Du lịch nông thôn Albania thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm

Hoa Lay Ơn - Thứ Hai, 15/07/2024 , 12:08 (GMT+7)

Là quốc gia có diện tích khiêm tốn ở châu Âu, Albania đã lấy du lịch nông thôn làm trọng tâm cho sự phát triển thịnh vượng của đất nước.

Cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục của Vườn Quốc gia Vjosa đã trở thành điểm đến lý tưởng cho những người đam mê khám phá và yêu thích mạo hiểm. Người dân Albania đã bảo tồn dòng sông Vjosa, biến nơi đây thành khu vực kinh doanh du lịch nông nghiệp, khai phá tiềm năng bản địa của khu vực này.

Là quốc gia có diện tích khiêm tốn ở châu Âu, Albania đã lấy du lịch canh nông làm trọng tâm cho sự phát triển thịnh vượng của đất nước.

Mỗi năm, lượng khách du lịch đến Albania tăng đáng kể, từ 4 triệu lượt vào năm 2016 lên tới 8,4 triệu lượt khách vào tháng 10/2023. Sự bùng nổ của các chuyến du lịch đến tham quan vùng đất này đòi hỏi người dân phải nâng cao chất lượng thực phẩm và các dịch vụ liên quan khác.

Chương trình SFS-MED hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp, trường đào tạo nấu ăn và các cá nhân trong lĩnh vực du lịch nông nghiệp hình thành một khối liên kết bền vững. Ảnh: FAO.

Chương trình Hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững khu vực Địa Trung Hải (SFS-MED)

Năm 2022, với sự hỗ trợ của Chính phủ Albania và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), dự án Hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững khu vực Địa Trung Hải (SFS-MED) đã được triển khai với nguồn quỹ tài trợ từ Chính phủ Italy. 

Dự án nhằm tăng cường tập huấn và đối thoại để bổ sung những thiếu hụt về chuyên môn cho người bản địa, hỗ trợ họ nâng cao trình độ làm du lịch nông nghiệp.

Với những nỗ lực này, Albania không chỉ tăng cường thu hút khách du lịch mà còn đảm bảo phát triển bền vững cho các cộng đồng nông thôn, tạo ra nguồn thu nhập ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Chương trình SFS-MED hỗ trợ nông dân, cơ sở kinh doanh du lịch nông nghiệp, tổ chức tài chính vi mô, trường đào tạo nấu ăn và các cá nhân trong lĩnh vực du lịch nông nghiệp hình thành một khối liên kết bền vững, tương trợ lẫn nhau. 

Dự án khuyến khích người bản địa tạo ra mạng lưới hợp tác trong sản xuất và thương mại nông sản. Ngoài ra, người dân được hướng dẫn thực hành các phương pháp canh tác nông nghiệp bền vững như tiết kiệm nước, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, tăng cường sử dụng phân hữu cơ và tưới nước bằng phương pháp nhỏ giọt.

Đến Albania, du khách được thưởng thức đặc sản địa phương ngay tại trang trại qua mô hình Farm-to-Table. Ảnh: Du lịch Albania.

Đến Albania, du khách có thể tận hưởng không khí trong lành và thưởng thức các món ăn đặc trưng của người dân bản địa. Một trong những điểm đến nổi bật là Liles, cơ sở du lịch nổi tiếng với truyền thống sản xuất rượu. Sản phẩm rượu truyền thống mang tên GlikoRaki được lên men từ hoa quả, mang theo hương vị đặc sản của vùng phía nam Địa Trung Hải. Nhờ tham gia vào Chương trình đào tạo SFS-MED, cơ sở Liles đã xây dựng thương hiệu rượu truyền thống, giới thiệu sản phẩm với quốc tế.

Thu hút lao động trẻ tham gia vào du lịch canh nông

Ngân hàng Thế giới ước tính, khu vực sản xuất ở đô thị của Albania lớn gấp 11 lần khu vực sản xuất ở nông thôn, trong khi dân số thành phố chỉ gấp 1,3 lần so với dân số nông thôn. 

Theo đó, Albania đối mặt với thách thức khi thiếu sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng, thiếu hụt lực lượng lao động trẻ trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều người trẻ tuổi có xu hướng ly nông, ly hương lên thành phố tìm kiếm thu nhập cao hơn hoặc làm việc ở các quốc gia khác.

Trong khi đó, lao động cao tuổi ở nông thôn lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận chuyển đổi số, khó đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng về dịch vụ và chất lượng an toàn thực phẩm. Người dân địa phương phải đáp ứng các tiêu chí quan trọng về chứng nhận an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn chất lượng trên thị trường.

