Phân vùng quản lý nước trong nuôi biển xa bờ: Nhìn từ Hoa Kỳ

Quỳnh Chi - Thứ Năm, 28/03/2024 , 16:26 (GMT+7)

Vướng mắc lớn nhất của ngành nuôi biển Hoa Kỳ là thiếu khung pháp lý để quy hoạch phân vùng biển và đảm bảo an toàn môi trường.

Hoa Kỳ đang nỗ lực xây dựng bộ tiêu chuẩn và chính sách nuôi biển toàn diện.

Hoa Kỳ đang nỗ lực xây dựng bộ tiêu chuẩn và chính sách nuôi biển toàn diện.

Chặng đường xây dựng chính sách nuôi biển hơn 40 năm chưa hồi kết

Năm 1980, Hoa Kỳ lần đầu tiên ban hành Luật Nuôi trồng thủy sản quốc gia. Ở cấp liên bang, nuôi trồng thủy sản được định nghĩa là “nhân giống và nuôi dưỡng các loài thủy sản trong môi trường được kiểm soát, chọn lọc, bao gồm nhưng không giới hạn ở nuôi biển (ngoại trừ việc nuôi cá hồi Thái Bình Dương ở vùng biển tư nhân để kiếm lời ở những khu vực không được phép khai thác)”. Tuy Luật đã mở ra khái niệm về ‘nuôi biển’ ở Hoa Kỳ, nhưng các chuyên gia nước này bày tỏ lo ngại về tác động môi trường nếu trang trại sử dụng dư thừa hóa chất và thức ăn, gây nhiễm bệnh cho sinh vật biển.

Bài liên quan

Năm 2003 - 2004, Ủy ban Chính sách Đại dương Hoa Kỳ (USCOP) và Ủy ban Đại dương Pew trình Nhà Trắng báo cáo tác động môi trường, đề xuất xây dựng chính sách phù hợp. Trong khi USCOP khuyến nghị Chính phủ Hoa Kỳ đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng thủy sản xa bờ, Ủy ban Pew lại khuyến nghị tạm dừng việc thành lập các trang trại biển mới, cho đến khi Hoa Kỳ thiết lập tiêu chuẩn và chính sách môi trường quốc gia toàn diện.

Báo cáo của Ủy ban Pew nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách giới hạn rõ ràng về thiệt hại sinh thái cho phép; giảm thiểu tác động nước thải, hóa chất; hướng dẫn quy trình cụ thể, khuyến khích cộng đồng tham gia nuôi biển; đền bù cho các hộ ven biển khi sử dụng mặt nước của họ cho nuôi biển.

Những năm tiếp theo, khoảng trống của khu vực tư nhân trong chuỗi giá trị nuôi biển Hoa Kỳ ngày càng rõ ràng. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật nước này nhận định: “Chúng ta mới chỉ bắt đầu nhận ra tiềm năng to lớn mà đại dương mang lại cho con người. Mặt khác, các doanh nghiệp tư nhân có nguồn lực giúp khôi phục các loài sinh vật biển đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Bây giờ là lúc các quốc gia có bờ biển cần tích cực thúc đẩy khối tư nhân tham gia nuôi biển. Trên thực tế, cách tiếp cận này sẽ khôi phục những tài nguyên đã tàn phá dựa trên chương trình pháp lý hiện hành của Hoa Kỳ”.

Các doanh nghiệp có nguồn lực giúp khôi phục các loài sinh vật biển đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Các doanh nghiệp có nguồn lực giúp khôi phục các loài sinh vật biển đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tham gia nuôi biển quy mô lớn tiếp tục làm dấy lên lo ngại về tác động môi trường. Cũng như nhiều quốc gia khác, hoạt động nuôi trồng thủy sản biển ở Hoa Kỳ đối mặt với nhiều vướng mắc do sự rời rạc, thiếu nhất quán của quy định giữa các tiểu bang và bộ, ngành. Thiếu tiêu chuẩn cấp liên bang, quy trình cấp phép trở nên phức tạp và trì trệ.

Gần đây nhất, Kỳ họp Quốc hội lần thứ 115 năm 2018 đã đàm thảo về dự thảo Luật Nâng cao Chất lượng và Hiểu biết về Nuôi trồng Thủy sản Hoa Kỳ (AQUAA). Dự luật không được thông qua do thời hạn cấp phép dự án nuôi biển quá gấp (chỉ 30 ngày sau khi nộp đơn nên không đánh giá được tác động môi trường và xã hội). Bên cạnh đó, AQUAA thiếu liên kết với Luật bảo vệ động vật có vú dưới biển (MMPA) và Luật về Các loài nguy cấp (ESA), không đảm bảo tính ‘thuận thiên’ của cơ sở nuôi trồng. 

Bài học kinh nghiệm

Đến nay, hạ tầng ngành nuôi trồng thủy sản xa bờ của Hoa Kỳ khó có thể cạnh tranh với các ‘ông lớn’ Na Uy và Trung Quốc. Tuy nhiên chính sách chặt chẽ vẫn là ưu tiên hàng đầu để tạo ra giá trị bền vững cho toàn ngành. 

Khai thác tài nguyên biển cần dựa trên nguyên tắc toàn cầu về nuôi biển bền vững.

Khai thác tài nguyên biển cần dựa trên nguyên tắc toàn cầu về nuôi biển bền vững.

Theo đó, tầm nhìn chính sách dài hạn cho ngành nuôi biển ở Hoa Kỳ nói riêng và các khu vực ven biển trên thế giới cần chú ý những vấn đề chính sau:

Một, kế hoạch xuyên suốt về vai trò của từng ngành, cơ quan, bộ phận trong quản lý, khai thác tài nguyên biển; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, quy hoạch vùng biển hợp lý, lợi ích của ngư dân và doanh nghiệp nuôi biển;

Hai, tuân thủ đầy đủ, phù hợp với các luật bảo vệ môi trường quốc gia. Trong đó, mỗi giấy phép nuôi trồng thủy sản cần đi kèm đánh giá tác động môi trường (ĐTM) minh bạch. Thời gian hoàn thiện ĐTM có thể kéo dài, nhưng sẽ là công cụ hữu ích giúp đẩy nhanh quá trình cấp giấy phép;

Ba, hoạt động khai thác phải an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe động vật có vú ở biển và các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Cần quy hoạch vùng biển hợp lý để hạn chế sinh vật biển hoang dã tiếp xúc với lồng nuôi; yêu cầu vật liệu khai thác chắc chắn, an toàn môi trường;

Bốn, định vị hải lưu, tận dụng dòng chảy dinh dưỡng và địa chất tại các điểm nuôi biển;

Năm, nêu rõ yêu cầu về thành phần loài cá, tôm, mực khai thác… Các chuyên gia khuyến nghị chọn giống vật nuôi bản địa, phù hợp đặc điểm sinh thái vùng nuôi;

Sáu, truy xuất nguồn gốc đầy đủ, thậm chí cần truy xuất cả nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, hạn chế tối đa cho sinh vật biển ăn thức ăn có nguồn gốc từ cá biển; 

Bảy, thường xuyên kiểm tra tác động đến môi trường đáy biển; kiểm soát chất thải, thức ăn dư thừa, hóa chất nuôi biển; 

Tám, nghiên cứu, phát triển hệ thống xả thải thông minh, tuân thủ các tiêu chuẩn về sử dụng nước và bảo vệ môi trường;

Chín, cần tính đến khả năng xảy ra sự cố như tràn dầu trong quá trình vận hành, công ty nuôi biển phá sản, cơ sở nuôi trồng thủy sản bỏ hoang;

Mười, đội ngũ cán bộ thanh tra cần được đào tạo, huấn luyện để giám sát hoạt động nuôi biển bền vững. 

Các chuyên gia kiến nghị Hoa Kỳ và các quốc gia khai thác tài nguyên biển lưu ý dựa trên các tiêu chuẩn toàn cầu, như tiêu chuẩn BAP (thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất) của Liên minh Thủy sản toàn cầu GAA. Bên cạnh đó, tham khảo các đánh giá về khai thác bền vững theo Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (Global Food Safety Initiative) và Sáng kiến Hải sản Bền vững Toàn cầu (Global Sustainable Seafood Initiative).

