Chàng trai miền Tây khám phá '2 người trong 1 ngăn tủ'

Phạm Tuấn - Thứ Ba, 02/01/2024 , 16:35 (GMT+7)

Chàng trai miền Tây sinh năm 1995 đã dùng những câu chuyện huyền ảo để soi rọi cuộc sống hiện đại, qua tập truyện ngắn có tên gọi ‘2 người trong 1 ngăn tủ’.

Nhà văn trẻ Phát Dương.

Nhà văn trẻ Phát Dương.

Chàng trai miền Tây tên thật Dương Thành Phát, với bút danh Phát Dương, đang là một gương mặt văn chương trẻ đáng chú ý ở miền sông nước Nam bộ. Sinh sống ở Cần Thơ, chàng trai miền Tây này đã có nhiều tác phẩm được công chúng yêu thích như “Một nửa làm đầy thế giới”, “Tự nhiên say”, “Bộ móng tay màu đỏ”, “Mở mắt mà mơ”…

Bước vào tuổi 28, Phát Dương có tập truyện ngắn “2 người trong 1 ngăn tủ” phát hành những ngày đầu năm 2024. Chàng trai miền Tây thổ lộ: “Thế giới tuổi thơ tôi là sách. Anh Hai đưa tôi đến với sách. Tôi vay mượn thế giới tưởng tượng từ đó, ngấu nghiến, mê mẩn, giết thời gian. Tôi sống ngoài phòng trọ bằng chữ.

Văn chương là một người bạn kiệm lời. Song hành cùng nhau, nâng đỡ khi vấp té nhưng cũng phũ phàng tặng cho những cái tát thực tế. Không nhã nhặn cũng chẳng thảo mai. Suy cho cùng, văn chương đẹp như một cái ôm. Văn chương chỉ đứng đó dang tay đón nhận. Đoạn đường đi đến đó do chính mỗi người dựng nên rào cản. Thôi, vì mục đích gì cũng được, viết cẩn trọng là được.

Tôi sẽ là động lực cho chính tôi, cho cả những người không mang danh thiên tài, hy vọng vậy. Viết cho chính mình trước đã. Một liều giảm đau cho cái chân đau”.

Nhà văn trẻ Phát Dương mang trong lòng nhiều trăn trở và day dứt về cuộc sống hiện đại, nên tập truyện ngắn “2 người trong 1 ngăn tủ” tạo dựng một thế giới giả tưởng hậu hiện đại để soi rọi và chiêm nghiệm về thực tại và những ẩn ức của con người. Qua từng trang viết ấy, độc giả thấy được sự vẫy vùng, tranh đấu để con người được làm “người” trong một thế giới buộc họ phải biến thành những cỗ máy lãnh đạm và trống rỗng.

Mỗi truyện ngắn trong tập truyện ngắn “2 người trong 1 ngăn tủ” mở ra một không gian giả tưởng đầy kỳ ảo. Trong đó có một tương lai nơi con người phải chui trong những cái tủ lơ lửng mà “mỗi ngăn chỉ được phép có hai sinh vật”. Có thành phố nơi con người phải đeo mặt nạ để làm việc, hay phải thi tuyển để giành một suất vào đó sống. Có chiếc đồng hồ cát xoay chuyển thời gian, có những “tàn tích” để con người vào đó nhặt lại gương mặt, có những “khách sạn trên lưng mèo”.

Bằng cách kể đan xen hiện thực và huyền ảo, chàng trai miền Tây khéo léo lồng ghép thế giới giả tưởng trên với thế giới thực tại của chúng ta. Trong đó, ta vẫn thấy anh nhân viên hoặc đi làm những ngày đều đều tẻ nhạt, hoặc tranh suất lên lương; cậu sinh viên mua sách cũ, ở nhà trọ, ngồi quán cà phê thảo luận bài tập nhóm; người dân quê chen chân vào thành phố để đổi đời.

Sự pha trộn trên tạo nên một thế giới vừa lạ lẫm vừa quen thuộc, với những điều tưởng như phi lý nhưng lại đang dần trở nên bình thường trong thực tế của chúng ta. Quen thuộc là sự đơn điệu của công việc, sự thờ ơ của con người, sự lạnh lùng của cuộc cạnh tranh để sống còn hay để vươn lên, sự nghiệt ngã của thời gian.

Thế nhưng những điều đó được Phát Dương đẩy cao đến cực điểm, con người đánh mất nhân dạng, đánh mất tình người, đánh mất chính mình, đánh mất tương lai. Trong truyện ngắn “Mọt”, thế giới của nhân vật chính dần bị xâm chiếm bởi lũ mọt chuyên gặm những cuốn sách “nông cạn, hời hợt”, rồi chính anh dần bị chúng gặm nhấm và biến thành một con mọt.

