang tận đây mua trâu bò, nhưng họ chỉ thích trâu bò Lào thôi ”, L nói.

Khi được hỏi làm sao để phân biệt được đâu là trâu bò Lào, đâu là trâu bò Việt và Thái Lan, L nhìn chúng tôi với vẻ rất thông cảm rồi chia sẻ: “Dễ mà! Trâu bò Lào con nào da cũng dày, đen, không bóng mượt, lông thường dựng lên và xù. Do được chăn thả trong rừng nên thường nhát.

Đặc điểm dễ nhận biết nhất là trâu bò Lào thường không được xâu ở mũi. Do đó để dắt đi bán, người Lào thường phải dùng dây thừng quàng ra sau mang tai, sau đó xuyên trực tiếp dây thừng qua mũi…”.

Tại chợ Ú, có nhiều người vừa trực tiếp giao dịch trâu bò với người Mông tại Nậm Cắn vừa bán trâu bò lậu cho cánh thương lái từ nơi khác đến. Riêng L, bình quân, mỗi phiên chợ gom được chừng 30-40 con trâu bò Lào (khoảng 200 con/tháng) để bán lại cho các lái buôn ngoại tỉnh.

Muốn mua bao nhiêu cũng có

L cảnh báo với chúng tôi rằng: “Không phải dân quen và trong nghề với nhau thì anh có lên tận Nậm Cắn cũng không có hàng. Người quen và đủ độ tin cậy thì dân Mông mới bán trâu bò lậu cho.

Trước đây, tôi cũng đã từng sang tận Lào, trực tiếp thu gom hàng rồi thuê người Mông dắt qua biên giới. Nói thật là từ Lào về đến Việt Nam, nếu làm đầy đủ thủ tục kiểm dịch, qua các trạm kiểm soát, tiền vận chuyển, mỗi con về đến đây cũng chỉ lãi được 5-6 trăm ngàn thôi. Giờ thì quen chủ hàng rồi, ngồi ở nhà gọi điện, muốn bao nhiêu con cũng có”.

Một đầu nậu khác trú tại xóm 4, xã Đại Sơn, còn khá trẻ, tên là O. Anh ta đưa chiếc điện thoại đắt tiền ra khoe là vừa gọi điện cho một người Mông tên Khu đang ở bên nước Lào rồi cho PV biết, trâu bò Lào, các anh thích loại gì, từ trâu bò thịt đến trâu bò chọi đều có hết nhưng giá phải cao hơn trâu bò Việt mỗi con từ 1-2 triệu đồng. Giá từ 15-20 triệu đồng đến 70 triệu đồng, có hết.

“Nếu các anh cần hàng và nhu cầu thu mua ổn định thì em sẽ đáp ứng đầy đủ. Trước khi lên đây khoảng 1-2 ngày, các anh chỉ cần gọi điện, yêu cầu số lượng bao nhiêu, sau đó tha hồ chọn. Cơ bản là giá cả chứ nhà em xác định tìm hàng cho các anh thì 1 ngày 5 con chứ 20 con cũng có” – O cho biết.

13-23-33_3
Bò Lào được bán tại chợ Ú và nhà đầu nậu O

Do trâu bò Lào được cánh lái buôn tại nhiều địa phương ưa chuộng nên tại xã Đại Sơn đã xuất hiện khá nhiều đầu nậu chuyên thu gom về bán kiếm lời.

Cũng giống như L, O cũng mua bán qua điện thoại: “Bọn em luôn phải chuyển tiền lên trước rồi mới được nhận hàng về. Người Mông họ rất kỹ tính và tính toán chi li lắm nên mua “hớt ngọn” được như bọn em cũng chỉ kiếm được 2-3 trăm nghìn đồng/con.

Tuy nhiên những lúc gặp khách thích trâu chọi, lãi mươi, mười lăm triệu/con cũng không phải là hiếm...”.

