| Hotline: 0983.970.780

Trên 2,66 triệu cử tri Thanh Hóa nô nức đi bầu cử

Chủ Nhật 23/05/2021 , 08:51 (GMT+7)

7 giờ sáng 23/5, trên 2,66 triệu cử tri Thanh Hóa nô nức đi bầu cử. Công tác phòng, chống dịch Covid-19 được các tổ bầu cử thực hiện nghiêm túc.

Ông Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Trưởng Ban Chỉ đạo bầu cử tỉnh bỏ lá phiếu đầu tiên tại đơn vị bầu cử số 4. Ảnh: VD.

Ông Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Trưởng Ban Chỉ đạo bầu cử tỉnh bỏ lá phiếu đầu tiên tại đơn vị bầu cử số 4. Ảnh: VD.

Theo ghi nhận của PV Báo Nông nghiệp Việt Nam, tổ bầu cử số 4, tại Nhà văn hóa phố Vệ Yên, phường Quảng Thắng (TP. Thanh Hóa), cử tri Thanh Hóa đã đến từ rất sớm.

Tổ bầu cử bố trí một nhà chờ có mái che cho các cử tri xem niêm yết danh sách đại biểu, chờ đến lượt bầu cử. Tất cả các cử tri đều đeo khẩu trang, tổ bầu cử bố trí 2 bàn để yêu cầu cử tri sát khuẩn trước khi bước vào phòng bầu cử.

Công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các tổ bầu cử được thực hiện nghiêm túc. Ảnh: VD.

Công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các tổ bầu cử được thực hiện nghiêm túc. Ảnh: VD.

Đúng 7 giờ sáng, tại khu vực bỏ phiếu đơn vị bầu cử số 4, tổ bầu cử đã tổ chức lễ khai mạc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp.

Ông Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Trưởng Ban Chỉ đạo bầu cử tỉnh tới dự và bỏ phiếu bầu cử.

Ngay sau lễ khai mạc, cử tri Thanh Hóa ở tất cả các điểm bầu cử tiến hành thủ tục bỏ phiếu.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng và ông Đỗ Khắc Thôn, đại diện cử tri cao tuổi tiến hành bỏ những lá phiếu đầu tiên tại đơn vị bầu cử số 4.

 
Đông đảo cử tri Thanh Hóa tham gia ngày hội non sông. Ảnh: VD.

Đông đảo cử tri Thanh Hóa tham gia ngày hội non sông. Ảnh: VD.

Tại các huyện miền núi Thanh Hóa, công tác bầu cử được tổ chức trang nghiêm, thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đông đảo đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa cũng đã nô nức đến các điểm bỏ phiếu để bầu những đại biểu ưu tú, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.

Để cuộc bầu cử diễn ra thành công trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Ủy ban Bầu cử tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo cơ quan, tổ chức liên quan hoàn thành việc in ấn, phân phối 41 loại tài liệu, 15 triệu bản in cho các tổ chức phụ trách bầu cử.

Cử tri thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa nô nức đi bầu cử. Ảnh: VD.

Cử tri thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa nô nức đi bầu cử. Ảnh: VD.

Bài liên quan

Công an tỉnh, tiểu ban an ninh trật tự đã thành lập 9 tổ nghiệp vụ trực tiếp phối hợp, hướng dẫn các địa bàn trọng điểm triển khai có hiệu quả các mặt công tác, bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn, mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm bảo đảm an ninh trật tự, nâng cao hiệu quả quản lý hành chính về trật tự xã hội.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh ban hành kế hoạch, tăng cường lực lượng, nắm chắc tình hình trên các địa bàn trọng điểm, tuyến biên giới, xây dựng kế hoạch luyện tập các phương án tác chiến, sẵn sàng lực lượng ứng phó với tình huống đột xuất, bất ngờ có thể xảy ra trong quá trình chuẩn bị, tổ chức cuộc bầu cử.

Cử tri Thanh Hóa bầu cử tại 3.983 tổ bầu cử

Trong cuộc bầu cử lần này, tỉnh Thanh Hóa có 5 đơn vị bầu cử ĐBQH, 27 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND tỉnh, 259 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện và 3.909 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp xã.

Có 3.983 tổ bầu cử ở 3.983 khu vực bỏ phiếu, với 3.752 khu vực bỏ phiếu có từ 300 đến 4.000 cử tri; 208 khu vực bỏ phiếu dưới 300 cử tri; 22 khu vực bỏ phiếu tại đơn vị vũ trang Nhân dân; 1 khu vực bỏ phiếu tại cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trại tạm giam.

Toàn tỉnh có 24 người ứng cử ĐBQH khóa XV, 143 người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII, 1.519 người ứng cử đại biểu HĐND cấp huyện, 21.984 người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã.

Cử tri tỉnh Thanh Hóa sẽ bầu ra 14 ĐBQH, 85 đại biểu HĐND tỉnh, 920 đại biểu HĐND cấp huyện, 13.269 đại biểu HĐND cấp xã, nhiệm kỳ 2021-2026.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cảnh báo tình trạng xả nước thải ao tôm ra môi trường

Bạc Liêu cảnh báo tình trạng xả nước thải liên tục từ các ao nuôi tôm ra môi trường, nhất là các hộ nuôi tôm siêu thâm canh.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tặng quà, nước uống cho người dân xã Cẩm Sơn

Bến Tre Sáng 12/5, tại UBND xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, Hội Nông dân tỉnh Bến Tre phối hợp với các mạnh thường quân tặng quà, nước uống cho bà con địa phương.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm