Dự án tham vọng biến nước tiểu thành phân bón

Văn Việt - Chủ Nhật, 17/03/2024 , 19:40 (GMT+7)

Các nhà khoa học tại Mỹ và trên khắp thế giới đang nghiên cứu phương pháp biến nước tiểu con người thành phân bón, điều tưởng chừng như hài hước nhưng hoàn toàn khả thi.

Xe kéo bồn chứa nước tiểu đã qua xử lý để phục vụ canh tác của Viện Rich Earth. Ảnh: Facebook/Rich Earth Institute.

Xe kéo bồn chứa nước tiểu đã qua xử lý để phục vụ canh tác của Viện Rich Earth. Ảnh: Facebook/Rich Earth Institute.

Trong khu vườn của Lissa Schneckenburger ở Brattleboro, bang Vermont, Mỹ, những quả cà chua trông mơn mởn và phát triển dường như tốt hơn bình thường. Nguyên nhân có thể là do cách cô làm màu mỡ thêm khu vườn bằng chính nước tiểu của gia đình mình.

“Khi chúng tôi nói với mọi người về dự án này, họ hầu hết đều tỏ ra bất ngờ, bối rối với vô số câu hỏi ‘Cái gì? Tại sao? Bằng cách nào cơ?’”, Schneckenburger cho hay.

Chìa khóa nằm ở công nghệ “tái chế nước tiểu”, nơi nước thải của con người không phải để bỏ đi mà được biến thành “vàng”.

Kim Nace là người đồng sáng lập Viện Rich Earth, tổ chức đang phát triển các cách biến nước tiểu con người thành phân bón. “Mọi người thường hơi ngạc nhiên, nhưng sau đó tôi sẽ giải thích cho họ thật nhanh gọn rằng có chất dinh dưỡng trong nước tiểu của bạn và chúng tôi đang tìm cách giữ lại những thứ đó và sử dụng chúng trong nông nghiệp”, cô nói.

Vậy cây trồng cần gì trong nước tiểu? “Nitơ, phốt pho, kali và các khoáng chất vi lượng khác đi vào cơ thể chúng ta khi chúng ta ăn thức ăn và sau đó đi vệ sinh”, Nace giải thích.

Theo người đồng sáng lập Abe Noe-Hays, Viện Rich Earth thu được hơn 45.000 lít nước tiểu một năm. Dự án hoàn toàn nghiêm túc và có tính ứng dụng cao nhưng họ thường xuyên phải đối mặt với những lời châm chọc và chê bai vì sáng kiến của mình.

Các nhà nghiên cứu trên khắp nước Mỹ và ở một số quốc gia khác như Thụy Điển, Thụy Sĩ, Pháp, Nam Phi... đang nghiên cứu việc tái chế nước tiểu. Viện Rich Earth cũng thường xuyên tổ chức hội thảo trực tuyến để cung cấp kiến thức về vấn đề này.

Khi được hỏi điều gì khiến mọi người ngạc nhiên nhất về việc lấy nước tiểu để làm phân bón, Schneckenburger, người đang sử dụng một nhà vệ sinh đặc biệt để lưu giữ nước tiểu, cho biết “nó sạch sẽ, không hề thô tục và không có mùi”.

Không cần xả nước với nhà vệ sinh ủ phân, được xây dựng với hai ngăn dành cho chất thải lỏng và chất thải rắn riêng biệt. “Rich Earth sẽ đến với chiếc xe bồn lớn và họ sẽ lấy nước tiểu hai lần một năm”, cô cho hay.

Và nếu bạn không có nhà vệ sinh đặc biệt, Rich Earth sẽ cung cấp bồn tiểu di động, công nghệ thô sơ hơn, phù hợp cho cả nam và nữ. Họ cũng giúp các nhà tài trợ dễ dàng chuyển chất thải lỏng đến kho chứa ở trung tâm thành phố.

Kevin O’Brien, thủ thư tại địa phương, đã mang nước tiểu của mình đến cho Rich Earth ba năm qua. “Tôi phải mất khoảng một tháng để đổ đầy bình 19 lít, vì vậy tôi thường đến kho tập trung khoảng một lần mỗi tháng để quyên góp” ông nói. Mục tiêu của O’Brien là quyên góp 380 lít mỗi năm.

Nước tiểu thường không chứa vi khuẩn có hại, nhưng nếu nó tiếp xúc với chất thải rắn, điều đó có thể dẫn đến bệnh tật. Vì vậy, Abe Noe-Hays nói rằng tất cả nước tiểu do Rich Earth thu thập đều được tiệt trùng theo tiêu chuẩn liên bang. “Nó được làm nóng lên, khiến mầm bệnh chết đi, nguội trở lại và sau đó rời khỏi máy”, ông giải thích quy trình.Tiếp theo, tài xế Arthur Davis chuyển nước tiểu sạch từ bể chứa khổng lồ sang thùng chứa trên xe tải của mình, gần 3.800 lít mỗi lần.

Trên chiếc xe tải lớn màu vàng, Davis chịu trách nhiệm cho toàn bộ quá trình thu gom và phân phối. “Chúng tôi đang giải quyết vấn đề hóa học, chúng tôi đang giải quyết vấn đề sinh học, chúng tôi cũng đang giải quyết cả vấn đề tâm lý con người, bởi vì mọi người có đủ kiểu suy nghĩ về nó”, anh nói.

