Gặp ở đền anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt

. - Chủ Nhật, 13/11/2022 , 11:06 (GMT+7)

Lịch sử luôn mang trong nó một sức mạnh kỳ lạ. Việc giữ gìn và trao truyền, vì thế, đã trở thành nỗi thao thức nơi những người nặng lòng với vận mệnh dân tộc.

Đền Lý Thường Kiệt ở xã Hà Ngọc, Hà Trung, Thanh Hóa. Ảnh: Thái Hạo.

Tháng 11 vừa sang, Hoàng Nhơn – một người bạn Sài Gòn quen qua mạng nhưng chưa từng gặp mặt, mà tôi chỉ biết rằng anh làm nghề bán sách – nhắn tin nói đang chuẩn bị bay ra Thanh Hóa, muốn tôi đi cùng anh một chuyến. Chúng tôi gặp nhau giữa tiết trời trở lạnh và những cơn mưa đông rả rích đêm ngày. Nhơn về tới Tào Sơn khi đêm vừa buông, đốt lửa ngoài hiên, hai đứa ngồi giữa gió núi u hoài.

Trong ánh lửa chốc chốc lại bùng lên, anh lấy từ trong ba lô ra một cuốn sách và cầm trên tay, “Lý Thường Kiệt - Lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý”, của học giả Hoàng Xuân Hãn.

- Nghỉ ngơi vài ngày, anh muốn đi Hà Trung.

- Đi Hà Trung làm gì?

- Dâng lên ngài cuốn sách này. Anh mới làm xong...

Thì ra Hoàng Nhơn không chỉ là một người bán sách, anh sáng lập công ty xuất bản, phát hành... Sau khi làm việc cho 3 ngân hàng, làm việc cho các tập đoàn quốc tế, Nhơn bỏ hết và dấn mình vào con đường xuất bản vì đam mê kinh doanh và vì một lý do khác nữa mà ít người biết đến: dân trí. Anh nói, đó là cách duy nhất để cùng góp sức vực dậy dân khí dân tộc.

Hai hôm sau chúng tôi lên đường. Trời mưa mỗi lúc một dày hạt. Những con đường nắng bụi lâu ngày, nay gặp mưa thì biến thành nước bùn, bắn lên quần áo, lên cả mặt mũi. Mưa và lạnh làm tay và chân như cóng lại, con đường mỗi lúc một mờ mịt vì sương mù và bụi nước bẩn.

Hà Trung. Đây rồi, những chợ Bình Lâm, cống Na, chùa Trần của Nguyễn Duy trong thổn thức “Đò Lèn” nhớ “bà tôi”. Đền Thái úy hiện ra trước mắt, cổng tam quan cổ kính với cây đại nghìn năm, dáng rồng vươn lên. Chúng tôi bước xuống xe, trông nhau như hai ông nông dân vừa lội ruộng về.

Dâng sách "Lý Thường Kiệt - Lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý" trên ban thờ Thái úy. Ảnh: Thái Hạo.

Hoàng Nhơn đặt cuốn sách lên ban thờ Thái úy, chắp tay đứng lặng hồi lâu. Chúng tôi chụp vài bức ảnh để làm kỷ niệm và quay ra sân đền ngồi trên dãy ghế đá đã cũ màu và nhìn người đàn bà tuổi 60 đang vui vẻ vừa quét lá vừa kể chuyện. Ngoài cổng, lũ trẻ con cấp 2 tan học nhưng chưa vội về nhà, chúng tập trung chơi trốn tìm, chơi cầu lông, và luôn mắt ngó hai người lạ, cười một cách hiếu kỳ, bí hiểm.

Chúng tôi đã chạy xe máy gần 100 cây số ra đây chỉ để đặt trước vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt một cuốn sách. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn viết trong “Lý Thường Kiệt - Lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý”: [...] Dưới triều Tống Thần Tông, thế vua Tống và Tể tướng Vương An Thạch rất to, nên sự xuất quân được dự bị một cách cẩn thận và đầy đủ: quân hơn mười vạn, sửa soạn một năm, tướng tá tinh nhuệ, kế hoạch định rõ từng chi tiết. Đáng lẽ nước ta lúc ấy bị đổi thành châu quận của Tống. May! đương thời, có một vĩ nhân cầm quyền, có đủ óc chính trị, biết kết thúc nhân tâm, có cao tài lợi dụng thời cơ, có kinh nghiệm điều binh, khiển tướng.

Hoàng Nhơn châm thuốc hút và chậm rãi nói: Cuốn sách này giáo sư Hãn in năm 1949, đến nay đã 73 năm. Mình phải tìm cách tái bản. Ngưỡng mộ tiền nhân anh hùng, vừa bước chân vào con đường làm sách, “Lý Thường Kiệt – Lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý” là cuốn đầu tiên anh chọn phát hành giữa muôn vàn khó khăn. Đến nay, đây là lần thứ 2 anh in sau lần đầu vào năm 2018, không thể để lãng phí một công trình vô giá như thế, nhất là trong bối cảnh này. Và cũng đến nay anh mới có cơ hội ra Bắc chiêm bái anh linh Lý Thường Kiệt nơi ngôi đền cổ xưa này.

Lý Thường Kiệt là người Việt Nam duy nhất trong lịch sử Đại Việt đã đánh sang tận đất Bắc trong cuộc chống ngoại xâm. Không có người thứ 2. Mười chín năm trấn thủ xứ Thanh, ông không những đã giữ yên bờ cõi mà còn tạo nên công nghiệp lớn lao cho tinh thần nòi giống. Lòng yêu nước yêu dân đã biến thành ý chí hùng cường, thành sức mạnh phi thường. Lý Thường Kiệt là một kết tinh của những giá trị dân tộc, trở thành một mẫu mực cho muôn đời con cháu noi theo. Tầm nhìn ấy, khí phách ấy, tài năng ấy cần được tìm lại và giữ gìn trong dòng máu Việt...

Học sinh vui vẻ chơi trước cổng đền thờ Thái úy. Ảnh: Thái Hạo.

Người phụ nữ vừa quét lá vừa nói như tiết lộ cho chúng tôi nghe về việc những ai đã nhìn thấy Đức Ông cưỡi ngựa vào đền mỗi đêm, kể về những kỳ tích khiến ngôi đền vẫn vẹn nguyên trong bom đạn chiến tranh, về những người đã khỏi bệnh một cách thần kỳ ra sao khi tỏ lòng cung kính Ngài... Tôi không bình luận về những chuyện ấy, cũng không muốn nghĩ thêm về những điều huyền hoặc. Cái khiến tôi bận tâm nhiều nhất chính là người phụ nữ này và những đứa trẻ đang chơi đùa ngoài kia. Có thể tôi không tin những chuyện ly kỳ, nhưng tôi đã thấy điều kỳ diệu của lòng tin. Cả người trẻ và người già đều gần như giữ được một vẻ hồn nhiên và một dòng nghĩ trong vắt trong hồn. Họ luôn cười, cái cười rạng rỡ trong mắt trong. Tôi đoán, có lẽ họ đang rất tự hào về ngôi đền của làng và cả những bình an gửi gắm không chút nghi ngờ nơi một vị đức lớn.

Trong chuyến đi của ông giám đốc công ty sách mang một cái tên rất đẹp và ý nghĩa - Khai Tâm, tôi chỉ muốn làm một anh xe ôm, nhưng may thay lại trở thành người chứng kiến. Chứng kiến cuộc gặp gỡ của một giá trị lịch sử và một cuộc tìm về lịch sử trong những trang sách sáng.

Đó chính là sức sống của lịch sử, sức sống của văn hóa, của tâm linh. Là sự bảo vệ của những giá trị tinh thần vô hình đối với hậu thế mà nghìn năm còn đầy sinh khí trong mỗi tâm hồn trẻ trung vững chãi sau những dâu bể đa đoan. Thầm nghĩ, thật may mắn cho một vùng đất nào đó còn giữ được những di tích cha ông.

Cái may mắn ấy, sau những cơn tàn phá rồ dại của một quá khứ đầy đau khổ, nay chỉ còn sót lại như những mảy vàng giữa mênh mông gạch vụn cát đá. Thế mà ngay bây giờ đây chúng vẫn không thể yên thân mà sống khi kiếp nạn mang tên “trùng tu” cứ ùn ùn kéo đến. Chỉ nói riêng ở Thanh Hóa và cũng chỉ điểm qua vài vụ trong một bức tranh ngổn ngang bôi xóa, nào là khu di tích đền thờ Lê Văn Hưu bị phá nát, rồi Thái miếu nhà Lê ở Bố Vệ bị cho “cải lão hoàn đồng”, hay mới nhất là di tích Quốc gia chùa Quan Thánh bị bôi vẽ, khoan đục đến mức tan nát...

Lịch sử. Lịch sử không thể quan niệm như một thứ quá khứ hoàn thành. Truyền thống đang chảy, là mạch nguồn của mọi con sông tinh thần nòi giống. Nhìn một ông giám đốc công ty sách mà người ngợm dính đầy bùn đất vì chuyến đi về quá khứ với cuốn sách nặng lòng tri ân, nhìn những con người trong veo và lương thiện đang sống quanh ngôi đền nghìn tuổi, rồi lại sực nhớ đến những bàn tay tàn phá, nhớ lại mấy cái thùng có tên “công đức” mà viết sai cả chính tả đang dựng sừng sững giữa điện thờ người anh hùng và dựng cao hơn cả ban thờ Thái úy, một nỗi buồn xen lẫn tuyệt vọng cứ xâm chiếm mãi không thôi.

Hoàng Nhơn ngoái nhìn lại đền Lý Thường Kiệt khi rời đi. Ảnh: Thái Hạo.

