Làm nông

Làm nông 'trọn gói' với hợp tác xã: 'Kết duyên nhanh, bén rễ sâu' với lúa hữu cơ

Vũ Đình Thung - Thứ Ba, 20/08/2024 , 14:20 (GMT+7)

Qua 5 năm sản xuất lúa hữu cơ, hiện nông dân trong Hợp tác xã Nông nghiệp Ân Tín đã thuần thục phương pháp canh tác khác biệt này nhờ được ‘cầm tay chỉ việc’.

Từ bỏ kiểu canh tác truyền thống

Hợp tác xã Nông nghiệp Ân Tín (huyện Hoài Ân, Bình Định) là 1 trong những đơn vị hoạt động có hiệu quả trong hệ thống hợp tác xã ở Bình Định. Hiện nay, Hợp tác xã Nông nghiệp Ân Tín đang hoạt động 10 loại hình dịch vụ, gồm: Sản xuất gạo hữu cơ; cung ứng vật tư nông nghiệp; thủy nông nội đồng; liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa giống; sơ chế, tiêu thụ gạo; thu gom rác thải sinh hoạt; cung cấp nước sinh hoạt cho dân; mua bán xăng dầu; quản lý điện nông thôn và sản xuất gạch ngói.

Trong đó, nổi trội nhất là hoạt động sản xuất lúa hữu cơ. Hiện nay, gạo hữu cơ Ân Tín được người tiêu dùng trong huyện Hoài Ân tiêu thụ mạnh với giá 30.000 đồng/kg, về đến thành phố Quy Nhơn sẽ có giá thấp nhất là 32.000 đồng/kg.

Theo Giám đốc Bùi Long Xuân, từ năm 2019,  đơn vị này đã khởi động gieo sạ thí điểm lúa hữu cơ. Từ đó đến nay, hợp tác xã luôn duy trì mỗi năm canh tác 5,5ha lúa hữu cơ/2 vụ, chủ yếu với giống Đài Thơm 8. “Sản xuất lúa hữu cơ nông dân phải từ bỏ tập quán canh tác xưa cũ, bởi lúa hữu cơ đòi hỏi phải tuân thủ quy trình rất nghiêm ngặt”, ông Bùi Long Xuân chia sẻ.

Hợp tác xã Nông nghiệp Ân Tín gieo mạ trên khay để sản xuất lúa hữu cơ. Ảnh: V.Đ.T.

Cũng theo ông Xuân, gieo sạ lúa thông thường thì đơn giản, chỉ ngâm giống rồi gieo sạ. Còn sản xuất lúa hữu cơ thì sau khi ngâm giống phải gieo mạ trên khay. Đất gieo mạ phải 70% là đất và 30% là mùn cưa, đất phải được xử lý bằng nấm đối kháng Trichoderma để diệt mầm bệnh 1 tháng trước khi gieo mạ. Sau khi giống được ngâm nảy mầm sẽ đưa lên giá thể phơi nắng 1 ngày rồi mới gieo mạ trên khay. Những khay giống được đưa vào nhà lưới, tưới nước thường xuyên giữ ẩm từ 15 - 20 ngày mới đưa ra ruộng cấy bằng máy.

Theo ông Nguyễn Văn Xuân, cán bộ kỹ thuật Hợp tác xã Nông nghiệp Ân Tín, chăm sóc lúa hữu cơ cũng khác biệt so với chăm sóc lúa được canh tác theo truyền thống. Nếu cây lúa bị sâu bệnh tấn công, nông dân chỉ được sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ, chứ không được dùng các loại thuốc BVTV hóa học.

Nếu ruộng phát sinh cỏ, nông dân phải nhổ bằng tay chứ không được sử dụng thuốc hóa học. Ruộng có ốc bươu vàng nông dân cũng phải lặn lội bắt bằng tay từng con, nói chung là trên đồng lúa hữu cơ không được sử dụng bất cứ một loại thuốc BVTV hóa học nào. Phân bón lúa cũng là phân hữu cơ như phân bò, phân gà.

