Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt

LONG AN – THĂM LẠI CÁNH ĐỒNG TRÀM & DI TÍCH XƯA

Người Long An nổi tiếng trong lịch sử

Người Long An nổi tiếng trong lịch sử

Long An là vùng đất giàu nội lực, tiềm năng, phong phú cả bề rộng và chiều sâu, rất cần sự tìm hiểu, nghiên cứu, kế thừa và phát huy. Thiên ký sự về miền quê Long An của GS nông học Bùi Chí Bửu.

Người Long An nổi tiếng trong lịch sử
Người Long An nổi tiếng trong lịch sử

Sơ lược về cây tràm ở Long An

Bài liên quan

Cây tràm trong lung phèn là một loài cây lâm nghiệp thường xanh, thân gỗ trung bình. Chiều cao từ 15 đến 25 m trong môi trường bình thường. Vỏ bên ngoài xốp và mỏng, có nhiều lớp, thích nghi với cháy rừng, bảo vệ cây có thể phục hồi lại. Cây tràm thuộc chi Melaleuca (chi tràm) bao gồm hơn 10 loài phân bố phổ biến ở các vùng nhiệt đới (tổng số loài chưa xác định: 220 - 236 thuộc chi Melaleuca).

Lá tràm có chứa rất nhiều tinh dầu, hàm lượng methyl eugenol chiếm 80 - 97%. Dầu có giá trị dược phẩm và kinh tế. Mật độ cây trong rừng trồng 1.000 - 1.200 cây/ha, tùy theo nền than bùn dày hoặc mỏng. Mật độ cây tràm có xu hướng giảm dần khi độ dày than bùn tăng lên (theo kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp ở ĐH Cần Thơ).

Người Long An nổi tiếng trong lịch sử

Cây tràm phân bố rộng rãi ở Bán đảo Cà Mau, Tây Sông Hậu và Đồng Tháp Mười. Ngoài những rừng tràm kinh tế tập trung, cây tràm mọc hoang dại ngày càng ít dần.

Cây tràm bông trắng trên đất ngập nước có tên khoa học là Melaleuca cajuputi. Tràm là loài cây đa niên, tán thưa, ưa sáng. Tăng trưởng nhanh, 3 - 4 năm thân tràm có thể đạt 5m chiều cao. Tràm có thể thích nghi vùng ngập mặn, vung lung phèn, bán ngập nước.

Tràm ta (Melaleuca cajuputi) có xuất xứ ở Vĩnh Hưng, Mộc Hóa (Long An) được xếp thành bộ mẫu giống riêng; và nguồn xuất xứ ở Tịnh Biên (An Giang) được xếp thành nhóm khác.

Tràm Úc nhập nội có 2 loài: Melaleuca leucadendra và Melaleuca viridiflora. Loài Melaleuca leucadendra có khả năng sinh trưởng rất nhanh, chống chịu kém hơn tràm ta đối với sâu đục thân và chuột. Tràm Melaleuca viridiflora, có khả năng sinh trưởng tốt, chỉ sau loài M. leucadendra; có triển vọng phát triển để trồng rừng.

Bài liên quan

Cây tràm có chức năng phủ xanh rừng khá nhanh, cải thiện hệ sinh thái ngập mặn. Thân và lá tràm đều hữu dụng. Lá tràm chứa hàm lượng tinh dầu có dược tính cao. Thân làm cọc cừ tràm để gia cố nền đất yếu trong xây dựng, nhờ tính ưa nước và khả năng chịu lực tốt. Thân tràm lớn hơn 10 năm tuổi là nguồn vật liệu làm giấy, đồ mỹ nghệ.

Lá tràm cho tinh dầu bao gồm 2 nhóm cơ bản: nhóm có tỷ lệ terpinen cao gọi là “Tràm trà” và nhóm có tỷ lệ 1,8-cineole cao gọi là “Tràm năm gân”. Cây tràm năm gân và tràm trà là những loài mới được du nhập gần đây.

Quần thể cây tràm còn có thể liệt kê thêm như sau: tràm lá dài, tràm lá nhỏ, tràm lá rộng, tràm bông trắng, tràm đất, tràm gió, tràm trà, tràm bông đỏ, tràm bông vàng.

