Bảo tàng Nông nghiệp ĐBSCL: Nơi tái hiện chân thực nghề làm nông

Hồ Thảo - Thứ Hai, 21/10/2024 , 15:54 (GMT+7)

Bảo tàng Nông nghiệp ĐBSCL là nơi trưng bày các dụng cụ sản xuất và tái hiện không gian sống, công việc hằng ngày của nông dân một cách sinh động nhất.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, bảo tàng nông nghiệp nhằm bảo tồn giá trị truyền thống của vùng. Ảnh: Hồ Thảo.

Mới đây, Thứ Trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam có buổi làm việc với UBND tỉnh Vĩnh Long về vùng nguyên liệu nông sản của tỉnh và nghe ý tưởng thực hiện Bảo tàng Nông nghiệp vùng ĐBSCL từ Tập Đoàn Wago (Nhật Bản).

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng việc xây dựng Bảo tàng Nông nghiệp vùng ĐBSCL sẽ có lợi thế lớn trong việc thu hút du khách, do vùng này có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản và vườn cây ăn trái, cùng cảnh quan sông nước đặc trưng. Nông dân khu vực rất sáng tạo, phát triển nhiều mô hình đa dạng trong trồng trọt và chăn nuôi, sẽ giúp du khách hiểu rõ hơn về cuộc sống tại ĐBSCL.

Cũng theo Thứ trưởng, bảo tàng này cần tái hiện chân thực cuộc sống của nông dân qua nhiều thế hệ, từ không gian sống đến hoạt động sản xuất, đồng thời bảo tồn các giá trị truyền thống của vùng. Nơi đây cũng sẽ là không gian giáo dục, giúp giới trẻ và du khách hiểu rõ hơn về cuộc sống và công việc của người nông dân.

Ngoài ra, bảo tàng cũng sẽ là nơi trưng bày các sản phẩm nông nghiệp, tạo không gian kết nối cho nông sản. “Hiện tại, các trung tâm hội chợ ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội không có đủ không gian để triển lãm nông sản. Cần Thơ cũng đang chuẩn bị thành lập một trung tâm nông sản nhưng vẫn chưa đủ. Khi các tập đoàn nước ngoài có nhu cầu trưng bày sản phẩm, chúng ta cần có phương án đáp ứng", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Bảo tàng Nông nghiệp vùng ĐBSCL dự kiến được xây dựng tại ấp Rạch Trúc, thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Tổng diện tích theo quy hoạch khoảng 11,7ha, trong đó 1,1ha dành cho trung tâm giới thiệu các sản phẩm như máy móc và nông cụ.

Khu vực xây dựng bảo tàng chiếm khoảng 10,6ha, bao gồm 7ha đất tái hiện cảnh quan nông nghiệp đặc trưng với bộ sưu tập về cây trồng, vật nuôi, kiến trúc và đời sống sinh hoạt, nơi du khách có thể tương tác trực tiếp. Phần còn lại, khoảng 2,6ha, sẽ là khu vực xây dựng kiến trúc bảo tàng.

Các dụng cụ sản xuất của người dân tại nhà trưng bày huyện Vũng Liêm. Ảnh: Thúy Hằng.

Sau khi xem video mô phỏng bảo tàng, ông Kiuchi Hirokazu - Chủ tịch Tập đoàn Wago, cho rằng cần có khu trưng bày các sản phẩm nông nghiệp kết nối cung cầu. Ví dụ, ở bảo tàng tại Paris, có những khu vực giới thiệu sản phẩm, gia súc như bò, gà, vịt để kết nối cung cầu. 

"Tôi nghĩ trong khuôn viên bảo tàng có nhiều khu trồng đủ các loại cây đặc trưng của vùng như khoai lang, xoài, chuối, mít... mỗi khu rộng khoảng 1ha và để trái quanh năm. Du khách, đặc biệt là giới trẻ, có thể đến tham quan, chụp ảnh và học cách chăm sóc cây. Việc tạo ra những không gian như vậy sẽ giúp các bạn trẻ có trải nghiệm trực quan, khơi gợi tình yêu với nông nghiệp và gắn bó lâu dài với nghề này", ông Kiuchi Hirokazu gợi ý thêm.

Ông Lữ Quang Ngời - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, ghi nhận các ý kiến đóng góp từ Thứ trưởng và các chuyên gia. Về việc thiết kế không gian mở để trưng bày, ông cho biết điều này đã được đưa vào trong kế hoạch thiết kế.

Ông Ngời cho biết, về tiến độ, hiện tỉnh đã tổ chức thành công cuộc "Thi tuyển ý tưởng quy hoạch và phương án kiến trúc Bảo tàng Nông nghiệp vùng ĐBSCL".

Từ khi phát động vào ngày 12/6, đã có hơn 50 đơn vị trong và ngoài nước đăng ký tham gia dự thi. Ban Tổ chức đã chọn ra 10 đơn vị có đủ năng lực và kinh nghiệm về quy hoạch, thiết kế kiến trúc.

Bảo tàng còn có khu trưng bày nông sản để kết nối cung cầu. Ảnh: Hồ Thảo.

Sau khi chọn được phương án đoạt Giải nhất, Ban Quản lý dự án sẽ lập và trình thẩm định quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cho Bảo tàng Nông nghiệp vùng ĐBSCL. Đồng thời, trong năm 2025, tỉnh sẽ triển khai lập đề cương chi tiết cho việc trưng bày, từ đó có cơ sở lập dự án đầu tư và triển khai xây dựng bảo tàng, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2025 - 2030.

Ông Ngời cho biết thêm, Bảo tàng Nông nghiệp vùng ĐBSCL khi hoàn thành sẽ mang đến cho du khách không chỉ cơ hội tham quan mà còn trải nghiệm các hoạt động vui chơi, giải trí liên quan đến sản xuất và văn hóa nông nghiệp của vùng. Bảo tàng cũng sẽ trở thành điểm kết nối với các bảo tàng khác trong khu vực.

Ngoài việc là nơi tham quan, bảo tàng còn tổ chức các hội thảo chuyên đề về nông nghiệp, các hoạt động nghiên cứu khoa học và giáo dục. Bảo tàng sẽ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để sưu tầm hiện vật và tài liệu. Đồng thời, đây cũng là nơi quảng bá các sản phẩm nông nghiệp của vùng thông qua việc tổ chức hội chợ và sự kiện. 

Hồ Thảo
Tin khác
Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục
Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục

Ngày nay, sản xuất không chỉ dựa vào kinh nghiệm, từ những mô hình thành công ở địa phương cho thấy tri thức hóa nông dân đang là nhiệm vụ hàng đầu.

Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức
Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức

ĐBSCL Việc tham gia của nông dân vào các tổ chức kinh tế tập thể còn thấp và công tác đào tạo chưa đồng đều khiến hành trình tri thức hóa nông dân gặp khó khăn.

Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp
Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp

Từ ý tưởng thi đua ‘Người nông dân chuyên nghiệp’, nông dân Đồng Tháp từng bước thay đổi tư duy sản xuất, khẳng định vai trò trong xây dựng nền kinh tế nông nghiệp.

Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản
Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Chuỗi sự kiện Ngày Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản 2024 với slogan 'Chung tầm nhìn, chia sẻ thành công' đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình
Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình

Tiềm năng sản xuất, chế biến các mặt hàng nông, lâm thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng xuất khẩu.

Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán
Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, Thuận Tân Hội Quán còn thành lập điểm du lịch nông nghiệp, tổ chức các hoạt động cho du khách tham quan, trải nghiệm cuộc sống vùng sông nước.

Hội quán, từ giao lưu chia sẻ đến phát triển hợp tác xã bài bản
Hội quán, từ giao lưu chia sẻ đến phát triển hợp tác xã bài bản

151 hội quán với hàng ngàn thành viên, nông dân Đồng Tháp không chỉ hỗ trợ sản xuất mà còn thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế tập thể.

Biến không gian nông thôn thành điểm du lịch nông nghiệp hấp dẫn
Biến không gian nông thôn thành điểm du lịch nông nghiệp hấp dẫn

Không chỉ nâng cao giá trị nông sản, các hội quán còn đồng lòng, không ngừng đổi mới, biến không gian nông thôn thành điểm du lịch nông nghiệp hấp dẫn.

Dừa tươi Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng 4 con số
Dừa tươi Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng 4 con số

Dừa tươi Việt Nam đang được các thương nhân Hoa Kỳ đẩy mạnh nhập khẩu trong năm nay, qua đó đưa Việt Nam vào tốp 3 những nguồn cung lớn nhất cho thị trường này.

Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đến hết tháng 10 đã có lần đầu tiên vược mốc 6 tỷ USD, đồng thời cũng vượt mốc 4 tỷ USD ở thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc - Hongkong trở thành thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam
Trung Quốc - Hongkong trở thành thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng đầu năm, qua đó đưa Trung Quốc – Hongkong trở thành thị trường lớn nhất.

Thu hút người trẻ bằng sản xuất cà phê bền vững
Thu hút người trẻ bằng sản xuất cà phê bền vững

Sản xuất cà phê bền vững không chỉ giúp nông dân yên tâm gắn bó với cây cà phê mà còn thu hút được người trẻ tham gia vào sản xuất cà phê.