Quỳnh Chi
Kênh đào Funan Techo Campuchia và bài học hợp tác khai thác sông Mê Kông
Kênh đào Funan Techo Campuchia và bài học hợp tác khai thác sông Mê Kông9

Sự quan ngại về kênh đào Funan Techo thể hiện qua phát biểu của một số chuyên gia tại cuộc họp ở Cần Thơ là cần thiết nhưng cần tránh phóng đại.

7 sự thật thú vị về Ngày Trái đất
7 sự thật thú vị về Ngày Trái đất

Ngày Trái đất 2024 kêu gọi các quốc gia giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040, hướng đến chấm dứt việc sử dụng nhựa vì sức khỏe cộng đồng.

Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal
Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal

Đi hành hương lần này, đoàn chúng tôi có 8 người. Đi một chuyến đi 'lịch sử đời người', vì sẽ đến những nơi chưa từng đến, những nơi mà để đến được, thì vô cùng khó khăn mới đến được, nhưng đã đến được thì quá xứng đáng để đi. Đến dãy Núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn, và thành phố cổ Bandipur...

Nhiều nước châu Á đã có khung pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gen
Nhiều nước châu Á đã có khung pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gen

Nhiều nước Châu Á đã hoàn thiện khung pháp lý cho các loại cây trồng chỉnh sửa gen và đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gen.

Trang trại giữa sa mạc, sản lượng 3.000 tấn mỗi năm
Trang trại giữa sa mạc, sản lượng 3.000 tấn mỗi năm

'Tháp trồng cây' của IGS, trông giống bãi đậu xe nhiều tầng, là môi trường được kiểm soát, giám sát và điều chỉnh lượng nước, phân bón một cách cẩn thận.

6 lời khuyên cho các hộ nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ thích ứng biến đổi khí hậu
6 lời khuyên cho các hộ nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ thích ứng biến đổi khí hậu

Chuyên gia đưa ra 6 lời khuyên thiết thực cho các hộ nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ, đặc biệt ở vùng nhiệt đới để chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nhật Bản nghiên cứu thuốc trừ sâu hữu cơ từ tinh dầu hoa hồng
Nhật Bản nghiên cứu thuốc trừ sâu hữu cơ từ tinh dầu hoa hồng

Các nhà khoa học khẳng định phát hiện này sẽ mở ra cơ hội cho quản lý dịch hại bền vững trên khắp thế giới.

Trung Quốc tính biến măng tre thành thực phẩm tương tự sữa bò
Trung Quốc tính biến măng tre thành thực phẩm tương tự sữa bò

Giới khoa học Trung Quốc cho rằng măng tre có thể đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nguồn thực phẩm bền vững, bổ dưỡng cho dân số toàn cầu.

Mỹ mở đường cho máy bay không người lái cạnh tranh với máy kéo nông trại
Mỹ mở đường cho máy bay không người lái cạnh tranh với máy kéo nông trại

Ngành nông nghiệp Mỹ đang chuẩn bị cho hoạt động canh tác của ‘đàn’ máy bay không người lái (drone) sau quyết định của FAA (Cục Hàng không Liên bang).

Làng nghèo nhất Trung Quốc đổi đời nhờ nông nghiệp xanh
Làng nghèo nhất Trung Quốc đổi đời nhờ nông nghiệp xanh

Một ngôi làng từng được mô tả là 'không thể sinh sống' ở Tây Hải Cố, phía tây bắc Trung Quốc, đang khiến thế giới đặc biệt quan tâm vì quá trình chuyển đổi xanh.

Nhật Bản sơn bò như ngựa vằn để đuổi ruồi
Nhật Bản sơn bò như ngựa vằn để đuổi ruồi

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại tỉnh Yamagata (Nhật Bản), những con bò được vẽ vằn thu hút ít côn trùng hơn đáng kể so với những con không có vằn.