Người Long An nổi tiếng trong lịch sử

Tràm lá dài (Melaleuca quinquenervia). Vỏ xốp, tán lá xanh và cành mọc rủ xuống đất. Lá to và dài, mỏng. Cây cao hơn 5 m. Lớp vỏ ngoài nứt thành từng mảnh. Hoa có màu trắng và rất thơm, Lá tràm non có nhiều tinh dầu, tính sát khuẩn cao, dùng trong điều trị hô hấp. Tràm lá dài thường được trồng ven bờ kênh rạch ở miền Nam.

Tràm lá nhỏ có chiều cao 0,5 - 0,6m. Lá tràm nhỏ và lông mịn. Lá có hàm lượng glucose, indoxyl dùng để chữa viêm họng, băng bó gãy xương theo y học cổ truyền. Hoa có màu xanh lục và đỏ, trổ bông quanh năm. Cây có thể sử dụng từ thân đến ngọn vì có thành phần dược tính khá cao. Cây mọc hoang khắp các vùng núi nước ta.

Tràm lá rộng (Melaleuca quonthenervia) được tìm thấy ở dọc bờ suối và đầm lầy ven biển. Chiều cao có thể đạt tới 25m, trung bình 12m. Vỏ cây rất dai, phát triển thành nhiều lớp, dễ dàng bóc tách ra thành nhiều tấm. Đây là loài tràm được du nhập từ Úc, ra hoa vào mùa thu.

Tràm bông đỏ, tràm liễu (Callistemon citrinus) là loài thân gỗ cứng, hoa màu đỏ sặc sỡ, làm cây cảnh trong công viên. Cây cao 5m, tán lá rộng. Lá rũ lơ thơ như liễu. Vỏ cây cứng, dễ bong tróc. Bông được sắp xếp thành chùm gai trên một trục, giống như bàn chải. Bông trổ vào tháng 11 - 12 hàng năm.

Tràm bông vàng (Acacia auriculiformis) hay tràm keo, được trồng ở miền Nam vào những năm 1960 - 1970. Thích nghi đất cao, thoát nước tốt. Chức năng phủ xanh đất trống, đồi trọc rất tốt. Tuổi khai thác cây tràm sau khi trồng 4 - 7 năm.

Người Long An nổi tiếng trong lịch sử

Tràm bông trắng (tràm Hom) hay còn được gọi là cây “bách bì”. Thân tràm bông trắng có nhiều lớp vỏ xốp, màu trắng xám. Cây cao hơn 10m. Đường kính gốc 30 - 50cm. Cây thích nghi vùng nước ngập quanh năm. Hoa hình chùm, có màu trắng, thơm dịu nhẹ. Lớp đất dưới rừng tràm bông trắng thường là đất than bùn, dày hơn 1m. Gỗ tràm bông trắng thường dùng làm đồ mỹ nghệ và công nghiệp giấy.

Tràm đất được trồng tại các vùng núi nước ta. Thân thấp, sần sùi và xám nâu. Cao 3m. Vỏ cây dễ bị bong tróc như loài tràm khác. Lá nhỏ, xanh đậm, cằn cỗi do phát triển ở miền núi.

Tràm gió có lá chứa nhiều tinh dầu. Thân gỗ nhỏ có chiều cao đến 6m, vỏ xốp và hay bong tróc thành nhiều mảng. Lá rất giống lá tre. Phiến lá thon dài 7 - 8cm, rộng 2cm, không có lông. Bông có màu trắng, trổ bông trên đọt cây. Tinh dầu có tên thương mại là “Folium Melaleucae và Cajeputol”. Tràm gió được trồng nhiều ở Thừa Thiên Huế.

Tràm trà tên khoa học là Melaleuca alternifolia. Nguồn gốc xuất xứ từ nước Úc. Cây bụi có chiều cao 2m. Lá mọc đơn so le, có màu xanh lục đậm.

Người Long An nổi tiếng trong lịch sử

Người Long An nổi tiếng trong lịch sử

Người Long An nổi tiếng trong lịch sử

Võ Duy Dương còn được gọi là Thiên Hộ Dương, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp năm 1862 - 1866.

Ông sinh vào năm 1827 ở An Nhơn, Bình Định. Năm 1857, Võ Duy Dương theo đường biển vào Nam Kỳ, đến đất Ba Giồng, ven Đồng Tháp Mười, để chiêu dân lập ấp theo sách lược của Nguyễn Tri Phương (chính sách khai phá đồn điền). Ông kết bạn với Nguyễn Hữu Huân (Thủ Khoa Huân). Hai ông tổ chức lực lượng đánh Pháp, sau khi thực dân Pháp chiếm Gia Định năm 1859, chiếm Mỹ Tho năm 1861. Vua phong chức cho ông là Chánh Quản Đạo. Việc không thành, ông vượt biển ra kinh đô Huế, bái yết vua Tự Đức, hiến kế tiếp tục đánh Pháp. Trở vô Nam, ông chiêu mộ quân hơn một nghìn người. Ông liên lạc với Trương Định (Gò Công), Trần Xuân Hòa (Thuộc Nhiêu), Đỗ Thúc Tĩnh (Mỹ Quý) đề cao khẩu hiệu “Cần Vương chống Pháp”.

Căn cứ là Đồng Tháp Mười có lung phèn, rừng tràm hiểm trở. Nghĩa quân chọn lối đánh du kích làm tiêu hao lực lượng địch ở Hà Tiên, Rạch Giá, Đồng Tháp. Hòa Ước Nhâm Tuất 1862 của triều đình Huế ký với Pháp, buộc các tổ chức nghĩa quân phải hạ khí giới. Thủ Khoa Huân, Trương Định lần lượt hi sinh. Tuy nhiên, Võ Duy Dương và nghĩa sĩ khác như Nguyễn Tấn Kiều (Đốc Binh Kiều), Nguyễn Văn Cẩn (Lãnh Binh Cẩn) không hề nản chí, tiếp tục xây dựng lực lượng kháng chiến. Năm 1866, Pháp huy động lực lượng quân đội hùng mạnh tấn công với tàu chiến và đại bác rất mạnh, đánh chiếm sở chỉ huy của nghĩa quân. Võ Duy Dương phải rút lui khỏi Đồng Tháp Mười, phối hợp với với quân của Trương Quyền, và Acha Xoa (thủ lĩnh người Khmer), tiếp tục chiến đấu, từ tháng Tư cho đến tháng 10 năm 1866. Lực lượng suy yếu, ông lên kế hoạch dùng thuyền biển ra Bình Thuận chờ cầu viện của triều đình, hợp tác với nghĩa sĩ miền Trung. Khi thuyền đến cửa biển Cần Giờ, ông và các thuộc hạ đều bị cướp biển sát hại. Chi tiết cái chết này là nghi vấn lớn cho các nhà sử học. Thiên Hộ nguyên soái về Trời ở tuổi 39. Ngày 14 tháng 11 âm lịch hàng năm là ngày giỗ của ông.

Năm 2015, tôi đã kính cẩn viếng ông tại đền thờ ở Gò Tháp. Câu đối trong đền có ghi rằng:

Sử vàng sáng chói danh Thiên Hộ,

Bia miệng lưu truyền tiếng Đốc Binh.

Người Long An nổi tiếng trong lịch sử

Đốc Binh Kiều còn được gọi là Nguyễn Tấn Kiều (Lê Công Kiều). Ông là Phó Tướng của Thiên Hộ Dương. Ông là người miền Trung di cư vào Nam lập nghiệp tại Cai Lậy, Mỹ Tho. Đốc Binh Kiều rất giỏi võ, làm chỉ huy một đội dân quân ở đồn Chí Hòa. Năm 1861, Chí Hòa thất thủ, bị san bằng. Ông về Sầm Giang, Long Hưng lập căn cứ nghĩa quân chống Pháp. Sau này ông về giúp Võ Duy Dương, lập căn cứ ở Mỹ Quý, Ba Giồng. Ông được phong chức Đốc Binh, rồi trở thành Phó Tướng. Trong cuộc tấn công quy mô lớn của Pháp vào Gò Tháp vào tháng 4/1866, Đốc Binh Kiều trúng đạn, bị thương nặng rồi mất. Trong dân gian còn lưu truyền bài thơ ca ngợi ông như sau:

Vì nước quên mình bởi chữ trung,

Thương dân chi sá chốn sình bùn,

Mấy năm Đồng Tháp danh vang dội,

Cọp rống ngoài truông, cáo hãi hùng,

Hai thước im lìm nơi thạch động,

Đồng bào tưởng nhớ đứng thờ chung,

Nỗi lòng nghĩ đến nhiều năm trước,

Hương lửa đều không cảnh lạnh lùng.