Thu hút giới trẻ trở về quê hương làm du lịch canh nông sẽ là lời giải cho bài toán xóa bỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Người dân ở Albania kỳ vọng du lịch nông nghiệp sẽ trở thành lĩnh vực thịnh vượng của quốc gia nhỏ bé này, một vùng đất xinh đẹp ẩn mình giữa châu Âu.

Hoa Lay Ơn (Theo FAO)
Tin khác
Nông nghiệp Anh: Từ tiến bộ công nghệ đến chiến lược xuất khẩu mới
Nông nghiệp Anh: Từ tiến bộ công nghệ đến chiến lược xuất khẩu mới

Bài viết điểm qua những bước tiến của nông nghiệp Vương quốc Anh trong 20 năm qua và các chính sách nhằm tái phát triển, nâng cao vị thế của ngành nông nghiệp Anh.

Hàn Quốc: Ngân sách trả 40% lương để thu hút lao động nông nghiệp
Hàn Quốc: Ngân sách trả 40% lương để thu hút lao động nông nghiệp

Thuộc nhóm những chính sách hay của tỉnh Chungcheongbuk để duy trì vị trí tỉnh dẫn đầu tăng trưởng của Hàn Quốc là duy trì tăng dân số, đãi ngộ tốt người lao động.

Cây trồng áp dụng công nghệ sinh học giúp Việt Nam thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu
Cây trồng áp dụng công nghệ sinh học giúp Việt Nam thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu

Việt Nam nên tiếp tục có đánh giá tổng thể về hành lang pháp lý, cũng như các giống mới xuất hiện để có một cách tiếp cận mới, phù hợp với yêu cầu hiện tại.

Tajikistan khuyến khích nông dân thanh toán nước tưới tiêu trên nền tảng số
Tajikistan khuyến khích nông dân thanh toán nước tưới tiêu trên nền tảng số

Nông dân Tajikistan đã có thể thanh toán chi phí dịch vụ tưới tiêu trực tuyến, thay thế cho hình thức thanh toán tiền mặt vốn đã lỗi thời và kém hiệu quả.

Giới khoa học muốn thay đổi hàng trăm danh pháp thực vật mang tính nhạy cảm
Giới khoa học muốn thay đổi hàng trăm danh pháp thực vật mang tính nhạy cảm

Lần đầu tiên, các nhà thực vật học đang cân nhắc việc loại bỏ hoàn toàn những tên loài thực vật mang tính xúc phạm các cộng đồng người dân bản địa.

Thụy Điển trồng rau để bán ngay trong siêu thị
Thụy Điển trồng rau để bán ngay trong siêu thị

Một công ty Thụy Điển đang xây dựng các trang trại thẳng đứng trồng rau xanh và trái cây bên trong các siêu thị như một giải pháp thân thiện với môi trường.

Zimbabwe giết thịt 200 con voi để cứu đói
Zimbabwe giết thịt 200 con voi để cứu đói

Zimbabwe có kế hoạch giết thịt 200 con voi để cung cấp lương thực cho các cộng đồng đang đối mặt với nạn đói sau đợt hạn hán tồi tệ nhất 40 năm qua.

Quan chức Hungary tổ chức họp dưới lòng sông nhằm cảnh báo hạn hán
Quan chức Hungary tổ chức họp dưới lòng sông nhằm cảnh báo hạn hán

Một nhóm các nhà lập pháp Hungary và đại diện của các tổ chức phi chính phủ đã ngồi họp trên một bãi cát dưới lòng sông nhằm cảnh báo về tình trạng hạn hán.

Nhật Bản đối mặt tình trạng thiếu gạo nghiêm trọng nhất trong 30 năm
Nhật Bản đối mặt tình trạng thiếu gạo nghiêm trọng nhất trong 30 năm

Sau một mùa hè nắng nóng kỷ lục, Nhật Bản tiếp tục phải đối mặt với tình trạng thiếu gạo nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.

Người dân Amazon thiếu nước uống do mực nước sông giảm mạnh
Người dân Amazon thiếu nước uống do mực nước sông giảm mạnh

Mực nước trên các con sông chảy qua rừng nhiệt đới Amazon đã giảm mạnh sau đợt hạn hán kỷ lục, đặt ra những thách thức lớn đối với người dân sống ven sông.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp ở Vương quốc Bỉ
Chuyển đổi số trong nông nghiệp ở Vương quốc Bỉ

Bỉ là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển, đã ứng dụng thành công nhiều công nghệ số tiên tiến, đem lại hiệu quả rõ rệt trong sản xuất và quản lý nông nghiệp.

Nắng nóng kỷ lục không thể ngăn nông dân Nhật Bản ra đồng
Nắng nóng kỷ lục không thể ngăn nông dân Nhật Bản ra đồng

Nắng nóng kỷ lục trong mùa hè năm nay ở Nhật Bản không thể ngăn cản nông dân Yasuyuki Kurosawa, 77 tuổi, và con trai ra đồng làm việc.