“Một khác biệt nữa là vùng ruộng sản xuất lúa hữu cơ phải cách xa ruộng sản xuất thông thường của bà con. Nước tưới cũng phải chọn nguồn nước đầu nguồn, không đi qua vùng ruộng sản xuất thông thường để lúa hữu cơ không bị ảnh hưởng bởi thuốc BVTV hóa học của những thửa ruộng xung quanh”, ông Nguyễn Văn Xuân chia sẻ.

Chăm sóc lúa hữu cơ khác biệt so với chăm sóc lúa theo phương pháp canh tác truyền thống. Ảnh: V.Đ.T.

Cầm tay chỉ việc

Xưa nay, nông dân Ân Tín cứ theo thói quen canh tác lúa theo kiểu truyền thống, muốn họ tuân thủ theo quy trình sản xuất lúa hữu cơ, trước tiên, Hợp tác xã Nông nghiệp Ân Tín phải soạn quy trình sản xuất, sau đó phổ biến đến nông dân thông qua hội thảo, tập huấn.

Không chỉ vậy, cán bộ kỹ thuật hợp tác xã còn phải hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân theo kiểu “cầm tay chỉ việc” tại thực tế đồng ruộng. Ngoài ra, cử cán bộ thường xuyên bám sát đồng ruộng, theo dõi hoạt động sản xuất từng khâu để điều chỉnh dần dần giúp nông dân từ bỏ thói quen canh tác cũ, tiếp thu phương thức canh tác mới.

“Qua 10 vụ sản xuất, hiện nay nông dân đã nắm chắc quy trình sản xuất lúa hữu cơ, cán bộ kỹ thuật của hợp tác xã không còn phải nhắc nhở thường xuyên về quy trình mà họ vẫn thực hiện đúng, đủ”, ông Bùi Long Xuân chia sẻ.

Hiện nay, mỗi năm Hợp tác xã Nông nghiệp Ân Tín cung ứng ra thị trường 13 tấn gạo hữu cơ mang thương hiệu “Gạo hữu cơ Ân Tín”. Không chỉ vậy, trong quá trình hoạt động, hợp tác xã còn tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân tuân thủ phương thức tưới tiết kiệm để thích ứng với bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.

Ông Trần Văn Long, thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Ân Tín, người tham gia sản xuất lúa hữu cơ suốt 5 năm nay, cho biết: “Sản xuất gạo hữu cơ góp phần bảo vệ môi trường, giảm phát thải thông qua việc giảm sử dụng hóa chất, thuốc BVTV, phân bón vô cơ và điều tiết nước hợp lý. Hơn nữa, gạo hữu cơ có giá cao hơn gạo thông thường khá nhiều, giúp tăng thu nhập cho bà con nông dân”.

Hiện nay, gạo hữu cơ Ân Tín được người tiêu dùng trong huyện Hoài Ân tiêu thụ mạnh với giá 30.000 đồng/kg. Ảnh: V.Đ.T.

Theo ông Võ Duy Tín, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Hoài Ân, hiện nay, trên địa bàn huyện này đã có 17ha ruộng sản xuất theo hướng hữu cơ với 7 hợp tác xã nông nghiệp tham gia; trong đó, Hợp tác xã Nông nghiệp Ân Tín là đơn vị tiên phong. Việc tăng diện tích sản xuất lúa hữu cơ trên địa bàn nằm trong kế hoạch phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Hoài Ân giai đoạn 2021 - 2025.

Trong năm 2023, huyện Hoài Ân thực hiện cấp mã số vùng cho nhiều diện tích lúa hữu cơ để phục vụ tiêu thụ thị trường nội địa; đồng thời đăng ký xây dựng nhãn hiệu “Gạo hữu cơ” Hoài Ân. Ngành chức năng địa phương này cũng đã xây dựng chuỗi liên kết để tạo đầu ra cho sản phẩm, đồng thời xây dựng kế hoạch quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại kêu gọi đầu tư.

“Ngành chức năng huyện Hoài Ân đang nỗ lực tiêu thụ sản phẩm gạo hữu cơ của Hoài Ân thông qua kênh tiêu thụ của Hợp tác xã Nông nghiệp Thanh Niên Hoài Ân, một đơn vị chuyên liên kết, tiêu thụ nông sản cho nông dân và tiêu thụ thông qua các sàn thương mại điện tử của tỉnh”, ông Võ Duy Tín, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Hoài Ân cho hay.       