Hôm nay, anh đang giao nước tiểu sạch cho một tín đồ thực sự, Noah Hoskins, chủ trang trại Bunker. Hoskins cho hay đồng cỏ của ông đang khát nước tiểu. “Nếu bạn đang lấy chất dinh dưỡng ra khỏi lòng đất, bạn cần bổ sung những chất dinh dưỡng đó dưới hình thức này hay hình thức khác”, ông nói.

Rất nhiều dự án tái chế nước tiểu vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển, nhưng Noe-Hays đã nhìn thấy một tương lai rất tươi sáng. “Chúng tôi không yêu cầu mọi người làm điều gì đó khó khăn. Bạn chỉ cần sử dụng nhà vệ sinh thôi. Điều bạn vừa làm, thật tuyệt vời! Bạn đã tạo ra thứ gì đó hữu ích cho chính bạn và cho cả thế giới”. ông cho hay.

Văn Việt (Theo CBS News)
Hàn Quốc mở rộng quy mô ngành rong biển
Hàn Quốc mở rộng quy mô ngành rong biển

Nhu cầu về rong biển ăn được của Hàn Quốc đã tăng vọt, trong khi nguồn cung gặp khó và giá cả lạm phát.

Trung Quốc thử nghiệm thành công trồng lúa trong 60 ngày
Trung Quốc thử nghiệm thành công trồng lúa trong 60 ngày

Nhờ kỹ thuật thủy canh, chiếu sáng nhân tạo và các công nghệ khác, cây lúa được trồng ở Tân Cương (Trung Quốc) có chu kỳ sinh trưởng ngắn hơn đáng kể.

Ấn Độ đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản 12 tỷ USD năm 2025
Ấn Độ đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản 12 tỷ USD năm 2025

Ấn Độ đang tìm cách tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản thêm 4 tỷ USD để đạt mục tiêu 12 tỷ USD năm 2025.

'Cô lập' bể carbon ven biển gắn liền phúc lợi kinh tế và xã hội
'Cô lập' bể carbon ven biển gắn liền phúc lợi kinh tế và xã hội

Tăng cường các biện pháp bảo tồn và bảo vệ hệ thống ven biển có hàm lượng carbon cao, đảm bảo phúc lợi kinh tế và xã hội của các cộng đồng.

Giảm thiểu phát thải, tăng dự trữ carbon bằng cỏ biển
Giảm thiểu phát thải, tăng dự trữ carbon bằng cỏ biển

Hệ sinh thái tự nhiên ven biển gồm cỏ biển, đầm lầy thủy triều và rừng ngập mặn, cô lập và lưu trữ một lượng lớn carbon trong cả thực vật và trầm tích.

Kênh đào Funan Techo Campuchia và bài học hợp tác khai thác sông Mê Kông
Kênh đào Funan Techo Campuchia và bài học hợp tác khai thác sông Mê Kông9

Sự quan ngại về kênh đào Funan Techo thể hiện qua phát biểu của một số chuyên gia tại cuộc họp ở Cần Thơ là cần thiết nhưng cần tránh phóng đại.

7 sự thật thú vị về Ngày Trái đất
7 sự thật thú vị về Ngày Trái đất

Ngày Trái đất 2024 kêu gọi các quốc gia giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040, hướng đến chấm dứt việc sử dụng nhựa vì sức khỏe cộng đồng.

Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal
Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal

Đi hành hương lần này, đoàn chúng tôi có 8 người. Đi một chuyến đi 'lịch sử đời người', vì sẽ đến những nơi chưa từng đến, những nơi mà để đến được, thì vô cùng khó khăn mới đến được, nhưng đã đến được thì quá xứng đáng để đi. Đến dãy Núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn, và thành phố cổ Bandipur...

Nhiều nước châu Á đã có khung pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gen
Nhiều nước châu Á đã có khung pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gen

Nhiều nước Châu Á đã hoàn thiện khung pháp lý cho các loại cây trồng chỉnh sửa gen và đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gen.

Phân vùng quản lý nước trong nuôi biển xa bờ: Nhìn từ Hoa Kỳ
Phân vùng quản lý nước trong nuôi biển xa bờ: Nhìn từ Hoa Kỳ

Vướng mắc lớn nhất của ngành nuôi biển Hoa Kỳ là thiếu khung pháp lý để quy hoạch phân vùng biển và đảm bảo an toàn môi trường.

Trang trại giữa sa mạc, sản lượng 3.000 tấn mỗi năm
Trang trại giữa sa mạc, sản lượng 3.000 tấn mỗi năm

'Tháp trồng cây' của IGS, trông giống bãi đậu xe nhiều tầng, là môi trường được kiểm soát, giám sát và điều chỉnh lượng nước, phân bón một cách cẩn thận.

6 lời khuyên cho các hộ nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ thích ứng biến đổi khí hậu
6 lời khuyên cho các hộ nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ thích ứng biến đổi khí hậu

Chuyên gia đưa ra 6 lời khuyên thiết thực cho các hộ nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ, đặc biệt ở vùng nhiệt đới để chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu.