Nông sản xuất khẩu 2024

Chuối Việt Nam chiếm gần một nửa lượng chuối nhập khẩu của Trung Quốc

Sơn Trang - Thứ Hai, 26/08/2024 , 15:30 (GMT+7)

Trung Quốc giảm nhập khẩu chuối Philippines, tăng mua chuối Việt Nam trong nửa đầu năm nay. Việt Nam đang là nhà cung cấp chuối lớn nhất cho thị trường này.

Chuối Việt Nam hiện đang chiếm gần một nửa lượng chuối nhập khẩu của Trung Quốc. Ảnh: Sơn Trang.

Theo Cơ quan Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu chuối của Trung Quốc đang có xu hướng giảm, nhưng nước này vẫn tăng mua chuối Việt Nam.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc nhập khẩu chuối đạt trên 957 nghìn tấn, trị giá 486 triệu USD, giảm 4,6% về lượng và giảm 22,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Trung Quốc tăng nhập khẩu chuối từ các thị trường Việt Nam, Ecuador, Lào, Mexico, Thái Lan, nhưng giảm nhập khẩu từ Philippines và Campuchia.

Trong nửa đầu năm nay, Việt Nam là nước cung cấp chuối lớn nhất cho thị trường Trung Quốc. Đã có 420 nghìn tấn chuối Việt Nam được nhập khẩu vào Trung Quốc, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm gần một nửa lượng chuối nhập khẩu vào thị trường này.

Lượng chuối nhập khẩu từ Việt Nam cao gần gấp đôi so với nước đứng sau là Philippinnes (222 nghìn tấn) và vượt xa các nguồn cung khác như Ecuador (123 nghìn tấn), Campuchia (131 nghìn tấn), Lào (49 nghìn tấn), Mexico (7 nghìn tấn), Thái Lan (hơn 2 nghìn tấn), Myanmar (hơn 2 nghìn tấn), Indonesia (1 nghìn tấn).

Trong khi tăng mua chuối Việt Nam thì Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu chuối từ Philippines. Trong nửa đầu năm nay, lượng chuối Philippines nhập khẩu vào Trung Quốc giảm tới 39,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bệnh héo rũ Panama đang khiến cho sản lượng chuối Philippines giảm mạnh. Đây được coi là một trong những nguyên nhân chính khiến cho lượng chuối Philippines vào thị trường Trung Quốc giảm quá nhiều trong nửa đầu năm nay. Dịch bệnh cũng khiến cho giá chuối của Philippines có xu hướng tăng cao. Nếu như trong 2 tháng đầu năm nay, giá bình quân của chuối Philippines nhập khẩu vào Trung Quốc là 524 USD/tấn, thì tính chung trong 6 tháng đầu năm, giá bình quân đã lên tới 547 USD/tấn.

Một vườn chuối ở Đồng Nai. Ảnh: Sơn Trang.

Trong khi giá chuối Philippines tăng cao do dịch bệnh, thì giá chuối Ecuador nhập khẩu vào Trung Quốc lại tăng cao do căng thẳng trên Biển Đỏ, dẫn tới thời gian vận chuyển kéo dài và các hãng tàu biển phải tăng cước vận chuyển. 2 tháng đầu năm, giá bình quân chuối Ecuador nhập khẩu vào Trung Quốc là 620 USD/tấn. Nhưng khi tính chung trong 6 tháng đầu năm, mỗi tấn chuối Ecuador nhập khẩu vào Trung Quốc có giá tới 671 USD.

Trong khi đó, do không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đường xuất khẩu sang Trung Quốc cũng không liên quan tới Biển Đỏ, nên giá chuối Việt Nam khá ổn định trong 6 tháng đầu năm và ở mức rất cạnh tranh, bình quân là 408 USD/tấn. Đây cũng là lợi thế lớn của chuối Việt Nam so với chuối của các nước khác tại thị trường Trung Quốc.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), cho biết, so với các nước xuất khẩu chuối khác, khi xuất khẩu chuối sang Trung Quốc, Việt Nam có lợi thế rất lớn về logistics do có đường biên giới liền kề, nên có thể xuất khẩu qua đường bộ. Hệ thống đường cao tốc xuyên Việt đang được đầu tư xây dựng trong thời gian qua càng làm giúp ngắn thời gian vận chuyển chuối lên các cửa khẩu với Trung Quốc. Chính vì vậy, thời gian và chi phí vận chuyển chuối Việt Nam tới Trung Quốc hiện đang thấp hơn nhiều so với các nước khác.

Trung Quốc hiện đang là một trong những thị trường nhập khẩu chuối lớn nhất thế giới. Theo báo cáo của Phòng Thương mại Xuất nhập khẩu Thực phẩm, Sản phẩm bản địa và Phụ phẩm động vật Trung Quốc, năm 2023, nước này đã nhập khẩu 1,77 triệu tấn chuối, trị giá 1,08 tỷ USD. Trong đó, chuối nhập khẩu từ Philippines là 686 nghìn tấn, Việt Nam 506 nghìn tấn, Ecuado 266 nghìn tấn, Campuchia 263 nghìn tấn. 4 nước này chiếm tới 97% tổng lượng chuối nhập khẩu của Trung Quốc.