Vũ Đình Thung
Tin khác
Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm truy xuất nguồn gốc sản phẩm lúa gạo
Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm truy xuất nguồn gốc sản phẩm lúa gạo

Chiều 10/9, đại diện Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm truy xuất nguồn gốc lúa gạo tại diễn đàn khu vực 'Canh tác lúa giảm phát thải'.

Cần 260 tỷ USD mỗi năm để ngành nông nghiệp đạt mục tiêu giảm phát thải
Cần 260 tỷ USD mỗi năm để ngành nông nghiệp đạt mục tiêu giảm phát thải

Để đạt các mục tiêu giảm phát thải vào năm 2030, thế giới cần đầu tư 260 tỷ USD mỗi năm cho lĩnh vực nông nghiệp, gấp 18 lần mức đầu tư hiện tại.

Thúc đẩy phát triển du lịch bền vững qua ESG
Thúc đẩy phát triển du lịch bền vững qua ESG

Với tốc độ phát triển nhanh chóng, ngành du lịch cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn về môi trường và xã hội.

Nhiều tiềm năng xuất khẩu trái cây giữa Hoa Kỳ - Việt Nam
Nhiều tiềm năng xuất khẩu trái cây giữa Hoa Kỳ - Việt Nam

Ngày 9/9, phái đoàn thương mại của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) do bà Alexis M. Taylor, Thứ trưởng Bộ Thương mại và Nông nghiệp đối ngoại dẫn đầu đã đến TP.HCM.

Thái Bình chia sẻ kinh nghiệm canh tác lúa bền vững với cộng đồng quốc tế
Thái Bình chia sẻ kinh nghiệm canh tác lúa bền vững với cộng đồng quốc tế

Chiều 9/9, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình chia sẻ kinh nghiệm canh tác lúa bền vững tại Diễn đàn khu vực về 'Canh tác lúa giảm phát thải'.

Du lịch xanh - đòn bẩy phát triển kinh tế xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero
Du lịch xanh - đòn bẩy phát triển kinh tế xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

TP.HCM Những năm gần đây, du lịch xanh ngày càng được quan tâm và trở thành hướng phát triển quan trọng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam thiếu 150.000 nhân lực cho thị trường carbon
Việt Nam thiếu 150.000 nhân lực cho thị trường carbon

Bên cạnh nhân lực, phương pháp, tài chính và thiết bị, các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần bổ sung thêm những hướng dẫn, quy định cụ thể khi vận hành thị trường.

TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Để xuất khẩu nông sản bền vững thì đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế vô cùng quan trọng
TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Để xuất khẩu nông sản bền vững thì đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế vô cùng quan trọng

Qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế kéo dài, các doanh nghiệp, nông dân và HTX ngày càng chủ động đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế.

Việt Nam nhập khẩu 500 nghìn tấn ngô, bột bã ngô từ Hoa Kỳ
Việt Nam nhập khẩu 500 nghìn tấn ngô, bột bã ngô từ Hoa Kỳ

Đây là một trong những hoạt động giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam.

ACIAR hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu phát triển bền vững cây có múi
ACIAR hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu phát triển bền vững cây có múi

Một sáng kiến mới do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) tài trợ sẽ giúp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu cây có múi của Việt Nam.

Các thị trường lớn tăng mạnh nhu cầu nhập gỗ và đồ gỗ Việt Nam
Các thị trường lớn tăng mạnh nhu cầu nhập gỗ và đồ gỗ Việt Nam

Tình hình xuất khẩu gỗ và nội thất từng bước quay lại đà tăng trưởng. Việt Nam trở thành điểm đến của nhiều nhà mua hàng quốc tế tìm kiếm nguồn hàng chất lượng.

Xuất khẩu gạo Việt Nam có thể đạt mốc 5 tỷ USD
Xuất khẩu gạo Việt Nam có thể đạt mốc 5 tỷ USD

Xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt hơn 3,3 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm và nhiều khả năng sẽ lần đầu tiên chạm mốc 5 tỷ USD trong năm nay.

Sự kiện