Kinh nghiệm làm du lịch nông thôn Nhật Bản: Một đêm ở Tokeida

Hoài Minh - Thứ Năm, 14/03/2024 , 20:01 (GMT+7)

Chúng tôi hiểu vì sao loại hình du lịch nông thôn đem lại nhiều lợi ích và tự hào cho người dân đến thế.

Ngôi nhà của ông Sakai.

Ngôi nhà của ông Sakai.

Được sống cùng gia đình nông dân Nhật Bản hiếu khách, chất phác và gần gũi, được đắm mình trong cuộc sống và phong tục, chúng tôi hiểu vì sao loại hình du lịch nông thôn đem lại nhiều lợi ích và tự hào cho người dân đến thế.

Năm 1979, tỉnh trưởng tỉnh Oita (Nhật Bản) đã đề xuất phong trào "Mỗi làng một sản phẩm" (OVOP) với mục đích làm sống lại vùng đất quê hương vốn rất trù phú trước đây bằng cách hỗ trợ mỗi làng quê chọn một sản phẩm mang nhiều tính chất của làng quê mình, khu vực mình để tập trung phát triển, mang lại thu nhập cho người dân quê và thu hút của cải từ mọi miền về làm giàu cho quê hương họ.

Các sản phẩm được chọn rất đa dạng và phong phú. Có nơi chọn cây mận, cây quít, cây nấm hay con tôm như thị trấn Oyama, Kunisaky… Nhưng cũng có nơi chọn những dịch vụ thuộc lĩnh vực văn hóa, du lịch như thị trấn Showa, thị trấn Ajimu…

Ajimu là một thị trấn nông nghiệp thuần túy  thuộc thành phố Usa, có dân số 8.548 người, đa phần là theo Phật giáo. Sản phẩm chủ yếu của địa phương là lúa gạo và nho. Tham gia phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, với quyết tâm làm sống lại vùng đất quê hương, chính quyền và nhân dân ở đây đã sáng tạo ra hình thức “du lịch xanh” hay còn gọi là du lịch tại gia (Green tourism hay Farm stay, Home Stay) nhằm phát huy thế mạnh về nông nghiệp và truyền thống văn hóa của địa phương. Hình thức du lịch này, cũng như du lịch nông nghiệp hiện nay cũng đang là kỳ vọng của nhiều cấp lãnh đạo và người dân ở nước ta.

Bà Sakai làm cơm truyền thống mời khách.

Bà Sakai làm cơm truyền thống mời khách.

Trong một chuyến du lịch Nhật Bản, tôi đã tình cờ đến nhà ông Sakai ở Tokeida (một thôn nhỏ của thị trấn Ajimu) vào đầu buổi chiều một ngày đầu tháng 5, khi hoa anh đào đã tàn. Đón chúng tôi là một người đàn ông Nhật Bản có vẻ mặt hơi khắc khổ song lại rất niềm nở. Sau những trao đổi làm quen, biết chúng tôi chỉ có thể lưu lại đây một đêm, ông Sakai hào hứng mời chúng tôi cùng vợ chồng ông tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp như cấy lúa, trồng khoai…

Ông cho biết cũng đã có một Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam từng ở đây trong dịch vụ du lịch tại gia như chúng tôi và cũng đã tham gia cấy lúa, làm nông nghiệp cùng họ. Cuối buổi chiều, ông Sakai hồ hởi hướng dẫn chúng tôi đến tắm tại nhà tắm công cộng của làng.

Ban đầu tôi hết sức ngạc nhiên cả về chuyện mời tham gia cấy lúa, lẫn mời đi tắm ở nhà tắm công cộng và có gì đó tỏ ra khó chịu vì đa phần người Việt Nam chúng ta đã quá quen với việc cấy lúa trồng khoai cũng như rất khó chịu với những kiểu nhà tắm công cộng thời bao cấp khốn khó.

Tuy nhiên, khi tìm hiểu kỹ càng mới thấy việc sản xuất nông nghiệp là một nét văn hóa rất khác biệt của vùng quê này (nghề truyền thống của vùng này là trồng lúa và nho mà), việc đến nhà tắm công cộng của làng là một trong những nét đẹp truyền thống hiếm có của khu vực nông thôn Nhật Bản từ xưa, nay vẫn còn được duy trì.

Người đến tắm ở đây đều là "tắm tiên", thậm chí ngày trước cả đàn ông lẫn đàn bà, thanh niên trai, gái đều tắm trong những nhà tắm công cộng này và người dân Nhật Bản ngày nay vẫn tự hào về truyền thống này. Cũng như chồng, bà Sakai, mặc dù rất bận cho công việc bếp núc, song rất niềm nở đón tiếp và trao đổi với chúng tôi về nét đẹp của vùng núi quê hương bà cũng như về truyền thống sản xuất nơi đây và dịch vụ du lịch homestay mà gia đình bà đang cùng dân làng thực hiện.

Bàn thờ phật.

Bàn thờ phật.

Căn nhà của gia đình Sakai tuy nhỏ, nhưng được bố trí rất ngăn nắp. Bàn thờ Phật được bố trí ở một nơi trang trọng trong phòng khách. Các vật dụng truyền thống của người dân nơi đây như ấm đồng pha trà dùng than củi, bàn cờ vây… được bố trí xung quang phòng nghỉ, rất tiện cho du khách tìm hiểu, và sử dụng chúng nếu thấy cần.

Chứng chỉ được phép thực hiện du lịch tại gia do chính quyền địa phương cấp được treo trang trọng trong căn phòng lớn vừa dùng để tiếp các đoàn khách du lịch đến tìm hiểu văn hóa địa phương, vừa là nơi ngủ của họ khi đêm xuống tạo nên một cảm giác yên tâm cho các đoàn khách ngoại quốc. Phòng tắm và phòng vệ sinh được lắp đặt cả theo lối cổ truyền của người Nhật lẫn kiểu hiện đại của phương Tây chứng tỏ một sự chuyên nghiệp của chủ nhà trong cách làm du lịch.

Khoảng 7 giờ tối, sau khi tham gia các hoạt động tìm hiểu văn hóa địa phương và công việc đồng áng, cả đoàn dùng bữa tối cùng gia đình chủ nhà. Các món ăn đặc trưng của làng quê được chính tay bà chủ nấu và mang ra.

Lò và ấm pha trà cổ truyền.

Lò và ấm pha trà cổ truyền.

Cơm nấu bằng gạo Japonica hạt tròn, ăn với cá hồi sống trong món sushi tại một ngôi làng cổ của Nhật bản mới thú vị làm sao! Sự hứng khởi cao độ cho anh bạn cùng đoàn trưa hôm sau cứ nhất quyết mua bằng được mấy cân gạo Japonicao về cho vợ ở nhà cùng thưởng thức, cho dù giá gạo ở đây đắt gấp 4-7 lần giá gạo ở nhà.

Rượu sake cùng với câu chuyện về phong tục địa phương và sự hiếu khách của chủ nhà quện với không khí se lạnh cuối mùa xuân của vùng núi cao khiến cho du khách như dứt khỏi những ồn ào của cuộc sống công nghiệp, như đắm mình vào chuỗi kỷ niệm êm đềm của làng quê nơi mình đã sinh ra và lớn lên.

Câu chuyện cứ nhẹ nhàng lâng lâng không dứt cho dù đêm đã về khuya. Đã quá nửa đêm, song ông chủ Sakai còn rất hào hứng mời chúng tôi xuống chân núi tìm xem đom đóm bay và coi đó là một cái gì rất đỗi tự hào như chỉ riêng vùng quê của ông mới có.

Buổi sáng, khi chúng tôi đang dùng bữa cùng vợ chồng ông Sakai, cô con gái khoảng 14 tuổi của chủ nhà đi từ trên gác xuống, cúi rạp người xuống đất để chào khách trước khi ngồi vào bàn cùng mọi người. Trước sự ngạc nhiên của chúng tôi, người bạn Nhật đi cùng giải thích rằng đó là phong tục của vùng quê này.

Chúng tôi lại càng thấy được ý nghĩa của việc du lịch tại gia ở đây vì chẳng những chúng tôi được sống trong một khung cảnh êm đềm của làng quê mà còn biết được thêm phong tục độc đáo của con người nơi đây- cái mà những người đi du lịch, ở khách sạn chẳng bao giờ có được. Đúng là "đi một ngày đàng, học một sàng khôn".

Chia tay ông bà Sakai trong bin rịn.

Chia tay ông bà Sakai trong bin rịn.

Được sống cùng gia đình nông dân Nhật Bản hiếu khách, chất phác và gần gũi, được đắm mình trong cuộc sống và phong tục của người dân quê, chúng tôi hiểu vì sao loại hình sản phẩm du lịch này của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm" lại đem lại nhiều lợi ích và tự hào cho người dân đến thế; vì sao mà ngày càng có nhiều người Nhật Bản cũng như du khách nước ngoài muốn tham gia vào loại hình dịch vụ này đến thế. 

Phải chăng cũng chính vì vậy mà mặc dù chỉ mới hình thành từ năm 1996 nhưng mỗi năm thị trấn Ajimu cũng có đến 165.000 khách du lịch (gấp 20 lần dân số địa phương) từ khắp nơi đổ về và sự thành công của mô hình “Du lịch xanh” ở Ajimu đã hình thành một phương pháp làm du lịch mới ở Nhật Bản - Phương pháp Ajimu.