Người con gái quê ở vùng sông Tiền, vẫn chờ ông về làm đám cưới, chỉ vì một lời hứa trên đường hành quân, là một giai thoại dân gian rất hay. Người ta đã lấy tên bà đặt tên cho một con rạch ở Hòa An, đó là rạch Bà Bướm. Giỗ của Đốc Binh Kiều và Võ Duy Dương cùng ngày 14 tháng 11 âm lịch hàng năm.

Người Long An nổi tiếng trong lịch sử

Nguyễn Trung Trực còn được gọi là Nguyễn Văn Lịch, sinh năm 1838, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay là xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức). Quê gốc tổ tiên ở Phù Cát, Bình Định. Gia đình vào Nam sinh sống bằng nghề chài lưới, ở hạ lưu sông Vàm Cỏ Đông. Ông nổi tiếng là thanh niên giỏi võ. Tại quê nhà, ông tuyên thệ xuất quân đánh Tây ngày 10/3/1860, đầu quân tại thành Kỳ Hòa, dưới trướng của Trương Định. Khi thành Kỳ Hòa thất thủ, ông về Tân An. Ông đã chỉ huy du kích đốt tàu giặc L’Espérance tại vàm sông Nhật Tảo, ngày 10/12/1861 (nay là xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ). Nhân sĩ Huỳnh Mẫn Đạt đã khen ngợi chiến công ấy như sau:

Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa,

Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.

Sau khi Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Công Định hi sinh, Nguyễn Trung Trực đem quân về miền Tây lập căn cứ kháng Pháp. Lập mật khu Sân Chim ở sông Cái Lớn (An Biên, Kiên Giang), ông không tuân theo lệnh triều đình nữa. Tiếp theo đó là mật khu Hòn Chông (xã Bình An, Kiên Lương) ra đời, làm nên một căn cứ kháng Pháp nổi tiếng lịch sử. Rạng sáng 16/6/1868, Nguyễn Trung Trực bất ngờ dẫn quân từ Tà Niên đánh úp đồn Kiên Giang do Trung úy Sauterne chỉ huy. Nghĩa quân chiếm đồn, thu nhiều súng đạn của Pháp. Lần đầu tiên, đầu não quân sự của một tỉnh bị tấn công, Pháp gọi đó là sự kiện bi thảm “un événement tragique”. Ngày 21/6, Pháp phản công quyết liệt, nghĩa quân rút về Hòn Chông, rồi ra đảo Phú Quốc, lập chiến khu Cửa Cạn.

Pháp tàn sát 700 người dân Rạch Giá để trả thù. Độc ác hơn, chúng bắt mẹ ông Nguyễn. Đồng bào và trẻ con, mỗi ngày chúng đem bắn mấy người. Bắn cho đến khi nào Nguyễn Trung Trực ra hàng mới thôi. Trong lúc này, vợ ông bị bệnh hậu sản qua đời. Con thơ chưa đầy tháng tuổi cũng chết. Trong phút cuối cùng nơi rừng sâu, tay ôm xác con, ông quyết định chọn lấy sự hi sinh nộp mình cho giặc vào ngày 19 tháng 9 năm 1868, cứu lấy nghĩa quân và nhân dân. Huỳnh Công Tấn cố hết sức khuyên ông theo Pháp để hưởng vinh hoa phú quý. Ông gác ngoài tai và khẳng khái nói: "Tôi muốn làm một chức thôi, chức gì mà có quyền chặt đầu tất cả bọn Tây xâm lược. Pháp tử hình ông tại Rạch Giá ở tuổi 30. Rất trẻ! Câu nói khẳng khái trước khi chết “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây” đã lưu danh sử sách.

Bài thơ ông ngâm trước pháp trường biểu thị một khí phách anh hùng để người sau phải nhớ:

“Thư kiếm tùng nhung tự thiếu niên,

Yêu gian đàm khí hữu long tuyền,

Anh hùng nhược ngộ vô dung địa.