Tính về lượng, chuối là loại trái cây nhập khẩu nhiều nhất của Trung Quốc, đứng trên sầu riêng (1,43 triệu tấn), dừa (1,18 triệu tấn)… Còn tính về kim ngạch, chuối đứng thứ 4 sau sầu riêng tươi (6,72 tỷ USD), anh đào (2,65 tỷ USD) và sầu riêng đông lạnh (hơn 1 tỷ USD).

Theo Mordor Intelligence, quy mô thị trường chuối toàn cầu ước đạt gần 141 tỷ USD vào năm 2024. Nhu cầu về chuối toàn cầu được dự đoán sẽ tăng hơn nữa trong giai đoạn 2019 - 2029, do ý thức về sức khỏe của người tiêu dùng ngày càng tăng.

Sơn Trang
Tin khác
Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm truy xuất nguồn gốc sản phẩm lúa gạo
Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm truy xuất nguồn gốc sản phẩm lúa gạo

Chiều 10/9, đại diện Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm truy xuất nguồn gốc lúa gạo tại diễn đàn khu vực 'Canh tác lúa giảm phát thải'.

Cần 260 tỷ USD mỗi năm để ngành nông nghiệp đạt mục tiêu giảm phát thải
Cần 260 tỷ USD mỗi năm để ngành nông nghiệp đạt mục tiêu giảm phát thải

Để đạt các mục tiêu giảm phát thải vào năm 2030, thế giới cần đầu tư 260 tỷ USD mỗi năm cho lĩnh vực nông nghiệp, gấp 18 lần mức đầu tư hiện tại.

Thúc đẩy phát triển du lịch bền vững qua ESG
Thúc đẩy phát triển du lịch bền vững qua ESG

Với tốc độ phát triển nhanh chóng, ngành du lịch cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn về môi trường và xã hội.

Nhiều tiềm năng xuất khẩu trái cây giữa Hoa Kỳ - Việt Nam
Nhiều tiềm năng xuất khẩu trái cây giữa Hoa Kỳ - Việt Nam

Ngày 9/9, phái đoàn thương mại của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) do bà Alexis M. Taylor, Thứ trưởng Bộ Thương mại và Nông nghiệp đối ngoại dẫn đầu đã đến TP.HCM.

Thái Bình chia sẻ kinh nghiệm canh tác lúa bền vững với cộng đồng quốc tế
Thái Bình chia sẻ kinh nghiệm canh tác lúa bền vững với cộng đồng quốc tế

Chiều 9/9, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình chia sẻ kinh nghiệm canh tác lúa bền vững tại Diễn đàn khu vực về 'Canh tác lúa giảm phát thải'.

Du lịch xanh - đòn bẩy phát triển kinh tế xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero
Du lịch xanh - đòn bẩy phát triển kinh tế xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

TP.HCM Những năm gần đây, du lịch xanh ngày càng được quan tâm và trở thành hướng phát triển quan trọng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam thiếu 150.000 nhân lực cho thị trường carbon
Việt Nam thiếu 150.000 nhân lực cho thị trường carbon

Bên cạnh nhân lực, phương pháp, tài chính và thiết bị, các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần bổ sung thêm những hướng dẫn, quy định cụ thể khi vận hành thị trường.

TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Để xuất khẩu nông sản bền vững thì đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế vô cùng quan trọng
TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Để xuất khẩu nông sản bền vững thì đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế vô cùng quan trọng

Qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế kéo dài, các doanh nghiệp, nông dân và HTX ngày càng chủ động đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế.

Việt Nam nhập khẩu 500 nghìn tấn ngô, bột bã ngô từ Hoa Kỳ
Việt Nam nhập khẩu 500 nghìn tấn ngô, bột bã ngô từ Hoa Kỳ

Đây là một trong những hoạt động giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam.

ACIAR hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu phát triển bền vững cây có múi
ACIAR hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu phát triển bền vững cây có múi

Một sáng kiến mới do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) tài trợ sẽ giúp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu cây có múi của Việt Nam.

Các thị trường lớn tăng mạnh nhu cầu nhập gỗ và đồ gỗ Việt Nam
Các thị trường lớn tăng mạnh nhu cầu nhập gỗ và đồ gỗ Việt Nam

Tình hình xuất khẩu gỗ và nội thất từng bước quay lại đà tăng trưởng. Việt Nam trở thành điểm đến của nhiều nhà mua hàng quốc tế tìm kiếm nguồn hàng chất lượng.

Xuất khẩu gạo Việt Nam có thể đạt mốc 5 tỷ USD
Xuất khẩu gạo Việt Nam có thể đạt mốc 5 tỷ USD

Xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt hơn 3,3 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm và nhiều khả năng sẽ lần đầu tiên chạm mốc 5 tỷ USD trong năm nay.

Sự kiện