Chia tay ông bà Sakai mến khách, chúng tôi vô cùng lưu luyến, ước mong có được cơ hội quay trở lại Tokeida nhiều lần nữa để tìm hiểu thêm về cách làm du lịch độc đáo mà hiệu quả của người dân nông thôn nơi đây, để có thể mang những kinh nghiệm đó về Việt Nam sao cho mỗi làng quê chúng ta đều có thể trở thành một Tokeida như ở đây.

Hoài Minh
5 giải pháp cho vụ hè thu đặc biệt khó khăn ở Nghệ An
5 giải pháp cho vụ hè thu đặc biệt khó khăn ở Nghệ An

Vụ hè thu năm nay của Nghệ An đang đứng trước những khó khăn lớn do thời tiết gây ra, nhất là nắng nóng, hạn hán.

Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào Singapore
Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào Singapore

Việt Nam xuất khẩu gạo sang Singapore từ lâu, nhưng luôn đứng sau một số nguồn cung khác. Đầu năm nay, gạo Việt Nam đã chiếm vị trí số 1 tại thị trường này.

Kênh đào Funan Techo Campuchia và bài học hợp tác khai thác sông Mê Kông
Kênh đào Funan Techo Campuchia và bài học hợp tác khai thác sông Mê Kông9

Sự quan ngại về kênh đào Funan Techo thể hiện qua phát biểu của một số chuyên gia tại cuộc họp ở Cần Thơ là cần thiết nhưng cần tránh phóng đại.

Làng thông minh - 'Cuộc cách mạng' mới ở Đồng Tháp
Làng thông minh - 'Cuộc cách mạng' mới ở Đồng Tháp

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, làng thông minh được xây dựng từ các hội quán nông dân, phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.

Hướng dẫn chăn nuôi tuần hoàn quy mô nông hộ
Hướng dẫn chăn nuôi tuần hoàn quy mô nông hộ

‘Không bỏ đi thứ gì’, nhiều nông hộ áp dụng chăn nuôi tuần hoàn, tận thu phế phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Syngenta ra mắt thuốc diệt rầy mới nhất: Pexena 20WG dạng cốm
Syngenta ra mắt thuốc diệt rầy mới nhất: Pexena 20WG dạng cốm

Sản phẩm mới không chỉ an toàn với sức khỏe của người phun thuốc và pha thuốc mà với đặc tính hòa tan tốt, thuốc dạng cốm này còn an toàn hơn cho môi trường, giảm thất thoát thuốc và giảm lượng thuốc đưa xuống đồng ruộng.

Loài dược liệu củ như khoai lang, lãi hơn 250 triệu đồng/ha
Loài dược liệu củ như khoai lang, lãi hơn 250 triệu đồng/ha

HƯNG YÊN Cây địa hoàng trồng 6 tháng sẽ cho thu hoạch, trừ chi phí, nông dân lãi khoảng 250 triệu đồng/ha.

7 sự thật thú vị về Ngày Trái đất
7 sự thật thú vị về Ngày Trái đất

Ngày Trái đất 2024 kêu gọi các quốc gia giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040, hướng đến chấm dứt việc sử dụng nhựa vì sức khỏe cộng đồng.

Doveco - Lá cờ đầu trong lĩnh vực chế biến nông sản
Doveco - Lá cờ đầu trong lĩnh vực chế biến nông sản

Từ thành công của nhà máy tại Ninh Bình và Gia Lai, Công ty CP Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) đã khai trương nhà máy thứ ba tại Sơn La vào tháng 5/2023.

Nông sản Việt - nguồn cung chiến lược cho các siêu thị, tập đoàn toàn cầu
Nông sản Việt - nguồn cung chiến lược cho các siêu thị, tập đoàn toàn cầu

Kinh tế thế giới dần phục hồi, nhiều tập đoàn, siêu thị hàng đầu thế giới đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn cung, và Việt Nam là điểm đến thu mua nông sản chiến lược.

Chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên hướng dẫn nuôi vịt trên chuồng sàn
Chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên hướng dẫn nuôi vịt trên chuồng sàn

Nuôi vịt chuồng sàn tăng được mật độ nuôi, dễ chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh đảm bảo, hiệu quả kinh tế cao.

Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal
Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal

Đi hành hương lần này, đoàn chúng tôi có 8 người. Đi một chuyến đi 'lịch sử đời người', vì sẽ đến những nơi chưa từng đến, những nơi mà để đến được, thì vô cùng khó khăn mới đến được, nhưng đã đến được thì quá xứng đáng để đi. Đến dãy Núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn, và thành phố cổ Bandipur...