Bảo hận thâm cừu bất đái thiên.”

“Theo việc binh nhung thuở trẻ trai,

Phong trần hăng hái tuốt gươm mài.

Anh hùng gặp phải hồi không đất,

Thù hận chang chang chẳng đội trời”

(nhà thơ Đông Hồ dịch)

Người Long An nổi tiếng trong lịch sử

Nguyễn Huỳnh Đức (1748 - 1819) có lăng mộ ở Long An, được con cháu gìn giữ khá tốt. Ngôi điện lợp ngói lưu ly xanh được gia tộc xây dựng lại vào năm 2000, theo bản vẽ của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ Sài Gòn thời trước.

Nguyễn Huỳnh Đức là danh tướng và là khai quốc công thần của nhà Nguyễn. Ông đã từng giữ chức Tổng trấn của Bắc Thành và Gia Định Thành. Ông họ Huỳnh, vua cho đổi họ Nguyễn vì có nhiều công lao với đất nước. Tên cũ là Huỳnh Tường Đức. Quê quán ở phường Khánh Hậu, thành phố Tân An. Năm 1781, ông gia nhập vào đội quân Đông Sơn, được phong chức “Tiền quân”.

Từ đó về sau, cuộc đời ông gắn chặt với chúa Nguyễn. Có lần, Nguyễn Phúc Ánh bị Tây Sơn truy đuổi đến Định Tường, chỉ mỗi một mình ông dám trở lại cứu chúa. Trong đêm đó, vì quá mỏi mệt, Nguyễn Phúc Ánh đã gối đầu lên đùi ông ngủ mê man. Cảm động, Nguyễn Phúc Ánh cho ông đổi thành họ Nguyễn, xem ông như người trong hoàng tộc. Năm 1783, ông bị quân Tây Sơn bắt. Nguyễn Huệ thấy ông khỏe mạnh, can trường, nên thu dùng. Ông chịu theo Tây Sơn nhưng có lời giao kết là ông chỉ đánh quân Trịnh, không đánh nhau với quân của chúa Nguyễn.

Năm 1786, Nguyễn Huỳnh Đức theo Nguyễn Huệ đánh nhau với quân Trịnh, lập nhiều chiến công. Nguyễn Huỳnh Đức lựa dịp trốn sang Lào, rồi Thái Lan. Chúa Nguyễn đã về Gia Định, ông từ chối lời mời của vua Xiêm La, cương quyết về với chúa Nguyễn. Năm 1799, ông lập công, đánh lấy thành Phan Rí, Thị Nại. Sau khi hạ được thành Quy Nhơn, ông vào Nam cai quản xứ Định Tường. Rồi trấn giữ Quy Nhơn, khi vua ra Phú Xuân.

Năm 1816, ông làm Tổng trấn Gia Định cùng với Hiệp Tổng trấn Trịnh Hoài Đức. Ông mất năm 1819, thọ 71 tuổi. Ông được truy tặng Kiến Xương Quận Công năm 1831 (đời Minh Mạng thứ 12). Lăng Nguyễn Huỳnh Đức có bức họa truyền thần được vẽ từ năm 1802. Người ta còn lưu giữ bộ ván gỗ 3,4 m x 1,8 m x 0,14 m. Đây là vật dụng của ông khi sinh thời, nghe nói rất linh thiêng, không ai dám ngồi trên đó. Trong đền, chúng tôi thấy có 3 “lỗ bộ” (đồ binh khí), lọng và 4 cặp liễn. Tất cả do vua Gia Long ngự ban. Khi công tác ở xã Tân Hương (1977), tôi thường sang xã Khánh Hậu viếng lăng của “hổ tướng đất Nam bộ”. Cỗ vật quý giá là chiếc võng - kiệu khi ông còn làm Tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành. Chiếc ghế gỗ chạm hoa văn tinh xảo do vua Thái Lan tặng cũng là di vật vô giá. Lăng mộ ông là di tích cấp quốc gia (1993). (Còn nữa)