Tập truyện ngắn '2 người trong 1 ngăn tủ' vừa được NXB Trẻ ấn hành.

Tập truyện ngắn "2 người trong 1 ngăn tủ" vừa được NXB Trẻ ấn hành.

Đọc 12 truyện ngắn của Phát Dương gói ghém thành tập “2 người trong 1 ngăn tủ”, không ít người giật thót vì thấy chính mình trong đó. Cây bút trẻ đồng bằng sông Cửu Long dường như đã khám phá đến tận cùng những lo âu và nỗi sợ đời thường. Độc giả bị thôi thúc phải nhìn lại và đưa ra lựa chọn: thờ ơ hay đối diện, giả tạo hay chân thành, hững hờ hay quyết liệt. Khi đời sống con người chẳng khác mấy so với robot thì cũng là lúc phần người trong mỗi cá nhân trỗi dậy.

Nhà văn trẻ Phát Dương đã chứng tỏ một trí tưởng tượng phong phú, đẹp đẽ, bất ngờ. Trong thế giới hậu hiện đại thì sự tiện nghi, đồng bộ, và sung túc được đặt lên hàng đầu. Tất cả đều được “tối ưu hóa” để mỗi thế giới có thể vận hành một cách quy củ và phát triển. Đổi lại, con người không còn bản sắc người. Con người chỉ còn là những cỗ máy tuân thủ luật lệ, đều đều làm đúng chức năng của họ, và nằm gọn trong “ngăn tủ” của họ.

Điều đáng sợ là qua ngòi bút pha trộn thực - ảo của Phát Dương, độc giả có cảm giác thế giới kia đang sắp trở thành hiện thực, chứ không chỉ tồn tại trên trang giấy. Dường như chỉ chớp mắt thôi là ta sẽ biến thành một con mọt, thành những con số, thành trống rỗng. Vì vậy, tập truyện ngắn “2 người trong 1 ngăn tủ thôi thúc ta tỉnh thức, không chịu cam phận, vùng thoát khỏi guồng quay của đời, và giữ lấy tính người trong chính bản thân.

Phạm Tuấn
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết
Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết

Đại tá Nguyễn Văn Hồng sau 30 năm cầm súng lại có tiếp 30 năm cầm bút, đó là nội dung tọa đàm văn chương diễn ra sáng 12/4 tại TP.HCM.

Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác
Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác

Hát trống quân Đức Bác là sự kết hợp giữa lời hát và nhịp điệu, cùng với những khúc hát sôi động xoay quanh các chàng trai Đức Bác và cô đào Phù Ninh.

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ
Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ3

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng thường được nhiều người biết đến với tư cách một nhà khoa học nông nghiệp, nhưng ít ai biết ông từng có thơ được in từ thời sinh viên.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã rời khỏi dương gian 23 năm, nhưng di sản nghệ thuật của ông vẫn không ngừng lôi cuốn công chúng, trong đó có những đoản văn tự tình.

Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’
Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’

Việc ứng xử như sách đã chép ít nhiều thể hiện sự tôn trọng đáng kể, dù 'Thư thất điều' đã khiến vua Khải Định bẽ mặt với quốc dân đồng bào ở trong và ngoài nước lúc đó.

Hà Giang hút khách
Hà Giang hút khách

Thị trấn Đồng Văn giờ khác lắm. Cầu trời, năm mười năm nữa, Đồng Văn sẽ không theo bước Tam Đảo, Sa Pa, nhà tầng chất ngất cướp mất dáng núi, thung mây...

Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh
Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh

Trong bài văn tế Phan Châu Trinh, Sào Nam Phan Bội Châu đánh giá 'Thư thất điều đón giá như Tây, uy sấm chớp chẳng kinh cùng chẳng hãi'.

Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?
Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?

Hãy phóng to bức hình này lên, sẽ thấy hai cái tên khác nhau: Bên này là đền “Cửa Đặt”, bên kia là chùa “Cửa Đạt”. Đặt và Đạt, có liên hệ/liên quan gì không?

Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'
Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'1

Một người dạy tiếng Việt ở Mỹ, giáo sư Andrea Hoa Pham cho rằng, ngôn ngữ luôn luôn biến đổi, dù muốn hay không cũng không ngăn được thực tế ấy.

Cảm nhận một người trẻ tuổi về kháng chiến qua phim Đào, phở và piano
Cảm nhận một người trẻ tuổi về kháng chiến qua phim Đào, phở và piano

Bộ phim đã khiến tôi tò mò và tôi đã tìm hiểu rộng hơn lịch sử đất nước và tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, nhân dân ta trong kháng chiến.