Trên đường đưa bạn ra sân bay Thọ Xuân để về Sài Gòn, chúng tôi ghé Lam Kinh để viếng mộ người anh hùng dân tộc Lê Lợi. Từ bên ngoài đã thấy đền thờ vua Lê trầm mặc đứng trong mưa bay phủ mờ, những câu thơ “Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa...” trong Đại cáo bình Ngô cứ kéo nhau về. Chúng tôi bước vào trong, chưa kịp xúc động thì đã lại thấy lô nhô những “hòm công đức”, những “thùng dầu đèn” lù lù khắp chánh điện. Cái hiện thực ấy kéo tôi ra khỏi dòng suy tưởng để lại lo lắng về một thực tại ngổn ngang.  

Người bán sách đã về Sài Gòn. Ở đây, mùa đông cũng vừa tới bên mái hiên nhà. Ngồi nhóm lên một đốm lửa giữa mưa và gió hoang vu thời cuộc, cố tin rằng tinh thần Lý Thường Kiệt còn đây, trên mảnh đất nhiều tai ương này.

Thái Hạo

.
Tin khác
Mạch nha Thi Phổ
Mạch nha Thi Phổ

Làng Thi Phổ thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi sản xuất loại mạch nha thơm ngon nổi tiếng trong cả nước, gọi là 'mạch nha Thi Phổ'.

Tác phẩm Hồ Biểu Chánh vẫn được công chúng đón nhận
Tác phẩm Hồ Biểu Chánh vẫn được công chúng đón nhận

Tác phẩm Hồ Biểu Chánh không chỉ được chuyển thể thành phim truyền hình và phim điện ảnh, mà còn liên tục tái bản với số lượng lớn để phục vụ độc giả.

Khảo cứu: Bài thơ 'Bán than' không phải của Trần Khánh Dư
Khảo cứu: Bài thơ 'Bán than' không phải của Trần Khánh Dư

Trong 'Quốc văn trích diễm', giáo sư Dương Quảng Hàm trích bài thơ 'Bán than' và cho là của Trần Khánh Dư. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tác giả là người khác.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đậm đà cốt cách Nam bộ
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đậm đà cốt cách Nam bộ

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tác giả được giải thưởng Hồ Chí Minh, được hậu sinh kỷ niệm 10 năm ông đi xa, bằng một hội thảo tổ chức tại TP.HCM sáng 6/12.

Tinh hoa làng nghề chạm bạc Đồng Xâm
Tinh hoa làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

Trên bia đá đền thờ tổ nghề chạm bạc Đồng Xâm có tuổi đời gần 600 năm ghi dấu ấn tinh hoa làng nghề và những điều răn dạy con cháu giữ nghiêm phép nghề.

'Hưng Hóa kí lược' - Một cuốn toàn thư về đất và người Tây Bắc
'Hưng Hóa kí lược' - Một cuốn toàn thư về đất và người Tây Bắc

Nội dung của 'Hưng Hóa kí lược' có 12 đề mục, bao gồm đầy đủ nội dung truyền thống của một cuốn địa chí.

Nhà thơ Đinh Nho Tuấn đoạt giải nhất ‘Nhân nghĩa đất phương Nam’
Nhà thơ Đinh Nho Tuấn đoạt giải nhất ‘Nhân nghĩa đất phương Nam’

Nhà thơ Đinh Nho Tuấn với chùm thơ về vẻ đẹp đô thị năng động và bao dung, đã được trao giải nhất cuộc thi thơ ‘Nhân nghĩa đất phương Nam’ năm 2024.

Nhà thơ xứ Nghệ có nốt nhạc mùa trong ký ức xanh
Nhà thơ xứ Nghệ có nốt nhạc mùa trong ký ức xanh

Nhà thơ xứ Nghệ Trần Quang Khánh chắt chiu cảm xúc những ngày quân ngũ và những năm dạy học để gửi gắm vào vần điệu chân thành và sâu lắng.

Vẻ đẹp núi rừng qua trang văn của tác giả dân tộc Thái
Vẻ đẹp núi rừng qua trang văn của tác giả dân tộc Thái

Vẻ đẹp núi rừng ở miền tây xứ Nghệ được tác giả Hữu Vi phác họa sinh động và quyến rũ qua tập truyện ngắn ‘Cái chết của bầy ong’.

Nhà văn Sơn Nam đã có thêm một khách tri âm
Nhà văn Sơn Nam đã có thêm một khách tri âm

Nhà văn Sơn Nam đã được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu, và chuyên luận ‘Khí chất Nam Bộ qua truyện Sơn Nam’ chứng minh rằng ông có thêm một khách tri âm nữa.

Học giả Nguyễn Đình Tư lần thứ hai nhận Giải thưởng sách quốc gia
Học giả Nguyễn Đình Tư lần thứ hai nhận Giải thưởng sách quốc gia

Học giả Nguyễn Đình Tư ở tuổi 104 được trao giải A của Giải thưởng sách quốc gia 2024 với công trình nghiên cứu về lịch sử đô thị phương Nam.

Đào tạo tiếng Việt được quan tâm trên đất nước Triệu Voi
Đào tạo tiếng Việt được quan tâm trên đất nước Triệu Voi

Đào tạo tiếng Việt tại Lào có thêm một địa chỉ mới ở Viên Chăn, với sự phối hợp giữa Trường Đại học Cửu Long và Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục Lào.