GS Bùi Chí Bửu

Tin khác

Ký ức không phai một thời học sinh miền Nam trên đất Bắc

Ký ức không phai một thời học sinh miền Nam trên đất Bắc

‘Ký ức không phai’ là cuốn sách ghi lại kỷ niệm gắn bó với Trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Hiệp định Genève.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 21h trước
Tâm sự nghề nghiệp của một nhà giáo trường huyện

Tâm sự nghề nghiệp của một nhà giáo trường huyện

Tâm sự nghề nghiệp của những người đã và đang đứng trên bục giảng với nhiều kỷ niệm khó quên, càng trở nên ấm áp nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 19/11/2024
Cô giáo Nùng khơi chuyện văn chương cùng học trò

Cô giáo Nùng khơi chuyện văn chương cùng học trò

Cô giáo người Nùng Lý Thị Thủy đang dạy văn ở Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Phú Yên, vừa ra mắt cuốn sách lý luận phê bình có tên gọi ‘Khơi chuyện’.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 19/11/2024
Tủ sách Văn Hóa Việt ra mắt độc giả Trung Quốc

Tủ sách Văn Hóa Việt ra mắt độc giả Trung Quốc

Tủ sách Văn Hóa Việt của Chibooks chính thức ra mắt độc giả đất nước tỷ dân tại Tuần lễ văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 tại thành phố Nam Ninh.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 18/11/2024
Ai chém đầu nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến?

Ai chém đầu nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến?

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật mới cho ra mắt cuốn sách 'Nguyễn An Ninh – Không ăn mày tự do' (2024) của tác giả Trần Viết Nghĩa. Sách mới mà quá nhiều lỗi sai hết sức sơ đẳng.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 18/11/2024
Sứ mệnh người thầy gửi gắm từng trang sách nhỏ

Sứ mệnh người thầy gửi gắm từng trang sách nhỏ

Sứ mệnh người thầy luôn gắn liền với sách, được các diễn giả đề cao tại talk show diễn ra ở Đường sách TP.HCM nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 17/11/2024
Họa sĩ Xu Man trở thành ‘Con thiêng của rừng’

Họa sĩ Xu Man trở thành ‘Con thiêng của rừng’

Họa sĩ Xu Man được nhà văn Trung Trung Đỉnh lấy làm cảm hứng sáng tác truyện dài ‘Con thiêng của rừng’ dày 124 trang, do Nhà xuất bản Trẻ vừa ấn hành.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 13/11/2024
Nhà thơ Mai Thìn lắng nghe ‘tiếng của thiên lương’

Nhà thơ Mai Thìn lắng nghe ‘tiếng của thiên lương’

Nhà thơ Mai Thìn gây ấn tượng cho người đọc, bởi một lối viết coi ý tứ là trọng, coi tổng thể nặng hơn chi tiết và rất nặng lòng trước thế thái nhân tình.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 11/11/2024
Hoa hậu H’Hen Niê đưa thư viện thân thiện về nông thôn

Hoa hậu H’Hen Niê đưa thư viện thân thiện về nông thôn

Từ khi đăng quang đến nay, Hoa hậu H’Hen Niê đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng, trong đó có chương trình đưa ‘Thư viện thân thiện’ về nông thôn.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 07/11/2024
Người quê lúa lặng lẽ viết lại những trang đời

Người quê lúa lặng lẽ viết lại những trang đời

Người quê lúa Đặng Đình Liêm sau chuỗi ngày tham gia quân đội và công tác xa nhà, đã trở về Thái Bình thanh thản viết lại những câu chuyện đời mình.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 05/11/2024
Thức dậy một dòng sông để thương nhớ làng quê

Thức dậy một dòng sông để thương nhớ làng quê

‘Thức dậy một dòng sông’ của tác giả Trần Nam Phong hình thành một bút pháp với những câu thơ ngân như ngọn gió không lời vừa quen vừa lạ.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 01/11/2024
Nghe tin bão lụt quê mệ Quảng Bình

Nghe tin bão lụt quê mệ Quảng Bình

Tôi nhớ tới thuật ngữ “nước khách” của vùng rốn lũ Lệ Thủy và chỉ mong nước như một vị khách quý đến rồi lại đi nhẹ nhàng, đừng để lại những đau thương, tổn thất gì cho quê hương.

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt  - 28/10/2024