Kiểm dịch chỉ là hình thức

Như đã nói ở trên, việc phân biệt trâu bò Lào và trâu bò Việt là không khó, nhất là đối với dân trong nghề với nhau.

Đến khoảng 10 giờ, chợ Ú đã bắt đầu vãn nhưng phải đến hơn 12 giờ trưa, trâu bò mới được vận chuyển đi hết các điểm tập kết. Một số người không bán được trâu bò thì lững thững dắt trâu bò về chờ phiên khác. Trên nền chợ giống như một bãi chiến trường, phân, nước tiểu trâu bò đen đặc bốc mùi lên nồng nặc...

Tuy nhiên, việc trâu bò Lào nhập lậu vào Việt Nam lại được “hợp thức hóa” thành trâu bò Việt một cách dễ dàng. Có vẻ như những người làm nhiệm vụ kiểm dịch tại đây đã “mặc định” sẵn trong đầu là trâu bò bán tại chợ Ú 100% đều là trâu bò Việt.

H, một đầu nậu trắng trẻo, người khá mập, khoảng 28 tuổi, nhà sát chợ Ú, tưởng chúng tôi đi tìm nguồn hàng cho “ông chủ lớn” nên không ngần ngại cam đoan là: "Chỉ cần khách hàng có nhu cầu, tôi sẵn sàng thu mua, làm đầy đủ thủ tục kiểm dịch và vận chuyển tận nhà, giá cả phải chăng".

Mỗi xe hàng của H chở đi cho các lái buôn dao động từ 16-20 con, tổng số tiền làm thủ tục kiểm dịch cho cả xe hàng chỉ hết khoảng 4-5 trăm nghìn đồng/xe.

Bao gồm: Tiền hồ sơ giấy tờ 150 nghìn đồng/xe; 50 nghìn đồng tiền phun tiêu độc khử trùng; riêng bấm và đeo thẻ tai 7 nghìn đồng/con + đóng dấu GM (giết mổ).

Chúng tôi tiếp cận Trạm kiểm dịch động vật tại chợ Ú, nơi trực tiếp làm các thủ tục cho trâu bò rời khỏi chợ, nằm trong khuôn viên một cây xăng nhỏ vào lúc trời đã về trưa.

13-23-33_4
Thủ tục kiểm dịch sơ sài của lực lượng thú y chợ Ú

Theo quan sát của phóng viên, việc làm thủ tục cho xe xuất phát được thực hiện hết sức đơn giản và chóng vánh. Ngay cả khi xe chở hàng chưa đến nhưng chủ hàng đã đem giấy tờ vào trình để mua giấy tờ, viết phiếu, nộp tiền... (!).

Chúng tôi tận mắt chứng kiến, hai nhân viên kiểm dịch leo lên thùng xe, không cần kiểm tra số trâu bò trên tình trạng sức khỏe ra sao, họ cứ việc bấm lỗ tai, đóng dấu GM. Họ hoàn tất công việc này chỉ trong khoảng thời gian 15 phút.

Theo H, lâu nay không có chủ hàng nào phun tiêu độc khử trùng khi rời khỏi điểm kiểm dịch này. Bình phun được đặt ngay trước cửa trạm, không có người nên các chủ hàng phải tự phun lấy; không ai phun cả nhưng cũng không hề bị nhân viên trạm kiểm dịch nhắc nhở.

Mỗi ngày diễn ra phiên chợ, có đến 40-50 chuyến xe xuất phát từ chợ Ú, tất cả đều được thực hiện thủ tục kiểm dịch hết sức nhanh chóng và mang tính hình thức như vậy.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

ABIC Kiên Giang chi trả gần 700 triệu đồng cho khách hàng

Cà Mau Ngày 25/4, ABIC Kiên Giang phối hợp với Agribank Cà Mau chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng cho gia đình 3 khách hàng không may gặp rủi ro khi lao động sản xuất.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm