Thái Bình chia sẻ kinh nghiệm canh tác lúa bền vững với cộng đồng quốc tế

Phương Linh - Linh Linh - Quỳnh Chi - Thứ Hai, 09/09/2024 , 16:34 (GMT+7)

Chiều 9/9, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình chia sẻ kinh nghiệm canh tác lúa bền vững tại Diễn đàn khu vực về 'Canh tác lúa giảm phát thải'.

Chiều 9/9, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình chia sẻ kinh nghiệm canh tác lúa bền vững tại Diễn đàn khu vực về “Canh tác lúa giảm phát thải”. Ảnh: Quỳnh Chi.

Lợi thế tự nhiên và truyền thống thâm canh tốt

Thái Bình là tỉnh có diện tích gieo cấy lúa lớn thứ hai khu vực Đồng bằng sông Hồng với diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 150 nghìn ha. Ngoài lợi thế tự nhiên và truyền thống thâm canh tốt, tỉnh luôn chú trọng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng thủy lợi đảm bảo tưới tiêu và nâng cấp giao thông nội đồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và giao thương. Nhờ vậy, năng suất lúa nhiều năm trở lại đây đều đạt 131 - 132 tạ/ha/năm, sản lượng lúa ổn định đạt trên một triệu tấn/năm, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh; bảo đảm an ninh lương thực cho cả vùng và quốc gia.

Đặc biệt, 96% diện tích được sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn ngày để gieo trồng, vụ xuân khoảng từ 100 - 120 ngày; vụ mùa khoảng 90 - 110 ngày.

Ngoài ra, toàn bộ diện tích gieo cấy của tỉnh Thái Bình cơ bản là được sử dụng giống xác nhận với lượng giống sử dụng khoảng từ 28 - 35 kg/ha.

Thái Bình là tỉnh có diện tích gieo cấy lúa lớn thứ hai khu vực Đồng bằng sông Hồng với diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 150 nghìn ha. Ảnh: Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình.

Phương pháp bón phân được thực hiện theo hình thức tiết kiệm, bón theo yêu cầu của cây lúa, kết hợp với hệ thống công trình thủy lợi đáp ứng đủ yêu cầu tưới tiêu cho sản xuất lúa gạo. Tỉnh cũng chủ động nước cho sản xuất lúa gạo theo phương pháp “nông - lộ - phơi” (giữ nước nông ở thời kỳ gieo cấy, giữ đủ độ ẩm ở thời kỳ lúa đẻ nhánh, phơi ruộng khi trên ruộng cây lúa đã đẻ đủ nhánh).

Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa gạo phát thải thấp

Phát biểu tại Diễn đàn khu vực về “Canh tác lúa giảm phát thải” trong khuôn khổ Chương trình hệ thống lương thực thực phẩm, sử dụng đất và phục hồi (FOLUR), Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình Nguyễn Thị Nga cho biết, hiện tỉnh đã triển khai thành công chương trình quản lí dịch hại tổng hợp và chương trình canh tác lúa cải tiến (IPM và SRI), giúp nông dân giảm chi phí sản xuất và tăng thêm lợi nhuận. Đến nay, đã có 29 xã trên toàn tỉnh với diện tích đạt 168,15ha được cấp chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP); 263,95ha được cấp mã số vùng trồng.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình cho biết, hiện tỉnh đã triển khai thành công chương trình quản lí dịch hại tổng hợp và chương trình canh tác lúa cải tiến (IPM và SRI). Ảnh: Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình.

Mô hình mới trong sản xuất lúa gạo và ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa cũng được tỉnh triển khai áp dụng. Toàn tỉnh có 1.968 hộ gia đình có diện tích từ 2 - 5ha sản xuất lúa trở lên, 457 cá nhân có quy mô sản xuất lúa là từ 5ha trở lên, một số hộ có quy mô hàng trăm ha. Vì vậy, việc tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất lúa rất thuận lợi để đầu tư máy móc, trang thiết bị sản xuất nông nghiệp, thực hiện đồng bộ cơ giới hóa từ khâu làm đất đến thu hoạch, bảo quản, đảm bảo sản lượng, tỷ lệ đồng đều về chất lượng, tận dụng tối đa rơm rạ phục vụ sản xuất và xuất khẩu, đồng thời thuận lợi cho việc ứng dụng kỹ thuật tưới nước xen kẽ.

Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 200 cơ sở xay xát lúa gạo, trong đó 170 cơ sở sơ chế, chế biến quy mô hộ gia đình, 20 công ty; 4 HTX có quy mô vừa và lớn, áp dụng dây chuyền hiện đại, tự động hóa trong xay xát. Các cơ sở này đều áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến như ISO, chứng nhận điều kiện đảm bảo ATTP.

Việc chế biến từ gạo tại tỉnh Thái Bình rất đa dạng với nhiều sản phẩm khác nhau. Cụ thể, công ty TNHH Liên Hạnh tổ chức chế biến với dây chuyền máy móc tự động hóa, sản phẩm đủ điều kiện xuất khẩu; một số làng nghề sản xuất các mặt hàng truyền thống như chế biến bún tập trung tại xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư…

Tỉnh Thái Bình hỗ trợ xây dựng và phát triển được trên 35 thương hiệu gạo gồm: Gạo Làng Giắng, gạo Nếp Keo, gạo chợ Gốc, Hương Việt 3, gạo hữu cơ Đài Thơm 8, gạo 3T. Ảnh: Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình.

Bên cạnh đó, Thái Bình cũng đang hỗ trợ xây dựng và phát triển được trên 35 thương hiệu gạo như gạo Làng Giắng, gạo Nếp Keo, gạo chợ Gốc, Hương Việt 3, gạo hữu cơ Đài Thơm 8, gạo 3T…

Mặt khác, ngành sản xuất lúa gạo của tỉnh Thái Bình đang đứng trước những khó khăn lớn như biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, dịch bệnh trên cây trồng là thách thức rất lớn đối với sản xuất lúa gạo trong thời gian tới; thiếu nhân công lao động trong sản xuất lúa gạo.

Theo Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục mở rộng quy mô nông hộ cho người nông dân trực tiếp sản xuất lúa gạo để hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng giảm phát thải nhà kính. Ngoài ra, Thái Bình cũng lên kế hoạch để toàn bộ diện tích sản xuất lúa sẽ từng bước ứng dụng các Quy trình kỹ thuật canh tác lúa theo tiêu chuẩn trong nước và xuất khẩu, trong đó các khâu canh tác được tiêu chuẩn hoá và lấy tiêu chuẩn canh tác SRP, SRI, IPHM. Hướng đến mục tiêu đánh giá và tổ chức sản xuất tạo sản phẩm nông nghiệp xanh, gắn với bảo vệ môi trường, hướng tới xây dựng và bán tín chỉ carbon trong lĩnh vực nông nghiệp.

Phương Linh - Linh Linh - Quỳnh Chi
Tin khác
Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm truy xuất nguồn gốc sản phẩm lúa gạo
Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm truy xuất nguồn gốc sản phẩm lúa gạo

Chiều 10/9, đại diện Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm truy xuất nguồn gốc lúa gạo tại diễn đàn khu vực 'Canh tác lúa giảm phát thải'.

Cần 260 tỷ USD mỗi năm để ngành nông nghiệp đạt mục tiêu giảm phát thải
Cần 260 tỷ USD mỗi năm để ngành nông nghiệp đạt mục tiêu giảm phát thải

Để đạt các mục tiêu giảm phát thải vào năm 2030, thế giới cần đầu tư 260 tỷ USD mỗi năm cho lĩnh vực nông nghiệp, gấp 18 lần mức đầu tư hiện tại.

Thúc đẩy phát triển du lịch bền vững qua ESG
Thúc đẩy phát triển du lịch bền vững qua ESG

Với tốc độ phát triển nhanh chóng, ngành du lịch cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn về môi trường và xã hội.

Nhiều tiềm năng xuất khẩu trái cây giữa Hoa Kỳ - Việt Nam
Nhiều tiềm năng xuất khẩu trái cây giữa Hoa Kỳ - Việt Nam

Ngày 9/9, phái đoàn thương mại của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) do bà Alexis M. Taylor, Thứ trưởng Bộ Thương mại và Nông nghiệp đối ngoại dẫn đầu đã đến TP.HCM.

Du lịch xanh - đòn bẩy phát triển kinh tế xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero
Du lịch xanh - đòn bẩy phát triển kinh tế xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

TP.HCM Những năm gần đây, du lịch xanh ngày càng được quan tâm và trở thành hướng phát triển quan trọng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam thiếu 150.000 nhân lực cho thị trường carbon
Việt Nam thiếu 150.000 nhân lực cho thị trường carbon

Bên cạnh nhân lực, phương pháp, tài chính và thiết bị, các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần bổ sung thêm những hướng dẫn, quy định cụ thể khi vận hành thị trường.

TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Để xuất khẩu nông sản bền vững thì đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế vô cùng quan trọng
TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Để xuất khẩu nông sản bền vững thì đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế vô cùng quan trọng

Qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế kéo dài, các doanh nghiệp, nông dân và HTX ngày càng chủ động đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế.

Việt Nam nhập khẩu 500 nghìn tấn ngô, bột bã ngô từ Hoa Kỳ
Việt Nam nhập khẩu 500 nghìn tấn ngô, bột bã ngô từ Hoa Kỳ

Đây là một trong những hoạt động giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam.

ACIAR hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu phát triển bền vững cây có múi
ACIAR hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu phát triển bền vững cây có múi

Một sáng kiến mới do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) tài trợ sẽ giúp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu cây có múi của Việt Nam.

Các thị trường lớn tăng mạnh nhu cầu nhập gỗ và đồ gỗ Việt Nam
Các thị trường lớn tăng mạnh nhu cầu nhập gỗ và đồ gỗ Việt Nam

Tình hình xuất khẩu gỗ và nội thất từng bước quay lại đà tăng trưởng. Việt Nam trở thành điểm đến của nhiều nhà mua hàng quốc tế tìm kiếm nguồn hàng chất lượng.

Xuất khẩu gạo Việt Nam có thể đạt mốc 5 tỷ USD
Xuất khẩu gạo Việt Nam có thể đạt mốc 5 tỷ USD

Xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt hơn 3,3 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm và nhiều khả năng sẽ lần đầu tiên chạm mốc 5 tỷ USD trong năm nay.

Sự kiện